Về lời nguyền của Lý Huệ Tông với nhà Trần: Giai thoại vụng về?

13/09/2018 13:30
Về lời nguyền của Lý Huệ Tông với nhà Trần: Giai thoại vụng về?

Trong ân oán giữa nhà Lý và nhà Trần thì câu chuyện về lời nguyền của Lý Huệ Tông trước khi tự sát tạo ra nhiều "ám ảnh". Ám ảnh là bởi chính sử sau đó dường như chứng minh lời nguyền của Lý Huệ Tông đã ám ảnh vào con cháu vua Trần. Nhưng độ xác thực của nó thì có lẽ cần phải xem lại.

Sử chép: "(năm 1226) Thượng hoàng nhà Lý ở chùa Chân Giáo, thường ngồi xổm nhổ cỏ ở trước cửa chùa. Thủ Độ đi qua trông thấy, nói: "Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ sâu". Thượng hoàng đứng dậy, xoa tay, nói: "Lời của anh nói, ta đây biết rồi". Sau Thượng hoàng ra chơi chợ cửa Đông, nhân dân ganh nhau chạy ra xem, có người động lòng thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người tưởng nhớ đến vua cũ, sẽ sinh ra sự biến loạn chăng, nên lại càng canh giữ dò xét nghiêm mật hơn trước. Đến nay, Thủ Độ sai người đem hương hoa đến dâng và nói rằng: "Quan Thượng phụ có lời trần thỉnh". Lý Thượng hoàng giận lắm, nói rằng: "Ta tụng kinh xong sẽ tự tử". Rồi vào buồng ngủ, khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã bị mày cướp mất, nay lại còn hãm hại ta, mai sau con cháu nhà mày cũng phải chịu như thế". Nói rồi liền thắt cổ ở vườn sau chùa. Thủ Độ bắt các quan đến khóc viếng, đào tường phía nam thành để làm cửa, di chuyển cữu ra phường An Hoa, dùng phép hỏa hóa, còn hài cốt thì đem chôn cất ở tháp chùa Bảo Quang".

Cũng theo chính sử, cuối thế kỷ 14 thì vua Trần Thuận Tông đã phải rơi vào cảnh hệt như Lý Huệ Tông. Năm 1398, Hồ Quý Ly ép Thuận Tông ngường ngôi cho Thái tử Trần An với cớ Thuận Tông có vấn đề về thần kinh, lên làm Thái thượng hoàng và khuyên ông đi tu theo Đạo giáo, giống như Huệ Tông sau khi bị bệnh về thần kinh bị người nhà Trần ép phải nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng. Chiếu nhường ngôi của Trần Thuận Tông viết:

"Trẫm trước vốn mộ đạo, không có bụng làm vua, không có đức mà tạm giữ ngôi thực khó làm nổi. Huống chi bệnh thần kinh thường phát ra, thờ cúng và chính sự đều không làm được. Lời thề nguyền trước trời đất quỷ thần đều nghe. Nay nên nhường ngôi để vững nghiệp lớn, hoàng thái tử Án có thể lên ngôi hoàng đế. Phụ chính thái sư Lê Quý Ly là quốc tổ nhiếp chính. Trẫm tự làm thái thượng nguyên quân hoàng đế, tu dưỡng ở cung Bảo Thanh để thỏa chí xưa".

Tháng 4, năm 1399, Hồ Quý Ly ép Thuận Tông phải đi tu đạo ở quán Ngọc Thanh, thôn Đạm Thuỷ. Quý Ly ngầm sai nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn đi theo để trông nom coi sóc. Thuận Tông hỏi Cẩn: "Anh đi theo ta, ý muốn làm gì?". Cẩn không nỡ nói rõ. Quý Ly làm thơ bảo Cẩn rằng: "Nếu nguyên quân không chết, thì nhà ngươi phải chết". Cẩn dâng thuốc độc, Thuận Tông không chết, lại dâng nước dừa và không cho ăn, cũng không chết. Quý Ly bèn sai Xa kỵ thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh đem thắt cổ cho chết.

Câu chuyện Lý Huệ Tông và Trần Thuận Tông giống nhau từ hoàn cảnh đến kết cục. Hoàn cảnh là 2 vị vua đều mất quyền lực và bị bức nhường ngôi rồi phải đi tu. Kết cục là cả 2 vị nguyên quân sau khi đi tu đều không thoát khỏi cảnh phải chết sớm. Lý Huệ Tông mất năm 32 tuổi còn Trần Thuận Tông mất năm 22 tuổi.

Trước sự trùng hợp như vậy được ghi chép trong chính sử thì hậu thế đều tin rằng lời nguyền của Lý Huệ Tông với nhà Trần là linh ứng. Trong tâm lý người Việt thì rất tin chuyện quả báo nên không mấy ai hoài nghi về tính xác thực trong việc Lý Huệ Tông ra lời nguyền với nhà Trần.

