Năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện cảm động: Khi mỗi người đều có thể trở thành 'anh hùng'

01/02/2022 13:00
Năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện cảm động: Khi mỗi người đều có thể trở thành 'anh hùng'

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn với mỗi chúng ta. Đứng trước đêm đen khó khăn ấy, chúng ta vẫn có thể vượt qua tất cả nhờ ánh sáng của lòng tốt, của tình thương và cả sự hy sinh cao thượng.

Anh Mạnh lái xe - biểu tượng sáng về sự can đảm và lòng tốt

Nguyễn Ngọc Mạnh (SN 1990, trú tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) - một tài xế xe tải bình thường nhưng bỗng chốc lại trở thành "người hùng đời thường" khiến người ta không khỏi nể phục mỗi khi nhắc tới.

Sự nể phục ấy bắt đầu từ câu chuyện anh đã chẳng hề suy tính mà liều mình cứu sống một bé gái 3 tuổi rơi xuống từ tầng 12 của tòa nhà. Cụ thể, vào khoảng 17h30 ngày 28/2, bé N.P.H. (3 tuổi) ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can ban công ở tầng 12A rơi xuống. Phát hiện ra sự việc, anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã lập tức trèo lên mái che của sảnh và đỡ được bé gái.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 1.

Trong những chia sẻ đầu tiên của anh Mạnh sau khi lao ra cứu em bé rơi từ tầng 12 , anh cho biết: Từ lúc phát hiện em bé đang chới với ở lan can, cho đến lúc rơi xuống và anh lao ra đỡ, thời gian là khoảng 1 phút.

Chỉ 1 phút ngắn ngủi ấy, người lái xe tải đã trèo lên bức tường, đã đứng căn chỗ em bé rơi, đã đưa tay ra đón. Mọi hành động đều xảy ra gấp rút và kịp thời. Anh Mạnh nói rằng, ngay khi nghe tiếng tri hô, anh thậm chí còn chẳng kịp suy nghĩ gì mà chỉ lao ra tìm cách cứu em bé.

"Tôi trèo lên mái tôn cao khoảng hơn 2m để tìm cách đỡ cháu. Mái tôn là mái che của một lối dẫn xuống khu vực để xe, nên bị nghiêng. Tôi vừa cố trèo, vừa đưa tay ra cố gắng đỡ cháu. Khi bé rơi xuống, tôi chỉ kịp đỡ lấy để bé không rơi xuống đất", anh Mạnh chia sẻ.

Cũng theo anh Mạnh, rất may mắn cháu bé đã rơi trúng tay mình, cả hai cùng ngã xuống khiến mái tôn lõm hẳn một khoảng. Sau khi cứu được cháu bé, tay anh Mạnh bị bong gân nhẹ. Còn cháu bé được đưa đi bệnh viện Nhi cấp cứu.

"Tôi chỉ là một người bố bình thường, làm việc này vì lương tâm. Sau khi biết bé an toàn, tôi vẫn còn run sợ, vội vã tìm về nhà để gặp con gái của mình. Chỉ khi ôm con vào lòng tôi mới vơi đi nỗi sợ, con gái tôi cũng bằng tuổi bé gái ấy" - Anh Mạnh xúc động chia sẻ.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 2.

Ngay trong tối ngày diễn ra sự việc, điện thoại anh Mạnh liên tục nhận các cuộc gọi, nhắn tin từ các số lạ ập đến. Ai ai cũng bày tỏ cảm phục gọi anh là "anh hùng, siêu nhân…" đến lúc máy hết pin sập nguồn.

Đánh giá về điều này, anh Mạnh cho rằng, đó là danh xưng quá cao. "Tôi thấy mọi người gọi thế cao quý quá, khi họ hỏi tôi cũng cố gắng lảng tránh. Thực sự tôi chỉ muốn cuộc sống của tôi như cũ thôi, sự việc này đột xuất quá, ảnh hưởng đến các dự tính của tôi. Bây giờ rất nhiều mạnh thường quân, nhiều người gọi điện giúp đỡ, chắc tôi phải tắt nguồn điện thoại mất".

