Nhà Trần ép người họ Lý đổi sang họ Nguyễn có thỏa đáng không?

17/09/2018 15:16
Nhà Trần ép người họ Lý đổi sang họ Nguyễn có thỏa đáng không?

Nhà Trần là triều đại đầu tiên bắt đầu tham gia cuộc chơi 'kỵ húy' nhưng có lẽ không phải vì muốn học theo nhà Tống mà coi đó như thủ thuật chính trị để cho họ Lý rơi vào quên lãng. Điểm trùng hợp then chốt là việc ông nội của Trần Thái Tông lại có tên là Lý nên có cớ quá tiện để ép người họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Không chỉ người họ Lý khi đó phải đổi họ mà truy ngược lên cả các vua Lý trước đây hay thậm chí danh tướng Thường Kiệt cũng phải đổi họ.

Nhà Lý là triều đại có 200 năm trong lịch sử dân tộc với nhiều danh nhân kiệt xuất mà nay còn lưu trên tên đường phố. Thế nhưng, hậu nhân nhà Lý hiện nay khá ít. Nguyên nhân là khi nhà Trần mới lên thay đã dùng luật để ép người họ Lý phải đổi sang họ khác. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Tháng 4, mùa hạ (1232). Ban chữ huý về tiên tổ nhà vua thờ ở các miếu cho trong kinh đô và ngoài các lộ đều biết", đồng thời bình luận: "Ông tổ nhà vua tên huý là Lý, vì thế đổi họ Lý làm họ Nguyễn, lại có ý dập tắt hẳn lòng dân còn tưởng nhớ đến họ Lý".

Vậy nhà Trần ép người họ Lý đổi sang họ Nguyễn thì có thỏa đáng hay không?

Trước hết nói về cái lý của việc cải họ do kỵ húy. Đây không phải phát minh của nhà Trần mà do ảnh hưởng từ văn hóa thời phong kiến bên Trung Quốc. Kỵ húy tên người thân vốn bắt đầu hình thành từ nhà Chu (Tả truyện thời Tề Hoàn công chép: Người đời Chu thờ người quá cố bằng tên húy, còn gọi lúc sinh thời, lúc chết giấu đi). Sau được Khổng Tử nâng cao quan điểm trong kinh Xuân Thu khi "không chép tên bậc tôn trưởng, không chép tên cha mẹ, không chép tên người thường".

Đến thời Tần (306-255TCN) thì Tần Thủy Hoàng bắt đầu quan tâm việc kiêng húy tên vua. Tần Thủy Hoàng vốn họ Doanh tên húy là Chính nên cấm dùng chữ Chính mà đổi mọi chữ Chính thành từ đồng nghĩa là Đoan. Và sợ người đời đề cập đến người cha Tử Sở của mình nên Tần Thủy Hoàng cũng cấm luôn từ Sở mà đổi thành từ Kinh. Các đời sau tiếp nối nhà Tần nên theo sẵn truyền thống quản chặt việc cấm tên húy của vua rồi nâng tầm phát triển mở rộng. Sau khi Lưu Bang lập nhà Hán (206TCN - 220) thì kiêng dùng chữ Bang mà đổi thành Quốc, Lữ hậu kiêng chữ Trĩ, Hán Văn Đế Lưu Hằng kiêng dùng chữ Hằng nên đổi thành chữ Thường... Tuy nhiên, thời Tần hay Hán thì việc kiêng húy cũng chỉ dùng cho các vua đương triều hay cùng lắm là truy về một đời như Tần Thủy Hoàng. Đến thời Tấn (265-420) thì lệ kỵ húy nghiêm ngặt hơn với các định lệ phức tạp hơn khi kỵ húy đến 7 đời. Các triều đại sau có quy định khác nhau về kỵ húy nhưng theo xu hướng thêm nhiều hơn bớt.

