Chấm phá về Trần Vũ Mai và Đỗ Nam Cao

Nhà thơ Thanh Thảo24/09/2021 17:30
Chấm phá về Trần Vũ Mai và Đỗ Nam Cao

Mỗi nhà thơ khi đứng lên được, đều đứng lên trên chính mảnh đất của mình, đứng lên trên chính số phận mình".

Hai anh chàng này, sinh thời rất thân thiết với nhau. Trần Vũ Mai còn thân với cả vợ chồng Đỗ Nam Cao, và đã không dưới một lần, mượn xe đạp của vợ chồng Cao - Hồng để đi… bán - đặng trả tiền rượu.

Trần Vũ Mai, sau chiến tranh, là nhà thơ thể hiện rõ nhất cái mà người ta hay gọi là “hội chứng chiến tranh” hay “sang chấn chiến tranh’.

Đỗ Nam Cao thì ngược lại, chiến tranh ngấm vào anh từ từ, sau khi anh đã đi qua nó. Ngấm từ từ không có nghĩa là dễ chịu, nhưng ít những xung động bộc lộ khó kiếm soát. Cứ ngỡ, Đỗ Nam Cao hoàn toàn kiểm soát được mình khi làm thơ. Hóa ra không phải. Anh chỉ thăng hoa những gì anh không kiểm soát được, khi làm thơ mà thôi. Mà thăng hoa những gì mình khó kiểm soát để thành thơ, là cái thăng hoa tuyệt vời nhất, may mắn nhất cho một nhà thơ. Cao có một tập thơ nhan đề là Dính. Nhưng thực ra, thơ anh Trôi, trôi trước rồi mới dính sau.

Sự thăng hoa tạo cho thơ cái bất ngờ không cố ý. Và như thế là tự nhiên. Khi Đỗ Nam Cao viết về nhà thơ Hữu Loan “Người câm như hạt thóc” thì ta có thể đoán ý, dù Cao chưa nói rõ. Nhưng khi Đỗ Nam Cao viết hai câu lục bát, mà câu lục là “Cho chân vào cái cối đời” thì không ai đoán được câu bát anh sẽ viết gì “Niềm tin ra bã lại vời đến quê”, ta mới “vỡ òa” ra. Không ai nghĩ, cái cối đời lại “giã nát niềm tin” cả. Vậy mà có đấy. Đỗ Nam Cao cảm nhận điều đó rất rõ. Hay hai câu thơ này nữa:

Làm kinh sợ
Một cuộc đời nữa làm sao kham nổi

Hóa ra, nhà thơ sợ… sống thêm cuộc đời nữa, chứ không sợ chết. Những ý nghĩ như thế rất kỳ lạ, và hoàn toàn ngoài dự đoán.

Có những nhà thơ, những trường phái thơ luôn tạo ra những bất ngờ trong một bài thơ, nhưng đó là họ cố ý, có kỹ thuật can thiệp vào đó, như bây giờ nói là có “công nghệ” đổ vào. Đỗ Nam Cao vô ý khi “đánh rơi” sự bất ngờ, có rất nhiều trong thơ anh. Chẳng hạn:

“Mùa thu này khó nhận biết
Nắng gió khác đi
Các cô gái khác đi”

Nắng gió khác đi, chuyện thường. Nhưng các cô gái đi, chuyện lạ. Cũng bởi mùa thu cả.

Thơ Trần Vũ Mai, trong chiến tranh nghiêng hẳn về bi hùng ca, sau chiến tranh lại nghiêng hẳn về đau đớn ca. Như thế là hợp logic, không có gì khiến phải “đặt vấn đề” cả. May mà bây giờ không còn như ngày xưa, vua chúa hay nhà cầm quyền có thể tùy ý “phần thư khanh nho”, làm thơ cũng dễ mất mạng như không. Nhưng bây giờ lại có cái khó của bây giờ. Thơ rất cần những “áp lực nặng ký” để nhà thơ cảm nhận điều đó trong tận vô thức, và coi đó như một động lực để làm thơ. Những áp lực ấy, bây giờ nhà thơ phải tự mình tìm lấy cho mình. Nó có vô khối trong xã hội, trong cuộc sống, có xung quanh mình, vấn đề là mình có chịu tiếp nhận nó như áp lực hay không thôi.

Dù Trần Vũ Mai rất kỹ với từng con chữ khi làm thơ, còn Đỗ Nam Cao lại có vẻ thả mình “trôi” khi viết, nhưng thơ hai người này vẫn giống nhau ở điểm hồn nhiên. Một người hồn nhiên đau đớn, còn một người đau đớn hồn nhiên.

Vậy, một đằng thì:

“Lăn vào rơm rạ mà chơi
Còn mê hồn trận dạ thôi xin chừa”
( Đỗ Nam Cao)

Đằng kia thì:

“Anh đã hét trong phòng im cửa đóng

lúc thương người lại giận chính mình thôi” (Trần Vũ Mai)

Một đằng đau đớn rất mềm, một đằng đau đớn rất cứng, nhưng không ai gọi đó là hạnh phúc cả.

