Thua ở đất Việt, Quách Quỳ bị người Trung Quốc chế giễu mang lợn đi đấu voi

27/09/2018 09:32
Thua ở đất Việt, Quách Quỳ bị người Trung Quốc chế giễu mang lợn đi đấu voi

Đau buồn nhất cho Quách Quỳ là sau khi thua trận trước quân dân Đại Việt thì bị người dân Trung Quốc giễu cợt về tài cầm quân. Điển hình là truyện "mưu lược của tướng quân Quách Quỳ" trong Cổ kim tiếu sử được nhà văn Phùng Mộng Long thời cuối nhà Minh chép lại.

Năm 1077, đại quân của Lý Thường Kiệt đại phá quân của Triệu Tiết, bao vây quân của Quách Quỳ. Tình cảnh của quân Tống đúng là cá nằm trên thớt vì đánh không được, thoái không xong. Thực vậy, trong cuốn "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam" có mô tả về tình cảnh quân Tống sau 2 lần tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt thất bại:

Trước mặt quân Tống, chiến tuyến của quân ta càng ngày càng trở nên vững vàng và bất khả xâm phạm. Hàng ngày, Lý Thường Kiệt cho quân sĩ khiêu khích, nhưng quân địch không dám liều lĩnh tiến công. Chúng chỉ dùng máy bắn đá từ bờ bắc bắn sang bờ nam.

Sau lưng địch, quân dân ta lại luôn luôn mở những trận quấy rối, tiêu hao quân địch. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, các dân tộc thiểu số ở vùng núi rừng phía bắc và đông - bắc giữ một vai trò quan trọng và có nhiều cống hiến xuất sắc.. Những đội quân vùng thượng du thực chất là lực lượng vũ trang của các dân tộc thiểu số do các tù trưởng của họ chỉ huy. Trong cuộc tập kích thành Ung Châu, có những tù trưởng đã huy động gần như toàn bộ nhân dân trong vùng đi chiến đấu.

Hai tháng trôi qua. Quân Tống càng ngày càng bị tiêu hao về số lượng, và đặc biệt nghiêm trọng là càng ngày càng bị mệt mỏi, hoang mang. Tin tức thủy quân, niềm hy vọng và chờ đợi của chúng vẫn mờ mịt. Lương thực thiếu thốn, ăn uống không đủ. Thời tiết lại bắt đầu chuyển từ xuân sang hè, không thích hợp với người phương bắc. Nhà Tống đã sai chọn một số bài thuốc chữa lam chướng chế thành tễ và phái một số lương y chuyên trị bệnh lam chướng đi theo quân viễn chinh. Nhưng khí hậu ẩm thấp và các thứ bệnh nhiệt đới vẫn hoành hành quân Tống, làm cho nhiều người ốm đau và một số chết. Vua Tống lo lắng sai lập đàn cầu cúng, nhưng làm sao ngăn nổi bệnh tật?

Mệt mỏi và căng thẳng. Thế suy, lực giảm. Quân Tống bị dồn vào một tình thế khốn quẫn, tiến thoái đều khó. Tiến công thì từ hai tháng trước đây đã là cố gắng tuyệt vọng cua quân địch. Rút lui thì nhục nhã và mang tội với triều đình. Đóng quân lại chờ đợi thì thủy binh không thấy tăm hơi mà bộ binh và kỵ binh thì có nguy cơ mòn mỏi, tan rã.

Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt đã tung quân đánh một trận làm kiệt quệ ý chí kẻ thù. Đại việt sử lược một tác phẩm đời Trần, ghi chép trận tập kích của quân ta như sau: “Lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống mười phần chết đến năm, sáu”

Sau đòn phản công quyết định này, quân địch thực sự bị dồn vào cảnh thế cùng lực kiệt. Nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn đang chờ đợi nếu chúng vẫn ngoan cố đóng quân. Nhưng rút lui thì mết thể diện của “thiên triều”. Biết rõ ý chí xâm lược của quân thù đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đưa ra để nghị “giảng hòa”, thực nhất là mở ra lối thoát cho quân Tống.

Quách Quỳ ngoài miệng còn nói vớt vát: “Ta không thể đạp đổ được sào huyệt giặc (quân ta), bắt được Càn Đức (vua Lý Nhân Tông) để báo mệnh triều đình. Tại trời vậy! Thôi đành liều một thân ta để cứu hơn 10 vạn nhân mạng”.