Khoảng thời gian nhà Trần thay ngôi nhà Lý thì bên Trung Quốc khi đó đang là nhà Tống vốn rất nghiêm ngặt việc kị húy. Sách Dung trai tam bút viết: "Phong tục bản triều sùng chuộng văn học, cho nên lễ quan mỗi khi bàn luận về chữ húy lại muốn tăng thêm, các miếu húy bèn lên đến hơn 50 chữ. Sĩ tử làm bài thi gặp chữ còn ngờ thì không dám dùng. Quyển thi nào phạm húy thì đều bị ngầm đánh hỏng".

Việc nhà Trần áp dụng việc kỵ húy có vẻ bị ảnh hưởng từ nhà Tống? Thực tế thì không chỉ nhà Trần mà cả các triều Liêu, Kim rồi Mông Cổ sau khi thôn tính nhà Tống cũng lại đi theo trào lưu kỵ húy cho dù người Liêu, Kim hay Mông trước đó đều chưa có chữ viết trong khi ngôn ngữ là đa âm tiết chứ không phải đơn tiết như người Hán.

Tại sao họ lại chạy theo phong trào kỵ húy thế? Các nhà Liêu, Kim, Mông đều thích lễ nghi, tiết chế mà người Hán tạo sẵn vốn đặc biệt coi trọng người lãnh đạo, tức là vua. Họ rập khuôn theo nhiều điều trong tiết chế của người Hán khi đặt nền cai trị lên người Hán và áp dụng luôn kỵ húy với tên nhà vua. Đặt trong bối cảnh lịch sử của nhà Trần khi đó thì việc học theo các triều đại phương Bắc các nghi lễ đã được nhào nặn nhiều đời, trong đó có việc kị húy tên vua nhà Trần có vẻ rất hợp lý.

Tuy nhiên, điều không thỏa đáng ở đây nằm ở chỗ trước nhà Trần, các triều đại trước ở nước ta không nhắc gì đến việc kỵ húy cả. Trong cuốn "Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại" của nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ có ghi lại việc khảo cứu về kị húy nước ta thời xưa. Theo đó, đời Đinh - Tiền Lê thì trên các cột kinh đã được phát hiện tại vùng cố đô Hoa Lư, không thấy các chữ viết kiêng húy. Còn đời Lý, trong số 9 đơn vị kim thạch văn (8 văn bia hiện có bản dập lưu ở viện Hán Nôm và 1 chuông ở Bảo tàng lịch sử VN) có 5 đơn vị ghi tên 3 chữ húy của 3 vua đời Lý là: 1 chữ Uẩn (Thái Tổ Lý Công Uẩn), 2 chữ Tôn (Thánh Tông Lý Nhật Tôn), 5 chữ Đức (Nhân Tông Lý Càn Đức). Các chữ đó đều được viết bình thường tức là đủ nét, không cần viết nhô lên cao hay theo kiểu đặc biệt gì cả. Từ kết quả đó, nhóm khảo sát khẳng định: từ đời Lý trở về trước, nước ta chưa có định lệ kiêng húy về chữ viết.

Nhà Trần là triều đại đầu tiên bắt đầu tham gia cuộc chơi 'kỵ húy' nhưng có lẽ không phải vì muốn học theo nhà Tống mà coi đó như thủ thuật chính trị để cho họ Lý rơi vào quên lãng. Điểm trùng hợp then chốt là việc ông nội của Trần Thái Tông lại có tên là Lý nên có cớ quá tiện để ép người họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Không chỉ người họ Lý khi đó phải đổi họ mà truy ngược lên cả các vua Lý trước đây hay thậm chí danh tướng Thường Kiệt cũng phải đổi họ. Trong Đại Việt sử lược viết vào thời Trần thì triều Lý viết là triều Nguyễn, vua Lý là vua Nguyễn. Ví dụ: "Vua Thái Tổ tên húy là Uẩn, họ Nguyễn người ở Cổ Pháp thuộc Bắc Giang" hay "Mùa hạ, tháng 4, Nguyên soái Nguyễn Thường Kiệt bắt được Đệ Củ ở biên giới Chân Lạp" (Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô được vua Lý ban cho quốc tính rồi sang thời Trần thì "được" đổi thành họ Nguyễn).