"Hàng ngày tôi vẫn đi lái xe, chuyển đồ bình thường. Công việc này đã giúp gia đình tôi đầy đủ hơn những việc khác mà tôi đã làm. Còn về quán cắt tóc, tôi sẽ để về già rồi mở tiệm cắt cho vui", anh Mạnh chốt lại.

Chiều 1/3, đại diện UBND TP. Hà Nội, đoàn thanh niên TP. Hà Nội, UBND huyện Đông Anh đã có mặt tại thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh để trao bằng khen, gửi lời động viên đến cá nhân anh Nguyễn Ngọc Mạnh.

Người đàn ông miền Tây 8 năm chăm chồng cũ của vợ như anh em ruột thịt

Câu chuyện về anh Nguyễn Văn Kiên (31 tuổi, quê Kiên Giang) - người đã ròng rã 8 năm qua chăm chồng cũ của vợ đã khiến nhiều người không khỏi cảm động và khâm phục.

Anh Kiên và chị Tiền quen nhau trong thời gian chung sống cùng dãy trọ tại Sóc Trăng. Hai người đơn độc tha phương mưu sinh dần trở nên thân quen rồi quyết định đăng ký kết hôn và chính thức về chung một nhà. Trước đó, chị Tiền từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ sau 5 năm chung sống.

Trao đổi với VietnamNet, chị Tiền cho hay, cưới nhau được vài hôm, trong một đêm mưa gió, chị nhận được tin người thân ở quê báo anh Bé Hai (chồng cũ của chị) bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, đang cấp cứu trong bệnh viện ở An Giang.

Nghĩ cảnh chồng cũ vốn mồ côi cha mẹ, nay gặp nạn không ai chăm sóc, chưa kể khi phẫu thuật không có người thân để ký giấy tờ nên chị Tiền nói với anh Kiên về quê vài hôm để thăm anh Bé Hai. Anh Kiên gật đồng ý ngay.

"Lúc đó, tôi nói với anh Kiên, dù đã ly hôn với chồng cũ, cả hai không còn tình cảm với nhau, song không thể bỏ anh ấy trong hoàn cảnh khó khăn như thế. Nghe tôi nói, anh Kiên gật đồng ý và cùng tôi đội mưa, bắt xe khách về An Giang", chị Tiền kể lại.

Trong bệnh viện, ban ngày chị Tiền chăm sóc anh Bé Hai, đêm anh Kiên vào thay vợ chăm sóc chồng cũ của vợ từ ăn uống, tắm rửa đến thuốc men… không một lời than vãn. Nhiều người hỏi về mối quan hệ của hai người, anh Kiên đáp: "Anh ruột tôi đó".

Anh Bé Hai xuất viện, nhưng bị liệt tứ chi phải nằm một chỗ, mắt hỏng một bên. Cũng vì vậy mà 8 năm qua mọi việc tắm giặt, cơm nước cho Bé Hai đa phần do Kiên đảm nhận.

"Lúc đầu, thấy vợ chăm sóc anh Bé Hai cực khổ quá nên tôi đỡ đần. Dần dần chăm sóc anh ấy tôi xem như chăm anh ruột của mình", anh Kiên vừa đút cơm cho anh Bé Hai ăn, vừa nói.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 3.

8 năm qua, hằng ngày, anh Kiên đều chăm sóc anh Bé Hai như anh ruột của mình

 

"Anh Bé Hai nói, Kiên tốt với anh ấy như anh em ruột. Nếu không có anh Kiên, chưa chắc anh ấy sống tới giờ", chị Tiền chia sẻ. Dù chỉ nằm một chỗ nhưng anh Bé Hai vẫn tỉnh táo, nói chuyện bình thường. Anh nói với chị Tiền, không biết lý do gì mà Kiên lại tốt với mình đến thế.