Trở lại câu chuyện Trần Thủ Độ đối xử với Lý Huệ Tông thời điểm 1226. Việc Trần Thủ Độ canh phòng nghiêm ngặt Lý Huệ Tông là điều dễ hiểu, thậm chí bức tử vị thượng hoàng nhà Lý cũng không lạ khi đó là mối lo hàng đầu trong việc giữ ngôi vua cho họ Trần. Nhưng chi tiết Lý Huệ Tông khấn nguyền họ Trần trong phòng ngủ mà đưa vào sử thì thật bất bình thường. Đơn giản trong buồng kín, lời khấn thầm đó làm sao lọt ra ngoài. Hơn nữa, có ai thính tai nghe thấy cũng đâu dám nói đến tai sử quan chuyện mang vạ vào thân này. Suy cho cùng đó cũng chỉ là những chuyện dân gian được ghi vào sử mà không ghi chú rõ để hậu thế dễ coi là thực. Điều này cũng giống như câu chuyện mà trước đó chúng tôi đã nêu trong bài viết minh oan cho Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng.

Câu chuyện sử chép "như thật": "Lúc sắp mất, cầm tay Quốc Tuấn trối trăng lại rằng: "Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha dầu chết cũng không nhắm mắt được!". Trong bụng Quốc Tuấn vẫn không cho câu nói ấy là đúng. Khi quân Nguyên sang xâm lấn, một mình nắm hết quyền bính trong nước trong quân, có lần Quốc Tuấn đem câu trối trăng của cha hỏi hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người can ngăn, nói: "Nếu thi hành kế ấy, dầu có giàu sang được một lúc, mà tiếng xấu để mãi đến ngàn đời. Đại vương bây giờ chả phải đã giàu sang rồi ư? Chúng tôi tình nguyện chết già làm người nô bộc, chứ không muốn làm sự bất trung bất hiếu để cầu may mà được một chức quan, chúng tôi mong học được như người mổ dê tên là Duyệt ở thời Xuân Thu ngày trước". Quốc Tuấn nghe hai người gia nô nói, vừa cảm động ứa nước mắt vừa khen ngợi.

Có lần Quốc Tuấn giả vờ hỏi dò ý con là Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn rằng: "Cổ nhân giàu có cả thiên hạ, để truyền cho con cháu về sau, việc ấy con nghĩ thế nào?". Quốc Nghiễn thưa rằng: "Việc ấy đối với người khác họ cũng không nên làm, huống chi là người cùng một họ". Quốc Tuấn rất lấy làm phải; sau lại đem câu ấy hỏi con thứ là Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, Quốc Tảng tiến thẳng đến, nói: "Tống Thái Tổ là một người làm ruộng, chỉ nhờ gặp thời vận mà lấy được thiên hạ". Quốc Tuấn liền tuốt gươm ra kể tội rằng: "Những người bầy tôi phản loạn chính là do những đứa con bất hiếu mà ra". Nói rồi có ý muốn giết đi. Quốc Nghiễn vội chạy ra kêu khóc xin nhận tội thay, mãi sau mới được Quốc Tuấn tha cho. Khi Quốc Tuấn sắp mất, bảo Quốc Nghiễn rằng: "Sau khi ta chết, đậy nắp áo quan đâu đấy xong rồi, sẽ cho Quốc Tảng vào viếng khóc".

Tuy nhiên, chúng tôi bác bỏ tính xác thực của sự kiện này vì những câu chuyện cha con riêng tư nhạy cảm (giữa An sinh vương Trần Liễu với Hưng Đạo vương và giữa Hưng Đạo vương với 2 người con) như vậy thì đâu có thể lọt ra ngoài để vào trang sử. Nếu thực sự có chuyện lọt ra như vậy thì làm gì có chuyện sau này Quốc Tảng được trọng dụng là trụ cột của triều đình.

Những câu chuyện lời khấn nhỏ của Lý Huệ Tông nơi phòng ngủ hay lời bàn riêng của cha con Hưng Đạo vương có lẽ chỉ là những giai thoại dân gian tồn tại thời kỳ cuối nhà Trần được các sử gia nhà Lê ghi vào. Giai thoại lời nguyền của Lý Huệ Tông rất có lợi cho Hồ Quý Ly vì nó cho thấy việc nhà Trần mất ngôi cũng giống như cái giá của chuyện nhân quả. Có thể tin rằng khi nhà Trần hưng thịnh thì giai thoại như vậy khó tồn tại và càng không thể được đưa vào sử sách. Liệu giai thoại đó có phải người của Hồ Quý Ly thời kỳ mạt Trần tung ra để mê hoặc nhân tâm không?

