Vì sao người Nhật chặt cây khi có người xin quả?

Sơn Nguyễn03/06/2024 10:00
Vì sao người Nhật chặt cây khi có người xin quả?

Vui vẻ khi có người xin trái cây trong vườn, song chủ nhà ở Nhật Bản chặt bỏ cả cây sau đó, để tránh những người khác "dòm ngó". Câu chuyện cho thấy văn hóa xin - cho khác biệt ở xứ sở hoa anh đào.

Mới đây, một số video ghi lại cảnh người Nhật chặt cây sau khi có người xin hoa quả được chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý và gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người thắc mắc về lý do đằng sau hành động này.

Tối kỵ người ngoài nhòm ngó nơi ở

Chia sẻ với phóng viên Dân trí về vấn đề này, anh Nguyễn Nhật Nam (tên nhân vật được thay đổi) - Phó Tổng giám đốc một công ty chuyên cung ứng lao động sang Nhật Bản - cho biết, việc người Nhật phá bỏ cây sau khi có người xin quả xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Đầu tiên, người Nhật rất coi trọng việc sở hữu và kiểm soát tài sản riêng tư. Việc có người xin hái hoa quả khiến chủ nhà cảm thấy lo lắng về việc mất quyền kiểm soát, sử dụng tài sản của họ.

Sự thật đằng sau việc người Nhật chặt cây khi có người xin quả - 1

Lao động Việt xin 2 quả cam, chủ nhà vui vẻ cho. Hôm sau quay lại bất ngờ khi thấy cây cam đã bị chặt bỏ (Ảnh cắt từ clip).

Bên cạnh đó, nhiều chủ nhà lo ngại, dễ dàng đồng ý với yêu cầu của người khác có thể dẫn đến việc bị lợi dụng sau này. Họ sợ cho lần này, lần khác sẽ lại có người đến xin, trái cây trong vườn có thể bị trộm.

"Nhiều gia đình lo lắng rằng cho phép người khác hái trái cây thì nhiều người khác sẽ tự ý đến hái, lén hái, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Cũng có gia đình lo lắng về việc họ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không may xảy ra trường hợp tai nạn khi leo trèo. Do đó, họ quyết định chặt cây để tránh những rắc rối tiềm ẩn.

Tuy nhiên, việc chặt bỏ cây chỉ là hành động mang tính cá nhân, không phải gia đình người Nhật nào cũng như vậy. Người Nhật rất tôn trọng quyền riêng tư. Họ không làm phiền mọi người xung quanh và cũng không muốn người khác làm ảnh hưởng đến mình", anh Nam phân tích.

Từng nhiều năm sinh sống và làm việc ở đất nước mặt trời mọc, chị Nguyễn Thùy Linh, 45 tuổi, chủ một doanh nghiệp chuyên cung ứng lao động kỹ thuật sang Nhật Bản không bất ngờ câu chuyện chặt cây lại gây tranh luận nhiều vậy.

Nhắc lại việc cách đây hơn 20 năm, chị Linh kể, có lần trên đường đi học về, chị và nhóm bạn cùng phòng rủ nhau vào vườn của một gia đình người Nhật mà không xin phép.

"Ngày đó, chúng tôi suy nghĩ đơn giản, tưởng ở Nhật cũng giống Việt Nam. Thấy vườn nhà người ta nhiều quả chín, rụng đầy gốc không ai hái nên mấy chị em vui đùa, rủ nhau lẻn vào hái.

Sau đó cả nhóm bị chủ nhà bắt tại trận. Biết họ không thích như vậy, chúng tôi rối rít xin lỗi", chị Linh nói.

Sự thật đằng sau việc người Nhật chặt cây khi có người xin quả - 2

Chị Linh tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp Nhật Bản (Ảnh: NVCC).

Hơn 10 năm sống tại Nhật, đến nay chị Linh đã hiểu khá rõ việc người Nhật rất coi trọng không gian sống riêng tư, thậm chí từng cái cây, chậu cảnh ở nhà. Trong vườn, người Nhật thường trồng rất nhiều cây ăn quả, đặc biệt là cây hồng.

"Dù cây có nhiều quả tới đâu, chín rụng kín gốc các gia đình cũng chỉ để ngắm chứ không ăn. Nếu lỡ có người lạ vào xin hoặc hái trộm, gia chủ thường nghĩ rằng ngôi nhà của họ đang bị người khác dòm ngó. Do đó, dù yêu thích cái cây, họ chấp nhận chặt bỏ để tránh gặp phiền phức và mất công trông coi.

