Theo một nghiên cứu tâm lý gần đây bởi David Barlow, Steven Hayes và những người khác, một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý là thói quen lảng tránh cảm xúc. Điều này có vẻ khá ngạc nhiên, bởi vì cố gắng lảng tránh cảm xúc tiêu cực dường như lại là điều có lý. Dẫu sao, cảm xúc tiêu cực thường không cho ta cảm giác tốt tẹo nào và nó thường gắn liền tâm trí chúng ta với những sự kiện tiêu cực mà chúng ta muốn tránh đi hoặc quên luôn. Hơn nữa, chúng ta quá quen với sự giải thoát nhất thời mà việc lảng tránh cung cấp.
Nếu suy nghĩ phải nói ra làm tôi buồn, thì tôi có thể khiến bản thân mình cảm thấy tốt hơn bằng quyết định không nói. Thật vậy, lảng tránh là một giải pháp hữu hiệu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài thì nó có thể trở thành một vấn đề lớn hơn bất kỳ thứ gì bị lảng tránh lúc ban đầu. Và cuộc sống thì, nếu chúng ta may mắn, đó là một mệnh đề dài.
Việc tránh né cảm xúc tiêu cực cung cấp bạn lợi ích trong khoảng thời gian ngắn với cái giá là nỗi đau lâu dài. Khi bạn lảng tránh sự khó chịu ngắn hạn của cảm xúc tiêu cực, bạn giống như một người dưới cơn áp lực quyết định uống rượu . Nó “hiệu quả” và sang ngày hôm sau, khi cảm giác tồi tệ kéo tới, anh/cô ấy lại uống nữa. Mọi thứ vẫn ổn, trong thời gian ngắn. Nhưng mà về lâu về dài, người đó sẽ gặp phải một vấn đề lớn hơn (nghiện rượu, chất kích thích…), bên cạnh những vấn đề mà anh ấy lảng tránh bằng việc uống rượu.
Có một vài lý do vì sao lảng tránh cảm xúc lại là độc hại
Thứ nhất, những mục tiêu quan trọng và những gì bạn theo đuổi trong cuộc sống có thể liên quan tới những giai đoạn và tình huống thử thách, và việc không tình nguyện “trả phí” cho chuyến đi có thể thu hẹp cuộc sống của bạn một cách không cần thiết. Qua thời gian, lảng tránh biến thành một cái nhà tù, bởi vì sau một khoảng thời gian bạn bắt đầu cảm thấy sự cần thiết để lảng tránh nhiều tình huống, con người, trải nghiệm, và nơi chốn có thể đưa cảm xúc tiêu cực đến tâm trí bạn, khuấy đảo nó, nhắc bạn nhớ về nó. Và bạn càng lảng tránh nó nhiều, thì bạn càng cảm thấy yếu đuối hơn; kỹ năng đáp ứng của bạn càng ít đi, thì bạn càng trải nghiệm cuộc sống ít hơn.
Thứ hai, những cố gắng lảng tránh cảm xúc tiêu cực thường vô ích. Tự nhủ bản thân rằng một số cảm xúc không thể chịu được hoặc nguy hiểm nhốt bạn trong sự cảnh giác với những thứ bạn cố găng lảng tránh. Bạn trở nên cực kỳ thận trọng với những khả năng mà cảm giác này có thể nổi dậy. Bản thân của việc sợ hãi về trải nghiệm tiêu cực có thể xảy ra, và tự nó trở thành một trải nghiệm tiêu cực.
Thứ ba, lảng tránh cảm xúc thường liên quan tới chối bỏ sự thật – không phải là một nền tảng tốt cho cuộc sống lành mạnh. Nó giống như có ai đó nhìn ra ngoài cửa số, thấy tuyết đang rơi và tự nói với bản thân “Tuyết không thể rơi được.” Đương nhiên nó có thể và quả thật nó đang rơi. Chắc chắn rằng bạn có thể không thích tuyết. Nhưng chối bỏ sự thật rằng nó đang rơi dường như chẳng giải quyết được vấn đề nào gây ra bởi nó.
Thứ tư, lảng tránh kéo dài thời gian chờ đợi và nỗi lo âu khi phải chờ đợi thường độc hại hơn tình huống lường trước. Điều này chủ yếu là do khi bạn lường trước, trí tưởng tượng của bạn không bị trói buộc bởi những yêu cầu tình huống thực tại. Bạn có thể đi bất cứ đâu trong đầu bạn mặc cho có vài thứ chưa xảy ra, và rồi bạn thường tưởng tượng ra những tình huống hỗn loạn, tiêu cực nhất. Ngược lại, khi đang ở trong tình huống mà bạn sợ hãi, tâm trí bạn bị buộc với những thứ đang xảy ra xung quanh bạn. Và những thức đang thật sự xảy ra thường ít kinh khủng hơn. Thảm họa dẫu sao thì cũng hiếm khi xảy ra lắm. Thực tế tạo nên ít tình huống cùng cực hơn nhiêu so với trí tưởng tượng không biên giới.
Bây giờ, trước khi chúng ta thảo luận về cách xử lý cảm xúc tiêu cực lành mạnh hơn, thì chúng ta cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động thông thường của cảm xúc đã. Bạn có thể nghĩ cảm xúc của bạn như là một nguồn thông tin. Cảm xúc bạn nói cho bạn biết về những gì đang xảy ra với bạn và xung quanh bạn. Tuy nhiên, cảm xúc không phải là nguồn thông tin duy nhất mà bạn có được. Bạn đồng thời cũng có những suy nghĩ lý trí, những kiến thức lưu trữ từ trước và trải nghiệm, những giá trị và mục tiêu của bạn. Thông tin được cung cấp bởi cảm xúc cần được đánh giá và suy xét dưới ánh sáng của những nguồn này để bạn có thể quyết định mình sẽ cư xử ra sao trong tình huống.
