Truyền cảm hứng không phải là nghĩa vụ

HUY ĐĂNG09/12/2020 08:00
Truyền cảm hứng không phải là nghĩa vụ

Khả năng truyền cảm hứng là điều có lẽ được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới thể thao của người khuyết tật. Từ báo chí, các chiến dịch truyền thông cho đến quảng cáo, các ngôi sao Paralympic luôn được mang ra làm hình mẫu cho tinh thần vượt khó.

Truyền cảm hứng không phải là nghĩa vụ
Jessica Long lộng lẫy trong ngày cưới. Ảnh: usana.com

Nhưng một khảo sát của tờ New York Times cho thấy cụm từ này ngày càng trở nên tiêu cực hơn với cộng đồng vận động viên thể thao khuyết tật.

Dị ứng với lòng thương hại

“Truyền cảm hứng không phải là từ mà chúng tôi muốn nghe” - Jessica Long, VĐV từng giành 23 HCV bơi lội ở Paralympic, nói. Mới 18 tháng tuổi, Long đã bị cụt cả hai chi dưới đầu gối. Nhưng cô không thích nghe những câu chuyện ca ngợi mình bởi chi tiết đó. “Tôi chỉ đang làm những gì tôi muốn làm. Tôi bị cụt hai chân từ khi sinh ra và không biết gì khác. Tôi sẽ không ở nhà và trốn tránh” - Long nói.

Rất nhiều đồng nghiệp của cô chia sẻ quan điểm này. Các VĐV khuyết tật ngày càng dị ứng với những lời ca ngợi từ giới truyền thông, mà theo họ, chẳng khác gì lòng thương hại. “Tôi biết mọi người nhìn tôi và nghĩ thế nào.

Họ sẽ thầm nhủ: “Chà, cô ấy không hề tự ti chút nào, cô ấy vẫn dũng cảm đương đầu với những khó khăn” - Martina Caironi, VĐV chạy nước rút bị mất một chân vì tai nạn xe máy vào năm 2007, nói - Điều đó thật tốt.

Nhưng hãy nghĩ về một hoàn cảnh khác - tôi đi ra đường và chặn một cô gái lại rồi nói: mái tóc của cô thật đẹp. Tôi sẽ không bao giờ làm như vậy, và với tôi, những hành động đó, những lời khen đó chẳng khác gì nhau”.

Ở Paralympic 2016, 20 VĐV đã được hỏi về cụm từ “truyền cảm hứng”. Không phải ai cũng biểu lộ sự không ưa hay chỉ trích, nhưng tất cả đều thừa nhận rằng họ cảm thấy bị phân biệt với cụm từ đó. Đội tuyển bơi lội khuyết tật Mỹ thậm chí còn tranh cãi dữ dội khi nhắc đến cụm từ này trong các cuộc họp nội bộ.

Vicenzo Boni, một kình ngư nổi tiếng khác trong giới Paralympic, cho rằng bản chất những lời ca ngợi người khuyết tật là sự phán xét và phân biệt.

“Sự ngu ngốc của con người là phán xét một ai đó. Chúng tôi là những VĐV như bất kỳ ai khác” - Boni nói. Kình ngư người Ý có thể hơi quá lời, nhưng anh đã nói đến cốt lõi của vấn đề: những VĐV khuyết tật, dù được ca ngợi bằng bất kỳ mỹ từ nào đi nữa, không thực sự được xem như người bình thường.

Paralympic - hay tất cả những sự kiện thể thao của người khuyết tật khác - có thực sự được xem là những giải đấu thể thao thực thụ? Nhiều VĐV cho rằng người hâm mộ chỉ nhìn nhận họ đang theo dõi một đấu trường “dành riêng cho những hoàn cảnh đặc biệt”.

Ở đó, thành tích thi đấu của các VĐV không được ghi nhận thực sự. Thay vào đó, giới truyền thông chú trọng vào những khiếm khuyết hình thể, những câu chuyện vượt qua nỗi đau, hay thi đấu mà không thấy đường… Điều đó khiến những VĐV Paralympic tổn thương.

“Khi họ đã cố gắng hết sức và giành được những thành tích ấn tượng, họ muốn được ghi nhận như một VĐV, chứ không phải như một người đang được thương hại” - HLV Nathan Manley của đội bơi khuyết tật Mỹ nói.