Tôi từng biết câu chuyện về một nhóm thực tập sinh Việt Nam thấy ngôi nhà bên đường có cây hồng sai trĩu quả tưởng là quả hồng ngọt nên vào xin. Tuy nhiên, loại hồng này chát xít, người Nhật thường chỉ phơi khô để làm mứt chứ không ăn trực tiếp.

Thấy có người vào xin, hôm sau chủ nhà cũng chặt bỏ cây đi vì sợ khi xin hết quả hồng, những vị khách lạ sẽ để ý những thứ khác trong vườn", chị Linh nói.

Thấy quả rụng đầy đường cũng đừng dừng lại xin

Từ kinh nghiệm của bản thân, anh Nam cho biết, văn hóa xin - cho ở Nhật Bản khác biệt so với nhiều quốc gia khác. Do đó, khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản phải tôn trọng văn hóa của người bản địa.

Theo anh Nam, trước khi muốn lấy bất cứ đồ vật gì không phải của mình, cần xin phép, hỏi ý kiến, để tránh những hiểu lầm và mâu thuẫn không đáng có. Kể cả cây ăn quả mọc ở nơi công cộng cũng phải tôn trọng quyết định của những người sinh sống lân cận, bất kể quyết định có là đồng ý hay không.

"Có thể hôm nay chủ nhà vui vẻ cho mình nhưng chưa chắc ngày mai họ đã đồng ý. Nhiều thực tập sinh sang Nhật lầm tưởng, nghĩ rằng hôm nay xin được, ngày mai lại đến xin. Điều đó có thể là việc người Nhật "tối kỵ" vì bị người khác làm phiền như vậy", anh Nam nói.

Sự thật đằng sau việc người Nhật chặt cây khi có người xin quả - 3

Lao động Việt kéo nhau đi xin quả nhót nhà hàng xóm (Nguồn: Ngát 19pt).

Theo anh Nam, quan niệm về việc sử dụng trái cây của người Nhật cũng rất khác so với ở Việt Nam. Họ e ngại về việc sử dụng trái cây tự trồng, đặc biệt là những cây được trồng ven đường hoặc nơi công cộng. Lý do là vì họ không thể đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của những loại quả này.

"Người Việt mình thường mang những thứ 'của nhà trồng được' biếu người thân, hàng xóm láng giềng. Song sự chu đáo này không phù hợp khi ở Nhật Bản bởi người dân nơi đây rất coi trọng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi tới nhà người khác chơi, người Nhật ưu tiên sử dụng trái cây được mua từ các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, họ cũng có thói quen không sử dụng những chai nước đã mở nắp hoặc trái cây gọt, bóc vỏ sẵn", anh Nam nói thêm.

Đồng quan điểm, chị Linh chia sẻ thêm, người Nhật rất khéo léo, tế nhị trong thái độ thể hiện, ngay cả khi gặp người không ưa thích.

"Tôi thường dành vài buổi để nói chuyện, chia sẻ với học viên của mình về văn hóa và con người Nhật Bản. Họ rất tế nhị, dù không thích hành động của người khác họ cũng không nói hay phản ứng trực tiếp vì ngại gây hiềm khích với mọi người xung quanh.

Đặc biệt, người Nhật không muốn chia sẻ về vấn đề tài chính vì cách nào cũng không ổn, nếu nói là giàu có sẽ bị người khác để ý, còn nói không có tiền lại bị người khác coi thường", chị Linh chỉ ra đặc điểm khác biệt trong quan niệm ở đất nước mặt trời mọc.

Từ kinh nghiệm của bản thân, theo chị Linh, việc hiểu và tôn trọng văn hóa Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, đặc biệt là trong việc mở ra cơ hội thăng tiến trong công việc.

"Văn hóa Nhật Bản đề cao tinh thần tập thể và sự hòa hợp trong cộng đồng, cũng đặc biệt coi trọng sự riêng tư, cá nhân. Tôn trọng văn hóa giúp nhân sự dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm, đồng nghiệp và cấp trên", chị Linh chiêm nghiệm.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”
2

Thế hệ những người trẻ bị gọi là 'đuôi chuột': Có bằng thạc sĩ nhưng lương chỉ ngang cử nhân

Thế hệ này bị gọi là nhóm người “đuôi chuột” - tức có trình độ, bằng cấp cao (đầu voi) nhưng lại sống bằng thu nhập của cha mẹ hoặc mức lương rất thấp (đuôi chuột).
3

