Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: Báo cáo kiểm định mới chưa đủ tin cậy

11/07/2019 13:35
Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: Báo cáo kiểm định mới chưa đủ tin cậy

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày những người yêu di sản khắp nơi trong và ngoài nước cùng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhà thờ Chính tòa Bùi Chu 134 năm tuổi trước nguy cơ bị phá dỡ hoàn toàn.

Trong suốt hai tháng qua, ngoài các giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc hết sức to lớn của công trình liên tục được giới nghiên cứu khẳng định; một vấn đề quan trọng hàng đầu được quan tâm để làm cơ sở khoa học cho các phương án trùng tu hay hạ giải công trình chính là việc khảo sát kiểm định đầy đủ các bước và toàn diện để đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình (nếu có).

Về nguyên tắc, do nhà thờ Chính tòa Bùi Chu là công trình cấp II theo quy định phân cấp hiện hành, lại là nơi tập trung đông người cùng lúc, nên bắt buộc phải có một báo cáo khảo sát kiểm định như trên, do một đơn vị tư vấn có chức năng và năng lực thực hiện, trước khi Tòa Giám mục Bùi Chu (Chủ đầu tư công trình) kết luận công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, không còn có thể sử dụng được.

Dựa vào báo cáo khảo sát kiểm định đó, chủ đầu tư mới tổ chức thiết kế các bước, tổ chức thẩm tra, rồi trình cơ quan chuyên môn xây dựng thẩm định (trong trường hợp này là Sở Xây dựng tỉnh Nam Định) và xin giấy phép xây dựng công trình.

Nhà thờ Bùi Chu nằm giữa khoảng sân thoáng rộng. Kiến trúc cổ kính, sơn màu thổ hoàng, lợp ngói tuyệt đẹp, dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m với đôi tháp chuông hai bên cao 35 m. Ảnh: Nguyễn Đông

Theo thời điểm công trình được cấp phép xây dựng lần đầu tiên (tháng 12.2016), công tác khảo sát kiểm định này phải được thực hiện trước hoặc trong năm 2016. Tuy vậy cho đến nay chủ đầu tư vẫn chưa công bố hồ sơ báo cáo này, và có lẽ, qua các thông tin chính thức gần đây, đã có thể xác tín rằng chủ đầu tư chưa từng thực hiện công tác khảo sát kiểm định này.

Thông tin chính thức đầu tiên là thư của Tòa Giám mục Bùi Chu trả lời Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày 14.5.2019, trong đó có 02 số liệu lần đầu tiên được công bố: Ngọn tháp bị nghiêng 15 độ, và nền bị lún 70 cm. Sự bất hợp lý của hai số liệu này đã được nhiều chuyên gia chỉ ra, chúng tôi xin không nhắc lại.

Thông tin chính thức thứ hai được công bố trong bài phỏng vấn ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, trả lời VnExpress về tranh luận việc bảo tồn hay xây mới nhà thờ Chánh toà Bùi Chu. Trong đó, ông Michael Croft có phát biểu sau chuyến khảo sát ngày 10.5: “Chỉ quan sát bằng mắt thường cũng thấy rõ sự xuống cấp nghiêm trọng của công trình này: Nền móng nhà thờ bị sụt lún khoảng 60-70cm”. Nhiều báo và trang mạng đã dẫn lại bài viết này. Tuy nhiên sau đó, câu phát biểu trên đã diễn đạt lại thành: "Không cần phải là người có chuyên môn về kiến trúc, chỉ quan sát bằng mắt thường cũng thấy rõ sự xuống cấp nghiêm trọng của công trình này...".

                
   

Bài viết trên Thanh Niên online ngày 25.5.2019

   

(Ảnh chụp màn hình ngày 7.10.2019)

   

Dù vậy, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên (Bài "Bùi Chu là câu chuyện di sản và phát triển" ngày 25.5.2019) ông Michael Croft lại nói: "Tôi nghĩ chưa cần có chuyên môn trong kiến trúc cũng có thể thấy những sụt lún, con số nhà thờ đưa ra là 60 - 70 cm”.

Với sự bất nhất trong thông tin chính thức thứ hai này, và qua lời phát biểu của ông Michael Croft “quan sát bằng mắt thường”, có thể nhận thấy số liệu độ lún 60 - 70 cm của nhà thờ Bùi Chu chưa đáng tin cậy.

Thông tin chính thức thứ ba được công bố mới đây trong bài “Trùng tu cục bộ hay toàn bộ nhà thờ Bùi Chu?” đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 24.6.2019, và nhất là bài phỏng vấn TS-KTS. Hoàng Đạo Cương, Viện trưởng viện Bảo tồn di tích, đăng trên VnExpress.