Truyền cảm hứng không phải là nghĩa vụ
Jessica Long-trong trang phục bơi. Ảnh: usana.com

Cần sự thấu hiểu

Không phải mọi VĐV Paralympic đều dị ứng với trách nhiệm “truyền cảm hứng”. Vẫn có không ít người cảm thấy tự hào khi những câu chuyện vượt khó của mình lan tỏa đến cộng đồng. Arnu Fourie - VĐV chạy nước rút người Nam Phi từng giành HCV Paralympic 2012 với chân trái bị cụt từ đầu gối - cho biết việc lan truyền cảm hứng là mục tiêu số 1 khi anh đến với con đường thể thao.

Hay Jarryd Wallace - một VĐV điền kinh - chia sẻ góc độ khác của sự “lan truyền cảm hứng”: “Khi ai đó nói rằng họ đã được truyền cảm hứng từ tôi, điều tôi nghe được không phải là một lời khen: “Anh thật tuyệt vời”, thay vào đó tôi nghe thấy họ nói rằng họ thấu hiểu tôi. Hãy nghĩ về điều này.

Bất kỳ ai trong chúng ta đều từng gặp phải những nghịch cảnh trong cuộc sống, mỗi người đều gặp những nghịch cảnh khác nhau, và không dễ để nhìn ra những nghịch cảnh của người khác. Còn chúng tôi - những VĐV khuyết tật, ai cũng thấy được nghịch cảnh của chúng tôi là gì. Vì vậy, hãy thông cảm cho nhau”.

Dù nhìn từ góc độ nào, những VĐV khuyết tật đạt đến đẳng cấp Paralympic đều là những con người phi thường.

Họ có thể sống khép kín, có thể cáu gắt với mọi người hay cởi mở hòa đồng và sẵn sàng tham gia những chương trình cộng đồng, nhưng khi đã đạt đến đẳng cấp đó, hầu hết đều có một khao khát - được trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống như một người bình thường.

Họ không muốn nổi tiếng chỉ vì cái chân cụt hay đôi mắt không còn ánh sáng. Thay vào đó là sự ghi nhận cho công việc mà họ đang làm, những giọt mồ hôi thực sự không cần đến lòng thương hại.

Rất nhiều VĐV Paralympic hào hứng tham gia các hoạt động cộng đồng. Như Kory Puderbaugh - VĐV bóng bầu dục xe lăn của Mỹ, người luôn nhận lời tham gia các buổi giao lưu với sinh viên học sinh.

Puderbaugh có ngoại hình khá tương tự với anh chàng kình ngư Lợi “cụt” (Nguyễn Hồng Lợi) của Việt Nam: cả đôi chân bị cụt từ đầu gối, cánh tay trái cũng cụt gần phân nửa và cánh tay phải hầu như không có bàn tay. Puderbaugh đã đối mặt với tất cả những khiếm khuyết từ khi lọt lòng mẹ, và anh luôn thoải mái cười đùa về chuyện đó.

“Tôi nghĩ mọi người không thực sự hiểu hết về hoàn cảnh của tôi. Nếu họ cũng sinh ra trong hoàn cảnh này, có thể họ sẽ cảm thấy thật tuyệt vời. Tôi không cảm thấy nhất thiết phải truyền cảm hứng cho ai đó, vì thực sự tôi cảm thấy vui thú với điều kiện sống của mình.

Nhưng nếu có người thực sự cảm thấy họ được truyền cảm hứng từ tôi, tôi sẽ nói chuyện nhiều hơn với họ. Tôi muốn biết cách họ tiếp nhận nó và cách họ sẽ lan truyền nó” - Puderbaugh nói.■

Một số VĐV khuyết tật có thành tích thi đấu chạm đến ngưỡng kỷ lục của những VĐV đỉnh cao có cơ thể khỏe mạnh. Nổi bật nhất là Siamand Rahman - lực sĩ cử tạ người Iran mới qua đời hồi đầu năm ở tuổi 31 vì nhồi máu cơ tim. Trước khi đột ngột lâm bệnh, Rahman được mệnh danh “người mạnh nhất thế giới” khi liên tục phá những kỷ lục trong làng cử tạ khuyết tật.

Bị bại liệt từ nhỏ nhưng Rahman rất siêng tập thể dục, những bài tập tạ giúp anh có đôi vai cường tráng như lực sĩ. Đến năm 19 tuổi, Rahman chính thức bước vào con đường Paralympic.

Chỉ trong vài năm thi đấu, anh sớm phá vỡ kỷ lục thế giới - 287,5kg trong tư thế đẩy ngực nằm (bench press - tư thế thi đấu của VĐV cử tạ khuyết tật, khác với hình thức cử giật và cử đẩy của VĐV bình thường).