Mặc cho cảm xúc của bạn, bạn luôn có những lựa chọn hành động khác nhau. Quyết định của bạn sẽ dựa trên kiến thức được tổng hợp từ nhiều nguồn. Ví dụ, có một con chó hoang tiến đến gần bạn và con bạn khi hai người đang đi ngắm cảnh thiên nhiên, bạn có thể cảm thấy sợ hãi, và mong muốn chạy trốn nhưng lại quyết định ở lại và đuổi con chó đi để bảo vệ con bạn. Trong trường hợp này, giá trị của bạn (“Mình có trách nhiệm phải bảo vệ con mình”) bức chế bạn phải “phản lệnh” sợ hãi của bạn.
Cảm xúc, khi được coi như là một phần của nhiều nguồn thông tin có sẵn, giống như bảng báo cáo thời tiết. Nó rất quan trọng để biết, quan tâm, và hiểu; nhưng nó không nhất thiết phải là yếu tố quyết định cho những kế hoạch trong cuộc đời bạn. Khi thời tiết xấu (không theo ý thích của bạn), nó không có nghĩa là bạn phải chối bỏ, tập trung tất cả sự chú ý vào nó, hoặc hủy bỏ mọi dự định của bạn bởi vì nó. Cái mà bạn cần làm là chấp nhận thời tiết như vậy và điều chỉnh kế hoạch của bạn theo nó.
Nếu như dự định của tôi hôm nay là đón con gái tôi ở trường lúc 4 giờ và đột nhiên tuyết rơi, và tôi không thích tuyết, tôi sẽ không phí sức giận dữ với trời hoặc bỏ con gái tôi lại trường. Thay vào đó, tôi sẽ đội mũ lên, rời nhà sớm hơn 15 phút và lái xe cẩn thận đến đón nó.
Là một con người, bạn sẽ có đủ loại cảm xúc, giống như ngoài kia có đủ loại thời tiết vậy. Những cảm xúc này, hơn bất kỳ thứ gì, là một phần của cuộc sống con người. Bằng việc chấp nhận đời sống cảm xúc của bạn, bạn đang hoàn toàn khẳng định nhân tính của mình. Bởi vì thế, chấp nhận cảm xúc là phương thức tốt hơn lảng tránh rất nhiều.
Chấp nhận cảm xúc ám chỉ sự tình nguyện và khả năng chấp nhận và trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, nhận thức nó và hấp thụ nó. Chấp nhận cung cấp vài lợi ích cho chúng ta.
Thứ nhất, bằng việc chấp nhận cảm xúc của mình, bạn đang chấp nhận sự thật về tình huống mình đang đối mặt (tuyết đang rơi). Sự chấp nhận này có nghĩa rằng bạn không cần phải tốn năng lượng để đẩy cảm xúc đó đi. Thay vào đó, khi cảm xúc được nhận thức rồi, bạn có thể thay đổi để có được những hành vi phù hợp với mục tiêu và giá trị của bạn.
Thứ hai, khi bạn chấp nhận cảm xúc, bạn đang cho bản thân mình cơ hội để biết về nó, trở nên quen thuộc với nó, làm chủ với các phương thức quản lý và áp dụng nó vào trong đời sống. Lảng tránh không dạy bạn điều đó, bởi vì bạn không thể học được điều gì nếu không làm nó.
Thứ ba, chấp nhận ngầm giống như nói, “Cái này cũng không tệ lắm.” Mà điều này là thật – cảm xúc tiêu cực có thể chẳng vui vẻ gì, nhưng nó không giết bạn; hãy trải nghiệm chúng như chính bản thân chúng vậy- chúng rất phiền nhưng không nguy hiểm – và làm điều này ít kéo dài lê thê hơn những sự cố gắng thất bại để tránh chúng.
Cuối cùng, khi bạn chấp nhận cảm xúc tiêu cực, nó sẽ mất đi năng lực phá hoại của mình. Điều này có vẻ bất ngờ và không hợp lý lắm đối với nhiều người, nhưng nếu bạn nghĩ kỹ về điều này, bạn sẽ nhận ra được logic của nó. Những người bơi lội bị nhấn chìm trong sóng lớn và cảm giác như mình bị tha ra ngoài biển thường hoàn loạn và bắt đầu bơi ngược dòng với tất cả sức lực họ có được.
Thường thì họ sẽ mệt mỏi, bị chuột rút và chìm đi. Để sống sốt, người bơi phải làm điều ngược lại, thả đi. Để dòng nước đưa anh ta ra ngoài biển. Trong vòng vài trăm yard (đơn vị đo lường ở Mỹ), dòng nước sẽ yếu dần đi và người ấy có thể bơi ngược lại vào bờ. Cái này cũng giống với sức mạnh của cảm xúc: chống lại nó chỉ vô dụng và có thể nguy hiễm nữa; nhưng nếu bạn chấp nhận cảm xúc, nó sẽ chạy phần nó và đồng thời để cho bạn chạy phần bạn.
-----
Mọi người có thể tham khảo thêm về chủ đề “Cảm xúc” trong cuốn sách mới nhất củ Osho do First News phát hành - chuyển hóa nỗi sợ hãi, giận dữ và ghen tuông thành năng lượng sáng tạo.