Trong phát biểu của mình, TS-KTS. Hoàng Đạo Cương cho biết các thông tin như sau:

  •  
  • Viện đã mời các chuyên gia bảo tồn nhiều kinh nghiệm, cán bộ lâu năm và đơn vị có chức năng liên quan cùng tham gia khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng hiện trạng kỹ thuật nhà thờ.
  •  
  • Thời gian đo đạc là 2 ngày, phân tích số liệu 7 ngày.
  •  
  • Về tình trạng kỹ thuật, theo ông Cương, sân phía ngoài do bị bồi đắp nên cao hơn cốt nền nhà thờ 70 cm, làm kiến trúc mặt ngoài nhà thờ bị biến đổi.
  •  
  • Tháp chuông bị nghiêng khoảng 2 độ và có nguy cơ sụp đổ. Hệ tường bao quanh đóng vai trò chịu lực xuất hiện hàng chục vết nứt và có hiện tượng nghiêng, vặn. Nguyên nhân do nền móng không ổn định và liên kết bằng vữa vôi bị thoái hoá.
  •  
  • Theo đơn vị đánh giá kiểm định thì nhà thờ đã xuống cấp ở mức báo động, là công trình có nhiều thành phần ở tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ (loại C trong bốn mức đánh giá công trình xuống cấp A, B, C, D).

Như vậy, lần đầu tiên (?), có một đơn vị có chức năng liên quan cùng tham gia khảo sát; độ lún của công trình lúc này lại được diễn giải theo lý do nền sân phía ngoài bị bồi đắp nên cao hơn cốt nền nhà thờ 70 cm; độ nghiêng của tháp chuông được xác định lại là 2 độ chứ không còn nghiêng 15 độ như lời của Giám mục Bùi Chu; và theo đơn vị đánh giá kiểm định này thì mức độ nguy hiểm của nhà thờ xếp loại C, đã xuống cấp ở mức báo động, là công trình có nhiều thành phần ở tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ.

Từ các thông tin trên, chúng tôi có thể đưa ra các ý kiến như sau:

  •  
  • Công trình không bị lún 70 cm như lời Toà Giám mục Bùi Chu, mà “độ lún” ở đây lại được diễn giải một cách rất khiên cưỡng là do nền chung quanh tôn cao, nên công trình xem như “lún xuống” 70 cm.
  •  
  • Đơn vị đánh giá kiểm định xếp loại công trình nhà thờ Bùi Chu có mức độ nguy hiểm cấp C, nên theo TCVN 9381:2012 chỉ có thể kết luận: “Khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ”. Hoàn toàn không thể đồng tình với ý kiến của TS-KTS. Hoàng Đạo Cương cho rằng: “Nhà thờ đã xuống cấp ở mức báo động, là công trình có nhiều thành phần ở tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ”. Hai kết luận này rất khác xa nhau.
  •  
  • Với thời gian đo đạc chỉ là 2 ngày, có thể nhận thấy không thể đủ thời gian đo được độ lún, độ nghiêng, hay tốc độ lún, tốc độ nghiêng của công trình theo các tiêu chuẩn TCVN 9360:2012; TCVN 9398:2012; TCVN 9399:2012; TCVN 9400:2012. Để có được các số liệu này, cần thời gian hàng mấy tháng mới có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất, "đơn vị chức năng đánh giá kiểm định” như lời giới thiệu của TS-KTS. Hoàng Đạo Cương trong bài phỏng vấn, theo tìm hiểu của chúng tôi, là Công ty cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội, chỉ được phép thực hiện công tác khảo sát kiểm định cho công trình từ cấp III trở xuống (theo thông tin công bố năng lực hoạt động tổ chức trên website Bộ Xây dựng tại thời điểm 14:00 ngày 01.7.2019 http://hdxd.xaydung.gov.vn/cqlhdxd/xem-thong-tin-nha-thau/nha-thau-3217.html?fbclid=IwAR1glrj_-I9TwvWijd8cVwqRPPYSIEHzWS9tdFhVF1ymNbU-bmLHa1w2uJ0 ), trong khi nhà thờ chính toà Bùi Chu là công trình cấp II. Như vậy, toàn bộ báo cáo khảo sát kiểm định của đơn vị tư vấn này có dấu hiệu không hợp lệ, vi phạm Điều 66a - Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16.7.2018 của Chính phủ.