Tháng 3 năm 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Quách Quỳ sợ quân ta tập kích nên bí mật cho quân lính rút vào ban đêm. Nhưng được lệnh lui quân, kẻ nào cũng chỉ mong thoát chết, nhanh chóng được trở về nước. Chúng giẫm đạp lên nhau để tranh đường đi trước.

Trên đây là những điều mà chúng ta khá quen thuộc và nhiều người biết. Nhưng điều mà chúng ta ít biết hơn là sử sách Trung Quốc bình luận gì về những thất bại này.

Tống sử chép về cuộc rút quân như sau: “Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích bèn bắt quân khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn, giày xéo lên nhau” (Tống sử, truyện Đào Bật).

Các học giả nhà Tống cũng bình luận việc Quách Quỳ thua đến nơi rồi mà còn ra vẻ nói cứng như sau: “May được lời giặc nói nhũn, liền nhân đó giảng hòa. Nếu không có lời quy thuận của giặc thì lành thế nào” (Trình Di, Trình Hạo, Nhị Trình di thư, xem Tống-Lý bang giao tập lục).

Nhưng có lẽ đau buồn nhất cho Quách Quỳ là sau khi thua trận thì bị người dân Trung Quốc giễu cợt về tài cầm quân. Điển hình là truyện "mưu lược của tướng quân Quách Quỳ" trong Cổ kim tiếu sử được nhà văn Phùng Mộng Long thời cuối nhà Minh chép lại. Bộ truyện Cố kim tiếu sử được dịch ra tiếng Việt và nay xin ghi lại hầu quý độc giả:

"Quách Quỳ được lệnh xâm phạm Giao Châu. Quân đội kéo đi không có kỷ luật gì cả. Từ cách xếp đặt cho tới việc làm có nhiều điều thật buồn cười.

Đến ngày quân đội lên đường, mới thấy giao cho tướng dưới quyền một bản văn lớn như bức tranh gồm tất cả những hướng dẫn, mệnh lệnh của chủ tướng. Từ hình vẽ cho tới chữ viết đều nhỏ li ti, các đề mục thì rắc rối, khó hiểu. Lại không quên cảnh cáo các tướng không được để lộ ra ngoài. Các tướng phải ghé sát vào đèn xem cho rõ...

Ghi chép nhiều, đọc 3 ngày 3 đêm mới hết nhưng trong đó có một đoạn như thế này: "Điều thứ nhất, người Giao châu rất hay cưỡi voi. Voi sợ tiếng kêu của lợn. Theo đó, các đơn vị phải nuôi thật nhiều lợn. Mỗi khi thấy voi đi tới, lấy dùi nhọn mà đâm vào lợn. Lợn kêu to, voi tự nhiên sẽ tháo lui"...

Dĩ nhiên thì làm gì có chuyện voi sợ lợn kêu và cũng chưa thấy đâu khác chép cách đuổi voi bằng lợn cả. Có chăng câu chuyện tiếu lâm này mỉa mai về tài cầm quân, về mưu lược của Quách Quỳ sau khi thất bại trước Lý Thường Kiệt. Nhưng một mặt nào đó, qua câu chuyện này chúng ta thấy được người phương Bắc rất kiêng dè với tượng binh của Đại Việt và không nghĩ ra cách đối phó hữu hiệu.

Một điểm nữa có thể nhận ra từ câu chuyện tiếu lâm trên là cách chễ giễu quân Tống không có kỷ cương khi hành quân xuống phương Nam nên có thể xảy ra chuyện bắt lợn của dân. Có lẽ vì thế nên dân gian mới nói mỉa việc quân Tống đi gom lợn là theo lệnh của Quách Quỳ để đối phó với tượng binh của người Việt.

Bản thân Quách Quỳ cũng chẳng có hậu vận tốt sau khi cầm quân sang gây chiến với quân ta. Sau khi dẫn bại binh về nước. Quỳ bị quy tội vì đã trì hoãn không chịu tiến binh. Kể cũng oan cho Quỳ vì lúc đó Quỳ đã vài lần tiến binh nhưng bị đánh bật lại nên mới phải đóng quân phía Bắc sông Như Nguyệt để chờ viện binh. Chứ nếu Quỳ mà cứ tiến binh thì e rằng quân Tống chẳng còn ai quay về.