Vậy tại sao nhà Trần đã kị húy họ Lý chặt như vậy mà về sau vẫn có tướng mang họ Lý phục vụ cho nhà Trần (theo lời của sử gia Ngô Sĩ Liên) hay việc có trạng nguyên Lý Đạo Tái thời Trần Thánh Tông? Có thể tin rằng việc kỵ húy chữ Lý chỉ được làm chặt trong thời gian đầu khi nhà Trần chưa có chỗ đứng vững chắc trong lúc vẫn sợ nhân tâm hướng về họ Lý, sợ rằng trong dân có ai mang họ Lý nổi lên thì nhiều phiền toái.

Nhưng về sau thì nhà Trần đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân, nhất là sau 3 đời Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông lãnh đạo quân dân cả nước 3 lần đánh tan quân xâm lược nhà Nguyên. Khi đó thì việc kỵ húy chữ Lý không còn bị quản chặt nữa. Thậm chí, Trần Anh Tông còn dùng việc kỵ húy để tôn vinh họ Lý cũng là họ ngoại của vua Trần vì Trần Thánh Tông là con của Thuận Thiên công chúa hay chính xác thì Trần Thánh Tông chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông. Tháng 9.1304, Trần Anh Tông ra chiếu cấm viết 8 chữ miếu húy nhà Lý: Uẩn (Lý Công Uẩn), Mã (Lý Phật Mã), Tôn (Lý Nhật Tôn), Đức (Lý Càn Đức), Hoán (Thần Tông Lý Dương Hoán), Tộ (Anh Tông Lý Thiên Tộ), Cán (Cao Tông Lý Long Cán), Sảm (Huệ Tông Lý Hạo Sảm).

Trong các đời vua Trần thì Trần Anh Tông là người tích cực nhất trong việc ban chữ kỵ húy. Trong 8 điều lệnh kiêng húy nhà Trần còn được chép lại thì có đến 5 lệnh kiêng húy do Trần Anh Tông ban. Vua Trần Anh Tông cũng là người dùng việc kị húy để tôn vinh một nhân vật gây tranh cãi trong họ Trần là Trần Liễu. Tuy Trần Liễu từng bị thất thế sau vụ nổi loạn ở sông Cái nhưng Trần Anh Tông cũng là hậu duệ trực tiếp của ông (bà nội của Trần Anh Tông hay mẹ của Trần Nhân Tông chính là con gái của Trần Liễu). Vua Trần Anh Tông còn ban lệnh cấm tên húy của cả các thái hậu đời trước rồi cha vợ (Trần Quốc Tảng).

Sử chép: Giáp Ngọ, Hưng Long năm thứ 2 [1294], (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 31). Mùa xuân tháng 2, ngày mồng 7 ban bố các chữ quốc húy: chữ húy của vua là Thuyên, của Nhân Tông là Khâm, của Thánh Tông là Hoảng; của Thái Tông là Cảnh, của Thái Tổ là Thừa, của Nguyên Tổ là Lý; các chữ nội húy: Thánh Từ hoàng hậu là Phong, Thuận Từ hoàng hậu là Diệu, Hiển Từ hoàng hậu là Oanh, Nguyên Thánh hoàng hậu là Hâm.

Kỷ Hợi, [Hưng Long] năm thứ 7 [1299], (Nguyên Đại Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại Vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng. Các các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét.

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Khám phá những ngôi chùa trên đỉnh thiêng đất Việt

Không phải ngẫu nhiên mà những ngôi thiền tự thường ẩn mình trên những đỉnh non thiêng.

Về lời nguyền của Lý Huệ Tông với nhà Trần: Giai thoại vụng về?

Trong ân oán giữa nhà Lý và nhà Trần thì câu chuyện về lời nguyền của Lý Huệ Tông trước khi tự sát tạo ra nhiều "ám ảnh". Ám ảnh là bởi chính sử sau đó dường như chứng minh lời nguyền của Lý Huệ Tông đã ám ảnh vào con cháu vua Trần. Nhưng độ xác thực của nó thì có lẽ cần phải xem lại.

