Đáp: Nếu bạn tiếp tục dạy bằng việc đọc bài giảng thì sinh viên sẽ tiếp tục tới lớp và nghe điều bạn dạy thay vì học bằng đọc tài liệu trước khi lên lớp. Cách tốt hơn là thay đổi phương pháp dạy từ đọc bài giảng sang thảo luận trên lớp và yêu cầu họ trả lời câu hỏi mà họ phải đọc trước để biết câu trả lời. Sau đây là phương pháp đơn giản tôi dùng:
Sinh viên được yêu cầu đọc bài báo kĩ thuật và chuẩn bị tới lớp để trình bày điều họ đã đọc cho lớp. Tôi sẽ hỏi người tình nguyện nhưng nếu không ai tình nguyện thì tôi sẽ chọn ngẫu nhiên hai sinh viên làm bài trình bày. Mỗi người được cho 10 phút trình bày cho lớp (tôi cũng nhắc họ rằng điều này sẽ giúp cải tiến kĩ năng trình bày của họ nữa.)
Sau bài trình bày của sinh viên, tôi sẽ chọn hai sinh viên nữa để nói cho lớp phần nào của bài đọc mà họ không hiểu, và tóm tắt thảo luận tại sao những khái niệm này gây lẫn lộn. Sinh viên hiếm khi hiểu mọi thứ trong việc đọc bài kĩ thuật nhưng họ hiếm khi đề nghị thầy giáo giải thích. Bằng việc để cho họ nhận diện những vấn đề còn lẫn lộn, điều đó phản ánh mức độ hiểu nội dung bài đọc. Dựa trên cái vào của họ, tôi có thể giải thích chi tiết để chắc rằng lớp hiểu chúng. Thỉnh thoảng vấn đề bị lẫn lộn hay câu hỏi của họ có thể đi ra ngoài nội dung bài đọc. Một số phản ánh tò mò của sinh viên về chủ đề và làm lộ ra điều họ nghĩ về nội dung bài đọc. Điều này sẽ cho tôi biết lớp hiểu rõ đến đâu việc đọc bài.
Để khuyến khích sinh viên đọc tôi đặt ra qui tắc rằng sinh viên trình bày cho lớp hay nêu ra câu hỏi về bài đọc cho lớp thảo luận sẽ nhận được điểm ngang với trả lời câu hỏi hàng tuần VÀ họ không phải làm bài kiểm tra của tuần đó. Phần lớn sinh viên không thích làm câu hỏi kiểm tra vào thứ sáu, họ ưa thích đọc và trình bày cho lớp cho nên họ tình nguyện đọc và chuẩn bị thay vì làm bài kiểm tra. Tôi ngạc nhiên nhiều sinh viên sẵn lòng đọc trước lớp để tránh bài kiểm tra cho nên sau vài tuần, hầu hết mọi sinh viên đều đọc và tình nguyện trình bày hay tình nguyện nêu câu hỏi cho lớp thảo luận.
Tất nhiên, tôi đánh giá việc trình bày và câu hỏi một cách cẩn thận trước khi cho điểm nhưng tôi thấy rằng phần lớn bài trình bày đều có suy nghĩ và phản ánh việc hiểu của họ trong đọc bài. Bởi vì nhiều sinh viên đọc cẩn thận, thảo luận trên lớp cũng có chiều sâu hơn. Sinh viên đưa ra các bình luận có nghĩa và tranh luận các khía cạnh có ý nghĩa nhất của bài báo kĩ thuật, tất cả đều với rất ít sự giúp đỡ của tôi.
Ích lợi của thảo luận trên lớp so với đọc bài giảng là ở chỗ tôi có thể nhận diện các khu vực mà sinh viên đang trải qua khó khăn và những khu vực họ biết rõ. Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng bằng việc chuẩn bị trình bày trong lớp họ học nhiều hơn trong việc đọc, điều đó làm cho họ nghĩ sâu hơn về bài đọc. Họ cũng thu được tự tin nhiều hơn vào năng lực của họ để trình bày, thảo luận vì làm điều đó họ phải đọc bài cẩn thận. Tôi gợi ý bạn thử phương pháp dạy đơn giản này.
A teacher wrote to me: “My students do not like to read before the class. They often come to class unprepared and expect that I explain everything in lecture. How can I encourage them to read more since class time is limited?”
Answer: If you continue to teach by lecturing then students will continue to come to class and listening to what you teach rather than to learn by reading materials before coming to class. A better way is to change the teaching method from lecturing to class discussing and asking them to answer questions that they must read ahead to know the answers. Following is a simple method that I used:
Students are asked to read a technical article and be prepared come to class to present what they have read to the class. I will ask for volunteer but if no one volunteers than I will randomly select two students to do the presentation. Each is given 10 minutes presentation to the class (I also remind them that this will help improve their presentation skills too.) After the students’ presentation, I will select two more students to tell the class about what part of the reading that they do not understand, and briefly discuss why these concepts are confusing. Students seldom understand everything in a technical reading but they rarely ask the teacher to explain. By having them identify these confusing issues, it reflects their level of understanding of the reading’s content. Based on their inputs, I can explain in detail to make sure that the class understands them. Sometime their confusing issues or questions may go beyond the reading content. Some reflects students’ curiosity about the topic and reveals what they think about the reading content. This will let me know how well the class understands the reading assignment.
To encourage students to read I set a rule that student who present to the class or raise questions about the reading for the class to discuss will receive a score similar to a weekly quiz AND they do not have to take the weekly quiz. Most students do not like to have quiz on Friday, they prefer to read and present to the class so they volunteer to read and present rather than take the quiz. I was amazed at how many students are willing to read before the class to avoid a quiz so after several weeks, almost every student would read and volunteer to present or volunteer to raise questions to the class to discuss.
Of course, I judged the presentation and the questions carefully before given the score but I found that most presentations were thoughtful and reflected their understanding in the reading. Because many students read carefully, class discussions were also more in-depth. Students made meaningful comments and debated the most significant aspects of the technical article, all with substantially less help from me.
The benefit of class discussion to lecturing was that I could identify areas where students were experiencing difficulty and those that they knew well. Most students told me that by preparing to present in class they learn more in reading, it made them think deeply about the readings. They also gain better confidence in their capability to present, to discuss because to do that they had to read the article carefully. I recommend you to try this simple teaching method.