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.
4

Để lại 99% tài sản cho 2.000 nhân viên, 3 người con không được một xu thừa kế vẫn ủng hộ

Doanh nhân này sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm nổi tiếng nhưng lại chia hết cổ phần cho nhân viên thay vì các con.
5

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Chuyện tình gây sốt ở TPHCM: Nàng có tất cả, chàng ở nhà thuê 3 triệu/tháng

Ngày mới yêu nhau, Minh Tuấn là một chàng trai ở thuê trong căn phòng 3 triệu đồng với số tiền tiết kiệm chỉ tầm 20 triệu đồng trong khi đó Hồng Trân tự tin mình "hơn bạn trai về mọi mặt".

Khaby Lame, TikToker nổi tiếng mơ giành giải Oscar, nói chưa bao giờ đăng video để kiếm tiền

Khaby Lame, TikToker nổi tiếng nhất hành tinh, rạng rỡ khi nói về điện ảnh.

Gen Z chia sẻ cách vừa chạy deadline vừa thưởng trà để giải nhiệt cuộc sống

Đặc trưng nổi bật nhất của Gen Z là khả năng đa nhiệm, tuy nhiên mở quá nhiều tab sẽ làm hao pin. Khả năng đa nhiệm khiến Gen Z căng thẳng, mệt mỏi khiến họ tìm cách chữa lành tâm hồn trước áp lực mỗi ngày.

Nữ NSND Bạch Tuyết, U80 sống cô độc trong biệt thự rộng 1.200m2

Dẫu có sự nghiệp thành công, song con đường tình duyên của nữ nghệ sĩ này gặp nhiều chông gai.

Bị tố ‘làm màu’ vụ quyên góp 1 triệu USD, Hannah Olala: ‘Miễn là làm việc có ích cho xã hội’

Gần đây, thông tin nữ doanh nhân kiêm beauty blogger Hannah Olala quyên góp 1 triệu USD (25,3 tỷ đồng) cho UNICEF Việt Nam khiến dư luận chú ý. Đáp trả lại những lời gièm pha, cô thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trên trang cá nhân.

Thế hệ Gen Z thích bỏ việc ồn ào ở Trung Quốc

Nhiều người trẻ thuộc Gen Z (sinh năm 1997-2012) ở đất nước tỷ dân đang dành một năm không làm việc để đi du lịch và khám phá niềm đam mê thực sự của mình.

Hôn nhân tình bạn, không tình dục ngày càng phổ biến trong giới trẻ

Từ bạn bè trở thành vợ chồng hợp pháp, nhiều cặp đôi trẻ ở Nhật Bản đang đón nhận cuộc hôn nhân không có tình yêu lẫn tình dục.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Hạnh phúc mỗi ngày - Hạnh phúc bên trong mỗi chúng ta

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 16/09/2024 08:00
“Hạnh phúc mỗi ngày” là quyển sách gói ghém 365 câu chiêm nghiệm sâu sắc được đúc kết bởi thiền sư Ajahn Brahm, một trong những thiền sư có sức ảnh hưởng lớn ở phương Tây hiện nay.

Xu hướng mới nổi lên

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/09/2024 12:00
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.

Bí mật phía sau võ công cao cường của Hoàng Dược Sư, ông là đệ tử của môn phái nào?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/09/2024 11:00
Nhờ võ công tuyệt đỉnh, Hoàng Dược Sư đã được coi là một trong 5 cao thủ xuất chúng.

Hơn 400 năm không ai nhận ra "lỗi sai" nghiêm trọng trong Tây Du Ký

Từ sách - Phim - Thùy Linh - 15/09/2024 10:00
Trong khi phần lớn người xem không để ý thì một cô bé 11 tuổi đã tinh ý phát hiện 1 điểm bất thường.

Thiền là gì? – Khởi đầu của thiền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/09/2024 09:00
Thiền là tìm hiểu về bản ngã. Nếu không có sự tìm hiểu này thì cái gọi là thiền, dù dễ chịu hay đau đớn, cũng chỉ đơn thuần là một dạng tự huyễn hoặc.

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hiểu được bể khổ trong thiền Tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 15/09/2024 08:00
Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, tu sỹ Ajahn Bram chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, đi qua bể khổ, diệt trừ cái tôi và trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Cao thủ nào trong truyện của Kim Dung có thể đánh bại được Vô Danh Thần Tăng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 14/09/2024 11:00
Liệu Vô Danh Thần Tăng có phải là một cao thủ bất bại?

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 17/09/2024