Có một điểm mà hai nhà thơ này giống nhau, là sinh thời, họ chưa từng nhận bất cứ một giải thưởng nào về thơ cả. Với Đỗ Nam Cao, chắc anh nghĩ, giải thưởng cũng là một thứ ‘mê hồn trận”, nên tốt nhất là “dạ thôi xin chừa”. Còn với Trần Vũ Mai, anh hoàn toàn không nghĩ tới.

Nếu Đỗ Nam Cao cứ cười cười, cứ lơ ngơ:

“ Đi dọc đường Nguyễn Du
Lẽo đẽo mùa thu theo cùng phố
Một người dắt con chó
Đi cùng”

Nhại theo thơ Tế Hanh là “Một bên con chó một bên thu”, bên nào cũng dễ thương cả.

Trần Vũ Mai trong tột cùng yêu thương, lại khác:

“Có chăng mới là giọng em hát đó

có chăng mới tiếng cười em nho nhỏ

vỡ tan dần trong thầm lắng lòng anh”

Trong khi Đỗ Nam Cao vẫn nhìn thấy cái mới ở sự ngơ ngác vẩn vơ của mùa thu, thì Trần Vũ Mai lại nghe được cái mới trong giọng hát em (nho nhỏ) và “tiếng cười em nho nhỏ”. Một người còn nghe được đời sống bên ngoài, một người chỉ còn nghe tiếng vọng nội tâm của mình.

Nhưng đó đều là thơ, thơ đích thực.

Trước thực trạng sau chiến tranh với nhiều thất vọng, Trần Vũ Mai quyết liệt nói không. Anh từng có câu thơ: “Ta thề không vào hạng ăn may”. Còn Đỗ Nam Cao, hiền hòa hơn, thì im lặng. Nhưng đó không hề là im lặng đồng lõa. Đỗ Nam Cao đã lặng lẽ chuyển hướng thơ mình, để “Bây giờ chỉ còn những tiếng nổ nhỏ” (Văn Cao). Và những vẻ đẹp bất ngờ đầy đau đớn.

Và đó là hai nhà thơ bạn cùng thế hệ chống Mỹ với tôi.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Xúc động 'bé cách ly, mẹ gọi zalo gặp con' qua tranh vẽ của họa sĩ Bạc Liêu

Những đứa trẻ đi cách ly hay nhân viên y tế, lực lượng công an... tuyến đầu ngày đêm hỗ trợ phòng chống dịch là những hình ảnh nhiều cảm xúc qua nét vẽ của một họa sĩ ở Bạc Liêu.

Kỳ 76: Søren Kierkegaard – triết học bên tách cà phê

Søren Kierkegaard là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ 19. Pha tách cà phê theo cách riêng của mình, ông miệt mài tìm kiếm ý nghĩa hiện tồn của con người để được sống trọn vẹn với chính mình.

Hai siêu phẩm hội họa được tìm thấy sau gần một thập kỷ bị đánh cắp

Cảnh sát Hy Lạp đã vừa tìm thấy lại hai siêu phẩm hội họa từng bị đánh cắp. Đó là hai tác phẩm được thực hiện bởi hai danh họa nổi tiếng trong thế kỷ 20 - Picasso và Mondrian.

Những cổng làng tuyệt đẹp còn lại ở nông thôn miền Bắc

Cổng làng là một bộ phận cấu thành ngôi làng người Việt xưa. Không chỉ là kiến trúc, nó là hồn cốt, là nơi thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc trên phá Tam Giang đoạt giải Nhất quốc tế

Khoảnh khắc người dân Huế đánh bắt cá trên phá Tam Giang vào mùa đông của tác giả Phạm Huy Trung đã vượt qua nhiều cái tên để giành giải Nhất hạng mục Con người của cuộc thi chụp ảnh trên cao.

Bộ ảnh cô bé có 'đôi mắt Pleiku' gây 'sốt' cộng đồng mạng

Mới đây, bộ ảnh về cô bé dân tộc Ba Na ở xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai đang nhận được hàng ngàn lượt yêu thích và chia sẻ trên mạng xã hội.

Báo nước ngoài thương tiếc 'người rừng' Việt Nam

Hồ Văn Lang - một ‘Tarzan đời thực’ sống trong rừng già Việt Nam 40 năm đã qua đời vì bệnh ung thư gan ở tuổi 52 sau 8 năm anh trở về ‘thế giới văn minh’.

Cảm giác bơ vơ trong thơ Tế Hanh

Cảm giác ấy trong thơ Tế Hanh là cảm giác của một đứa trẻ, nó trong trẻo và buồn dịu nhẹ, nhưng đôi khi day dứt.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025