Từ đó chúng tôi cho rằng: các số liệu khảo sát kiểm định mà Viện Bảo tồn di tích trình Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch chưa thực hiện đúng quy định pháp luật nên không có giá trị pháp lý, và do vậy, các phương án đề xuất của Viện cũng không có đủ cơ sở để xem xét đánh giá.

Như vậy, qua ba lần các thông tin chính thức được công bố trên các phương tiện truyền thông, có thể thấy rằng từ chủ đầu tư cho đến các cơ quan chức năng như UNESCO hay Viện Bảo tồn di tích đều chưa có được (hoặc không muốn có?) một báo cáo kiểm định nghiêm túc, khoa học, kỹ lưỡng đối với nhà thờ Chính toà Bùi Chu.

Những số liệu được đưa ra cho đến lúc này từ chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đều hoàn toàn cảm quan, thiếu cơ sở, và chỉ để cố gắng hướng dư luận đến sự đồng tình tháo dỡ, xoá sổ hoàn toàn Nhà thờ Bùi Chu - một di tích kiến trúc tôn giáo và văn hoá quan trọng bậc nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Đối với chúng tôi, bằng chuyên môn của mình trong điều kiện hết sức hạn chế cả về thời gian và sự hỗ trợ ủng hộ ít ỏi từ phía Toà Giám mục Bùi Chu, cho đến lúc này có thể đưa ra các số liệu và nhận định như sau:

1. Về độ lún công trình: Hoàn toàn không có cơ sở để xác định được độ lún công trình tại thời điểm này, vì một lý do rất đơn giản: Không thể nào tìm lại được cao độ nền của nhà thờ Bùi Chu tại thời điểm xây dựng hoàn thành (năm 1885), nên không thể biết được công trình đã lún bao nhiêu so với cao độ hoàn thiện ban đầu.

2. Về tốc độ lún và lún lệch của công trình: Cho đến thời điểm hiện tại, qua các kết quả khảo sát 3D và theo dõi quy luật vết nứt biến dạng của các cấu kiện, bộ phận công trình, có thể nhận thấy công trình không còn lún (tốc độ lún bằng 0), độ lún lệch của công trình rất không đáng kể (điều này có thể nhìn thấy rõ ràng qua độ thẳng của sống mái, mặt bằng mái, và trên tường chung quanh công trình không có vết nứt xiên nguy hiểm nào từ các góc cửa, góc giao nhau giữa cột - dầm).

Hình mặt đứng bên, kết quả phân tích mô hình 3D của nhóm SHV.

(Độ nghiêng: lệch 1.20 tháp bên phải và 10 tháp bên trái)

3. Về độ nghiêng: Tương tự như độ lún, hoàn toàn không có cơ sở để xác định được độ nghiêng công trình tại thời điểm này, do không thể nào tìm lại được kết quả quan trắc nghiêng của nhà thờ Bùi Chu tại thời điểm xây dựng hoàn thành (năm 1885), nên không thể biết được công trình đã nghiêng bao nhiêu so với ban đầu.

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát 3D, có thể nhận thấy các tháp chuông có lệch so với phương thẳng đứng từ 0.32 đến 1.4 độ (tuỳ vị trí). Điều đặc biệt là phương lệch của các tháp chuông không cùng một phía, mà nghiêng đều về phía nhau ở cả hai bên và trước sau.

Như vậy có thể nhận định các tháp chuông không bị nghiêng vặn như đánh giá của Viện Bảo tồn di tích. Trên các tường tháp chuông cũng không có sự xuất hiện các vết nứt xiên nguy hiểm tại các vị trí cột - dầm giao nhau.

Theo nhận định của chúng tôi, độ nghiêng đều này so với phương thẳng đứng có thể do sai số công nghệ xây dựng những năm trước 1885 không có các thiết bị đo đạc hiện đại, và với chiều cao tháp chuông tương đương một toà nhà hơn 8 tầng hiện nay, hệ giàn giáo tre nứa và biện pháp định vị bằng quả dọi thời kỳ đó không thể đảm bảo độ thẳng đứng tuyệt đối của tháp chuông được.

Hình mặt đứng hướng Nam, kết quả phân tích mô hình 3D của nhóm SHV.

(Độ nghiêng: lệch góc khối tháp chuông và tường sau)

4. Tốc độ nghiêng: Có thể khẳng định công trình không còn nghiêng (tốc độ nghiêng bằng 0) qua quy luật các vết nứt của công trình như đã phân tích trên.