Tiếp đó, Quỳ bị đổi đi Ngạc Châu, rồi giáng làm tả vệ tướng quân và an trí ở Tây Kinh. Gọi là an trí nhưng thật ra là bị quản thúc, cư tại gia khoảng 10 năm, đó là cách vua thời xưa xử phạt những quan tướng bất tài. Đến khi Tống Triết Tông lên ngôi (năm 1086) Quỳ lại được phục chức làm tri Lộ Châu, Quảng Châu quan sát sử, tri Hà Trung. Năm Nguyên Hựu thứ ba (1088) ốm chết, thọ 68 tuổi. Vậy mà trải qua cả nghìn năm, câu chuyện "mưu lược của tướng quân Quách Quỳ" đầy tính chế giễu vẫn được nhớ tới.

Anh Tú (theo "Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam" và "Cổ kim tiếu sử)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Trương Vĩnh Ký Kỳ 5: Bi kịch một cuộc đời

“Nhờ có sách của người làm ra, diễn giải truyện tích chữ nho, chữ nôm cho nên tiếng Annam dấy ra chư quốc, đến cơn hấp hối, trí đà rối loạn, mà người còn mơ tưởng sự sách vở sẽ in ra cho thiên hạ thông dụng” - Trích điếu văn

Trương Vĩnh Ký Kỳ 4: Nhà báo Trương Vĩnh Ký

Sau ba năm chuẩn bị, Gia Định Báo xuất bản số đầu tiên ngày 15-4-1865 do ông E.Potteaux, người đứng đầu Phòng thông ngôn của Nha nội vụ, làm chánh tổng tài (nhiệm vụ tương đương Tổng biên tập hiện nay) và ông Huỳnh Tịnh Của, làm chủ bút.

Trương Vĩnh Ký Kỳ 3: Viết sách giáo khoa

Chánh thức trở thành thầy giáo năm 1864, ông đã viết cuốn sách giáo khoa đầu tiên là cuốn Ngữ pháp Annam yếu lược. Đây là sách dạy cách đọc và học tiếng Việt đầu tiên do người Việt viết được trường Thông ngôn (collège des Interprètes) cho in bằng thạch bản năm 1864, một phần sách nầy được nhắc lại trong cuốn Lịch sử Việt Nam đầu tiên.

Trương Vĩnh Ký Kỳ 2: Tiên phong phổ biến chữ quốc ngữ

Từ tháng 5-1862, ba tháng sau khi hạ Đại đồn Chí Hòa, tướng Charner đã cho lập trường “dạy chữ Annam” và chữ Pháp, để đào tạo thông ngôn và đào tạo trẻ em Việt chuẩn bị cho bộ máy cai trị sau nầy. Mà thuở ấy sách chữ quốc ngữ, trừ những sách nói về đạo Thiên Chúa, thì không có cuốn nào để học sinh học cả.

Trương Vĩnh Ký Kỳ 1: Cái chết của Trương Vĩnh Ký

Nhân 120 năm ngày mất của Trương Vĩnh Ký (1837-1898), xin giới thiệu những đóng góp của ông đối với chữ quốc ngữ, thứ chữ mà chúng ta đang tự hào và là báu vật mà tiền nhân để lại, điều mà người khen lẫn chê ông đều phải thừa nhận.

Nhà Trần ép người họ Lý đổi sang họ Nguyễn có thỏa đáng không?

Nhà Trần là triều đại đầu tiên bắt đầu tham gia cuộc chơi 'kỵ húy' nhưng có lẽ không phải vì muốn học theo nhà Tống mà coi đó như thủ thuật chính trị để cho họ Lý rơi vào quên lãng. Điểm trùng hợp then chốt là việc ông nội của Trần Thái Tông lại có tên là Lý nên có cớ quá tiện để ép người họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Không chỉ người họ Lý khi đó phải đổi họ mà truy ngược lên cả các vua Lý trước đây hay thậm chí danh tướng Thường Kiệt cũng phải đổi họ.

Khám phá những ngôi chùa trên đỉnh thiêng đất Việt

Không phải ngẫu nhiên mà những ngôi thiền tự thường ẩn mình trên những đỉnh non thiêng.

Về lời nguyền của Lý Huệ Tông với nhà Trần: Giai thoại vụng về?

Trong ân oán giữa nhà Lý và nhà Trần thì câu chuyện về lời nguyền của Lý Huệ Tông trước khi tự sát tạo ra nhiều "ám ảnh". Ám ảnh là bởi chính sử sau đó dường như chứng minh lời nguyền của Lý Huệ Tông đã ám ảnh vào con cháu vua Trần. Nhưng độ xác thực của nó thì có lẽ cần phải xem lại.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025