Đến Paralympic 2016, Rahman khiến cả nhà thi đấu như nổ tung khi vượt qua cột mốc 300kg, chính thức đạt đến mức tạ 310kg. Cần biết kỷ lục thế giới của môn đẩy ngực nằm là 335kg - với người bình thường.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sự nghiệp lẫy lừng của tỷ phú huyền thoại Warren Buffett trước khi nghỉ hưu

Sau hơn 6 thập kỷ chèo lái Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett vừa tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi 94, khép lại một hành trình đầu tư huyền thoại.
2

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.
3

Cơn lốc AI và nguy cơ "xóa sổ" văn hóa đọc trong sinh viên

Một số nghiên cứu sâu cho thấy, việc tiếp xúc liên tục với các nội dung ngắn, "dễ tiêu hóa" trên nền tảng xã hội làm giảm khả năng tập trung của người trẻ khi đọc các văn bản dài.
4

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.
5

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.

Sống, thứ phấn đấu cao nhất chính là hai chữ "khỏe mạnh"

Cuộc sống dù có khó khăn tới đâu, cũng làm ơn hãy đối xứ với mình tốt một chút. Đừng để cơ thể không bắt kịp được với những ước mơ, đừng để tất cả những khát khao đẹp đẽ, cuối cùng lại chỉ có thể là sự tiếc nuối.

Chuyện tình đẹp của shipper ‘hot boy' và cô gái mặt đầy sẹo sau cuộc hẹn qua Facebook

Lần hẹn đầu, khi Hương tháo bỏ khẩu trang để lộ khuôn mặt chi chít sẹo bỏng, Thái không chút biến sắc, vẫn dành cho cô ánh mắt trìu mến.

Chàng trai Hà Nội sáng tạo cả kho đồ chơi từ rác thải: "Mình làm không xuể, vì lượng rác quá nhiều"

Từ vỏ lon, chai nhựa, giấy, những vật dụng bỏ đi, anh Nghĩa đã tái chế thành những con vật, côn trùng và đồ chơi vô cùng độc đáo. Anh mong muốn có thể truyền cảm hứng bảo vệ môi trường và kích thích tính sáng tạo cho các em nhỏ.

Làm nên thành tựu của một người, không phải xuất thân, không phải tiền bạc, cũng chẳng phải bạn đời, mà là SỰ TỰ TIN

Bất kể xinh hay xấu, chỉ cần trên khuôn mặt luôn nở một nụ cười tự tin, người như vậy ắt sẽ tỏa sáng. Mọi con đường, chỉ khi bước lên rồi mới biết nó gồ ghề và nhiều ổ gà tới đâu, nhưng dám bước bước đầu tiên, thì đó chính là sự tự tin.

Cô gái nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ khắc tranh trên lá

Từ ý tưởng tận dụng những chiếc lá bỏ đi, cô gái trẻ nổi tiếng trên mạng xã hội và kiếm được thu nhập nhờ công việc khắc tranh trên lá bồ đề.

13 sự thật thú vị về tình yêu có thể nhiều người chưa biết

Cảm giác đắm say có thể khiến bạn ít thèm ăn, tình yêu cũng giống chất gây nghiện hay chỉ mất khoảng 1/5 giây để yêu ai đó. Đây là những sự thật thú vị về tình yêu mà có thể nhiều người chưa biết.

Người tham lam luôn sinh sống trong thiếu thốn, mở rộng lòng mình đời sẽ thay đổi

Giá trị đích thực của cuộc sống là thời gian bạn có chứ không phải số tiền bạn sở hữu. Người khôn ngoan biết cách đơn giản hóa mọi thứ, cho đi nhiều hơn để sống thật hơn

Bị mắng thậm tệ, nhân viên ngân hàng phản ứng lại 1 câu, khách hàng phải thay đổi thái độ

Cách ứng xử khôn ngoan của cô nhân viên ngân hàng là điều mà nhiều người trong chúng ta nên học hỏi.

Địa chỉ trụ sở 102 phường, xã mới của TP.HCM sau sáp nhập12

Kỹ năng - THẢO LÊ - 15/05/2025 13:00
TP.HCM sẽ sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn thành 102 phường, xã. Dưới đây là trụ sở làm việc dự kiến của các đơn vị mới.

Xem Sex Education, tôi không hề xấu hổ với cảnh nóng: Mẹ đã biến tôi thành "Otis phiên bản đời thực"

Điện ảnh - Minh Anh - 15/05/2025 12:00
Cách giáo dục của mẹ đã cho tôi những góc nhìn hoàn toàn khác.