5. Bậc nguy hiểm của công trình: Công trình có bậc nguy hiểm từ B - C. Trong đó bộ phận nguy hiểm không phải là nền móng hay kết cấu chịu lực, mà có thể là bộ phận bao che hoàn thiện, cụ thể hơn ở đây là các cấu kiện trần, một số cấu kiện tường…

Các cấu kiện, bộ phận này hoàn toàn có thể sửa chữa gia cố được với kinh phí thấp hơn rất nhiều lần so với xây mới. Đối với cao độ nền nhà thờ hiện thấp hơn sân chung quanh do cao độ sân đường bị bồi đắp theo thời gian, có thể xây dựng hệ thống thu và thoát nước quanh chu vi công trình, đảm bảo công trình tuyệt đối không bị úng ngập.

Hình mặt đứng hướng Bắc, kết quả phân tích mô hình 3D của nhóm SHV.

(Phần sân phẳng, gân đỉnh mái phẳng, cấu trúc chịu lực ổn định)

Điều cuối cùng chúng tôi muốn minh định, những gì chúng tôi lên tiếng và mong được Toà Giám mục Bùi Chu lắng nghe đón nhận, không gì hơn ngoài tình yêu của chúng tôi với ngôi Thánh đường của chính Giáo phận Bùi Chu, mà ngay từ lúc này, đã là một di sản vô giá không ai và không cách gì có thể có lại được, phục dựng lại được nếu mất đi.

Nhóm tác giả kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, bảo tồn di sản (Thuộc Save Heritage VietNam - Bảo vệ Di sản Việt Nam, viết tắt SHV) - Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

8 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện ngồi viết thư tay cho khách. Chiều 3 giờ 30 phút ông đạp xe về.

Vườn rau thuốc Nam nội trồng

Trong ánh nắng chan hòa, tôi thực sự ngỡ ngàng trước cái “cựa mình” trỗi dậy của cỏ cây hoa lá sau những ngày đông lê thê rét mướt.

Nhà Triệu từng 'hùng cứ một phương' trong Bình Ngô đại cáo rồi bị 'trục xuất'

Khi nhìn thấy đền thờ Triệu Đà, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhớ đến việc sửa câu văn trong Bình Ngô đại cáo: “Tự Triệu Đinh Lý Trần tạo ngã quốc”, ông bèn nói có ý chê một vài tác giả của sử học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau – bắt buộc hay tự nguyện đã tự ý bỏ đi chữ Triệu, làm sai lạc quy tắc văn bản học.

Di tích lò gốm 300 năm ở Sài Gòn bị san phẳng như thế nào?

Di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc phường 16 (quận 8, TP.HCM), không nằm trong phạm vi khu vực trung tâm nhưng nằm trong khung niên đại hình thành đô thị Sài Gòn. Đây là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành TP.HCM được khai quật.

Một từ phòng the trần trụi trở thành cao quý lãng mạn trong tiếng Việt

Không chỉ chúng ta mà ngay cả bậc thầy ngôn ngữ là thi hào Nguyễn Du cũng quên luôn chuyện này khi viết câu thơ tả Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám sinh đi dạm hỏi: “Mặn nồng một vẻ một ưa/Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”.

Viện Bảo tồn di tích đề xuất hai phương án tu sửa nhà thờ Bùi Chu

Trùng tu cục bộ hoặc hạ giải toàn bộ nhà thờ là hai phương án được Viện Bảo tồn di tích đề xuất sau khi khảo sát hiện trạng di tích.

Sách giả sẽ giết chết ngành xuất bản Việt Nam

Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News - Trí Việt cho rằng, sản xuất, tiêu thụ sách giả sẽ giết chết ngành xuất bản Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về 2 bức phù điêu quý bị ‘kẹt' ở Hà Nội

Liên quan đến hai bức phù điêu quý do thầy trò Trường Mỹ thuật Đông Dương bị “nhốt” nhiều thập niên ở tuyến phố cấm, hai đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ý kiến về vấn đề này.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 21/04/2024 11:00
Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Hóa ra "phong thủy" đẹp nhất của một người chính là 1 thứ này

Suy ngẫm - Trung Hạ - 21/04/2024 10:00
Hoa nở, bướm sẽ bay tới; nếu bạn ưu tú thì cuộc đời sẽ không bạc bãi.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Từ sách - Phim - Thu An - 21/04/2024 09:00
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Lời tiên tri Celestine - tấm bản đồ cho hành trình tỉnh thức

Từ sách - Phim - Mi Mi - 21/04/2024 08:00
“Lời Tiên Tri Celestine: Hành Trình Thức Tỉnh Tâm Linh Nhân Loại” có thể xem vừa là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu ly kỳ, vừa là cuốn sách tâm linh hấp dẫn khai phá về khía cạnh “ẩn” của cuộc sống, của con người.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024