Báo Pháp luật Việt Nam cho hay, người chồng trẻ không đi làm xa mà ở lại An Giang cùng vợ. Khi dịch COVID-19 chưa bùng phát, anh làm phụ hồ, bắt cá, bán nước nhưng do ảnh hưởng của dịch nên chuyển sang bán rau dạo. Chị Tiền trước đây phụ chồng bằng nghề bán vé số, nay bụng bầu sắp sinh cũng chỉ ở nhà nhặt lựa rau để hôm sau anh đi bán sớm.

Dù là trụ cột kinh tế gia đình năm miệng ăn, nhưng hễ về nhà là người đàn ông này lại "tranh việc" của vợ. Chị Tiền chỉ phụ vài việc lặt vặt và chăm sóc hai cậu con trai, một đứa 14 tuổi con chồng cũ, một đứa 5 tuổi con chồng mới.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 4.

Khi chưa được mạnh thường quân giúp đỡ, anh Kiên chị Tiền tắm cho anh Bé Hai trên chiếc xe đẩy được cải tạo lại thành giường nằm. Ảnh: Huỳnh Hoàng Thảo

 

"Nhiều lúc thấy ảnh cực, vẫn hỏi sao thương em thế. Ảnh chỉ nói không thương vợ thì biết thương ai", chị Tiền kể. Người phụ nữ còn tự hào khoe thường được bà con chòm xóm kéo lại hỏi bí quyết làm sao lấy được người chồng đảm đang như vậy.

Tám năm trước do không có tiền nên cặp vợ chồng này không tổ chức đám cưới, cũng chẳng chụp tấm ảnh chung nào. Giờ nhà mới được sơn sửa, Kiên chỉ mong có được bức ảnh hai vợ chồng treo tường, như nhiều gia đình khác. Anh tính tiết kiệm đến khi nào được khoảng 2 triệu đồng đưa vợ đến một studio chụp vài tấm. Tiền tích chưa đủ thì chị Tiền lại mang bầu.

"Đợi đứa bé này sinh ra, cả gia đình sẽ chụp chung một tấm làm kỷ niệm", Kiên nói với vợ. Anh đưa tay tính toán vị trí đặt bức ảnh trên tường và hình dung khuôn mặt mỗi thành viên gia đình trong ảnh, trong đó không thể thiếu anh Bé Hai.

Cha đẻ của ATM Oxy - đem lại sự sống cho hàng chục ngàn bệnh nhân nguy kịch, nhập viện vẫn miệt mài thiện nguyện

Anh Hoàng Tuấn Anh (36 tuổi) - cha đẻ của "ATM Oxy" (trước đó cũng là cha đẻ của "ATM gạo") cùng những người đồng đội của mình đã mang lại sự sống cho cho hàng ngàn bệnh nhân ngay trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng oxy của người bệnh tại TP.HCM ngày càng tăng, nhất là các F0 điều trị tại nhà.

Với thông điệp "Trao oxy - nối dài sự sống", ATM Oxy cung cấp máy oxy, bình oxy hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ cho hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế được thuận lợi hơn, giúp bệnh nhân đang điều trị Covid-19 sớm hồi phục.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 5.

Chia sẻ về quá trình lên ý tưởng ra đời ATM Oxy, anh Hoàng Tuấn Anh cho biết: "Trước đó tôi có đọc câu chuyện một người cha di chuyển sau 18h để chở bình Oxy về cứu con trai đang bị U gan nguyên bào, thấu hiểu được hoàn cảnh của người cha luôn vì con, tôi đã cấp tốc triển khai ATM Oxy để hỗ trợ kịp thời việc điều trị, hi vọng nối dài sự sống cho các bệnh nhân".

Kế hoạch của của ATM Oxy trong giai đoạn đầu là nhóm tình nguyện viên của công ty anh Tuấn Anh sẽ cùng Thành Đoàn TP.HCM lập trạm ATM Oxy miễn phí tại tất cả các quận huyện và TP. Thủ Đức, Hội Doanh Nhân trẻ sẽ đứng ra huy động 900 bình oxy (8 lít) để phủ các trạm.