Trần Thủ Độ là cháu ngoại vua Lý, sinh tại nước Kim?

Trần Thủ Độ hiểu rất rõ quân Nguyên Mông, nên khi chúng kéo quân sang đánh nước ta thì nhiều kẻ lo sợ muốn đầu hàng, nhưng Trần Thủ Độ lại mạnh mẽ trả lời trước Hoàng đế Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Tướng quân người Việt giúp Hàn Quốc chống quân Nguyên

Hiện tại HLV Park Hang-seo đang giúp đội tuyển Olympic Việt Nam viết những trang sử đáng nhớ tại Asian Games. Nhưng cũng đừng quên là trước đó, có một danh tướng Đại Việt dùng binh pháp của người Việt để chặn đứng đà xâm lăng của vó ngựa Nguyên Mông bằng chính binh pháp của người Việt.

Mèo nào cắn mỉu nào

Cũng là chỉ “mèo” cả thôi, nhưng so với miu thì dường như cái con vật được gọi là "mỉu" ấy lại trở lên dữ tợn ghê gớm đến mức trở thành kỳ phùng địch thủ của con vật được gọi là mèo.

Hình ảnh Hà Nội xưa cũ xuất hiện trên báo Mỹ

Cuốn sách của E.Crawford với tựa đề “Hanoi Streets 1985-2015” (tạm dịch: Phố phường Hà Nội thời kỳ 1985-2015) do Nhà xuất bản Images của Mỹ xuất bản. E. Crawford là một trong số ít những nhiếp ảnh gia phương Tây may mắn được tiếp cận với Thủ đô Hà Nội thời kỳ sau chiến tranh kết thúc.

Cần minh oan cho con trai Hưng Đạo vương bị vu tội phản nghịch

Trong số 4 người con của Hưng Đạo vương thì Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng được ghi chép kỹ nhất bởi nghi án mà theo chúng tôi là rất oan uổng. Các bộ chính sử đều chép điển tích Hưng Đạo Vương thử lòng con để khi hậu thế đọc lại thì mặc nhiên cho rằng Trần Quốc Tảng là người có lòng phản nghịch.

Trần Quốc Tuấn được phong vương muộn là ‘đúng quy trình’?

Do có những công lao vĩ đại nên năm Trùng Hưng thứ 5 (1289), Trần Quốc Tuấn được phong làm Đại vương, tước cao cực phẩm của triều đình khi ấy vì danh hiệu Đại vương trước đó vốn chỉ dành cho anh em ruột của nhà vua.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/04/2024 12:00
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải biết khách hàng của mình muốn gì, và cung cấp cho họ điều họ muốn, sau rốt tất cả các khách hàng sẽ trả tiền cho bạn về việc kinh doanh này. Cũng có thể nói cùng điều như vậy với việc quản lí.

Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không?

Thư giãn - Kim Linh - 26/04/2024 11:00
Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.

Người đàn ông giấu tên để lại phong bì hơn 18 triệu đồng kèm lá thư ở hiệu sách

Truyền cảm hứng - Minh Nhật - 26/04/2024 10:00
Có những câu chuyện tưởng chừng đã là quá khứ nhưng vẫn day dứt cho đến hiện tại và mãi mãi sau này.

Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/04/2024 09:00
Tôi cũng thấy rất phấn khích trong thời gian đầu biểu diễn tại sân khấu Las Vegas. Người hâm mộ đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng. Tôi đã có những màn thể hiện đáng nhớ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khúc mắc với cha mẹ sẽ ảnh hưởng lên sự nghiệp của bạn

Từ sách - Phim - Quìn - 26/04/2024 08:00
Cụ thể thì những khúc mắc chưa được hoá giải giữa bạn và cha mẹ có thể ảnh hưởng ra sao lên sự nghiệp và con đường thành công của bạn?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024