Nhắn tin nhầm, chiêu lừa đảo mới nhắm vào tiền tiết kiệm cả đời trong tài khoản ngân hàng

Kỹ năng - Minh Tiến - 15/05/2025 11:00
Nhắn tin nhầm số: ‘Mỏ vàng’ mới của những kẻ lừa đảo

Chuyên gia Đào Trung Thành: Đừng tin AI, đến Amazon cũng từng sai lầm khi tin tưởng AI

Suy ngẫm - Phan Trang - 15/05/2025 10:00
Ông Đào Trung Thành - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và AI nhấn mạnh rằng AI chỉ là công nghệ, không có lương tâm, cảm xúc, luân lý. Vì vậy, các vấn đề về đạo đức đều do con người đưa vào AI.

Smiski là gì mà giới trẻ đua nhau 'đập hộp'?

Phong cách sống - Nhật Thùy - 15/05/2025 09:00
Không nằm ở vẻ ngoài cầu kỳ hay phức tạp, Smiski chiếm trọn cảm tình của giới trẻ nhờ vào hình dáng và biểu cảm đậm chất đời thường, vậy Smiski là gì?

Tài chính cho mọi người - Góc nhìn mới về tiền bạc

Từ sách - Phim - VÂN KHÁNH - 15/05/2025 08:00
Cuốn sách “Tài chỉnh cho mọi người" (Finance for the people), tác giả Paco de Leon sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm thú vị...

Làm việc theo tổ và làm việc theo nhóm

Blog GS John VU - GS John Vu - 14/05/2025 13:00
Có khác biệt giữa “Làm việc theo tổ” và “Làm việc theo nhóm”.

Xem Sex Education, quá tâm đắc ngay ngày hôm sau, tôi phải đem ra dạy con gái gấp!

Điện ảnh - Thanh Hương - 14/05/2025 12:00
Câu nói này chính là một tài liệu đắt giá để tôi dạy con.

TPHCM sẽ có nhiều "siêu phường", "xã lớn như huyện"

Kỹ năng - Tùng Nguyên - 14/05/2025 11:00
Khi bỏ cấp huyện và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các địa phương TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xuất hiện những xã, phường có dân số lớn hơn tiêu chuẩn của một huyện hiện nay.

10 điều mẹ chưa bao giờ kể với chúng ta

Suy ngẫm - Thiên An - 14/05/2025 10:00
Chúng ta có thể nói với mẹ mọi thứ nhưng mẹ thì không vậy, có rất nhiều sự thật mẹ chưa bao giờ kể.

Cơn lốc AI và nguy cơ "xóa sổ" văn hóa đọc trong sinh viên

Phong cách sống - PGS.TS Trần Thành Nam - 14/05/2025 09:00
Một số nghiên cứu sâu cho thấy, việc tiếp xúc liên tục với các nội dung ngắn, "dễ tiêu hóa" trên nền tảng xã hội làm giảm khả năng tập trung của người trẻ khi đọc các văn bản dài.

'Sài Gòn vẫn hát' - Nỗ lực níu giữ những giá trị xưa cũ

Từ sách - Phim - Ngọc Minh - Bookademy - 14/05/2025 08:00
Giữa nhịp sống hối hả và hiện đại của Sài Gòn, có những điều xưa cũ cứ âm thầm lùi lại phía sau – những bản nhạc bolero, những giọng ca không còn xuất hiện trên sân khấu lớn, hay những con người lặng thầm giữ lấy ký ức của một thời đã qua.

Nghiên cứu của ĐH Stanford: Tại sao ám ảnh lo âu trở thành ‘căn bệnh thời hiện đại’ và cách vượt qua

Suy ngẫm - Diệu Đan - 13/05/2025 13:00
1-Chia tay người yêu ở tuổi 35 không có nghĩa là bạn sẽ cô độc mãi mãi, bị sa thải ở tuổi 40 không có nghĩa sẽ thất nghiệp tới cuối đời.

Xem Sex Education, tôi hỏi một câu khiến con gái đỏ mặt, nhờ vậy mà con bỏ chơi với bạn xấu

Điện ảnh - Thanh Hương - 13/05/2025 12:00
Câu hỏi của tôi khiến con ngỡ ngàng, không dám trả lời

2 con bị lạc giữa chốn "đông đến nghẹt thở" tại Disneyland, Nhật Bản, nhờ 7 điều này mà tìm lại bố mẹ rất nhanh

Kỹ năng - An Chi - 13/05/2025 11:00
Nhờ những điều được dạy từ trước mà bố mẹ đã nhanh chóng tìm được các con của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 15/05/2025