Và giai thoại đó cũng rất có lợi cho nhà Lê. Khi Lê Thái Tổ đánh bại quân Minh lập triều đình thì nhà Lê cũng e ngại có nơi còn nhớ đến nhà Trần. Bản thân khi Lê Lợi ban đầu dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn cũng phải mượn cái danh của Trần Cảo ngoài việc để đối phó với chiêu bài của nhà Minh cũng là để có sự chính danh khi hiệu triệu thiên hạ. Điều đó cho thấy dân chúng thời điểm đó cũng chưa hẳn quên nhà Trần. Cũng đừng quên Trần Ngỗi (Giản Định Đế), Trần Quý Khoáng (Trùng Quang Đế) công đức chưa là bao nhưng nhờ danh là hậu duệ vua Trần nên khi hiệu triệu mà được không ít người hưởng ứng chẳng khác gì Lưu Bị thời Tam Quốc.

Do vậy, các sử gia nhà Lê có thể dễ dàng chấp nhận "thuyết" về lời nguyền của Lý Huệ Tông để giúp người trong thiên hạ dễ dàng chấp nhận việc nhà Trần phải lui xuống vũ đài lịch sử và càng đề cao sự chính thống, vâng theo đạo trời - tiếp nối triều đại của nhà Lê.

Anh Tú

Đọc thêm:

Cháu nội của Hưng Đạo vương và bài thơ sấm báo nhà Trần sẽ mất?

Phản thần từ nhánh Trần Liễu bị gia tướng của Hưng Đạo vương tiễu trừ

Trần Thủ Độ là cháu ngoại vua Lý, sinh tại nước Kim?

Thử minh oan cho Trần Thủ Độ trong 'vụ thảm sát người họ Lý'


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Trần Thủ Độ là cháu ngoại vua Lý, sinh tại nước Kim?

Trần Thủ Độ hiểu rất rõ quân Nguyên Mông, nên khi chúng kéo quân sang đánh nước ta thì nhiều kẻ lo sợ muốn đầu hàng, nhưng Trần Thủ Độ lại mạnh mẽ trả lời trước Hoàng đế Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Tướng quân người Việt giúp Hàn Quốc chống quân Nguyên

Hiện tại HLV Park Hang-seo đang giúp đội tuyển Olympic Việt Nam viết những trang sử đáng nhớ tại Asian Games. Nhưng cũng đừng quên là trước đó, có một danh tướng Đại Việt dùng binh pháp của người Việt để chặn đứng đà xâm lăng của vó ngựa Nguyên Mông bằng chính binh pháp của người Việt.

Mèo nào cắn mỉu nào

Cũng là chỉ “mèo” cả thôi, nhưng so với miu thì dường như cái con vật được gọi là "mỉu" ấy lại trở lên dữ tợn ghê gớm đến mức trở thành kỳ phùng địch thủ của con vật được gọi là mèo.

Hình ảnh Hà Nội xưa cũ xuất hiện trên báo Mỹ

Cuốn sách của E.Crawford với tựa đề “Hanoi Streets 1985-2015” (tạm dịch: Phố phường Hà Nội thời kỳ 1985-2015) do Nhà xuất bản Images của Mỹ xuất bản. E. Crawford là một trong số ít những nhiếp ảnh gia phương Tây may mắn được tiếp cận với Thủ đô Hà Nội thời kỳ sau chiến tranh kết thúc.

Cần minh oan cho con trai Hưng Đạo vương bị vu tội phản nghịch

Trong số 4 người con của Hưng Đạo vương thì Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng được ghi chép kỹ nhất bởi nghi án mà theo chúng tôi là rất oan uổng. Các bộ chính sử đều chép điển tích Hưng Đạo Vương thử lòng con để khi hậu thế đọc lại thì mặc nhiên cho rằng Trần Quốc Tảng là người có lòng phản nghịch.

Trần Quốc Tuấn được phong vương muộn là ‘đúng quy trình’?

Do có những công lao vĩ đại nên năm Trùng Hưng thứ 5 (1289), Trần Quốc Tuấn được phong làm Đại vương, tước cao cực phẩm của triều đình khi ấy vì danh hiệu Đại vương trước đó vốn chỉ dành cho anh em ruột của nhà vua.

Còn những con người như thế, đâu đó trên cõi đời này

Tôi mắc nợ cha tôi một lời nói yêu thương và một cái ôm, nên bài viết chân thực này về ông như một lời tạ lỗi. Ông như một hạt giống, một niềm tin sống mãi, của một thế hệ những con người có lý tưởng sống, có dũng khí và nhân cách cao thượng nhất mà tôi từng hạnh phúc được sống.

Tiếp tục kiến nghị đưa Dinh Thượng thơ vào danh mục di tích cần được bảo tồn

Với kiến trúc độc đáo và tuổi đời khá lâu, nhưng đến nay Dinh Thượng Thơ vẫn không được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP.HCM. Nguy cơ tòa nhà cổ này bị phá bỏ là rất cao. Vì vậy Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị thành phố bổ sung tòa nhà 130 tuổi này vào danh mục bảo tồn.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024