Sau khi Hội Doanh Nhân Trẻ huy động được doanh nghiệp và cá nhân khoảng 300 - 900 bình, ATM Oxy sẽ mở rộng khắp 22 quận huyện và TP. Thủ Đức. Mỗi ngày các xe bán tải của đội phản ứng nhanh sẽ đi nạp khí oxy tại các trạm sang chiết ở ngoại thành và tỉnh lân cận sau đó đem về các trạm ở các quận huyện.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 6.

Nguyện vọng của "cha đẻ" ATM Oxy ngoài việc hỗ trợ các bệnh nhân, các F0 tại nhà, trong giai đoạn 2 ATM Oxy sẽ hỗ trợ đổi bình oxy miễn phí cho các bệnh viện với số lượng dự kiến là 5.000 tới 10.000 bình

 

Giai đoạn 3 ATM-Oxy cho các bệnh viện mượn để sau này TP.HCM giảm dịch thì có thể hỗ trợ các tỉnh thành khác trên cả nước. Giai đoạn tiếp theo cần bổ sung đến bình nhập khẩu.

Trong vòng 3 tháng hoạt động, "ATM oxy" đã triển khai 23 trạm tại 22 trụ sở quận - huyện đoàn và Thành Đoàn Thủ Đức, cũng như mở rộng tại 418 trạm y tế lưu động trên địa bàn TP với quy mô hơn 7.000 bình oxy.

Ngoài ra, "ATM oxy" đã hỗ trợ bình oxy cấp cứu kịp thời cho hơn 30.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà có triệu chứng trở nặng hoặc người dân có nhu cầu đổi oxy để tiếp tục điều trị các bệnh nền, bệnh mãn tính.

Đặc biệt, đến thời điểm đầu tháng 11, anh Hoàng Tuấn Anh không may mắc Covid-19 và có lúc phải điều trị tại bệnh viện, Tuy vậy, anh vẫn thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội việc bản thân trở thành F0 để chia sẻ kinh nghiệm đến mọi người

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 7.

Hình ảnh hiếm hoi mà cha đẻ "ATM oxy" Hoàng Tuấn Anh chia sẻ khi phải đến bệnh viện điều trị Covid-19 vì chỉ số SpO2 giảm nhưng vẫn điều hành hỗ trợ oxy đến các F0

 

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, trong khoảng thời gian nhập viện điều trị Covid-19, anh Hoàng Tuấn Anh vẫn tiếp tục công việc điều hành hỗ trợ oxy cho các F0 trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ở TP.HCM tăng trở lại và hỗ trợ cả các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, An Giang ... Điều này đã khiến nhiều người không khỏi cảm động.

"Gắn bó với công việc thiện nguyện xuyên suốt mùa dịch, tôi luôn chuẩn bị tâm lý có thể trở thành F0 bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, khi đã mắc Covid-19, tôi mới thật sự hiểu được nỗi lo sợ và đồng cảm với họ nhiều hơn. Hiện tại, "ATM oxy" đang hỗ trợ oxy chính cho các trạm oxy lưu động; đồng thời cũng hỗ trợ cho các tỉnh thành khác nữa" - cha đẻ "ATM oxy" Hoàng Tuấn Anh chia sẻ.

Doanh nhân gần 80 tuổi bỏ tiền túi thuê 2 máy bay trị giá 400 triệu đưa đồng hương từ tâm dịch về Quảng Nam

Ông Trần Công Cảnh (76 tuổi), Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại tỉnh Bình Phước, là người đã tự chi số tiền lên tới 400 triệu đồng thuê máy bay giúp 400 người từ TP.HCM về Quảng Nam ngày 31/7.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Cảnh cho biết khi dịch Covid-19 tại TP HCM và các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Quảng Nam có chủ trương đưa người dân gặp khó khăn về quê.

Thông qua Hội đồng hương Quảng Nam tại TP HCM, ông Cảnh được biết có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, là người già, bệnh tật, thai sản, trẻ em.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 8.

"Thấy tình hình bà con khó khăn, anh em đồng hương chủ động đề xuất cách này cách kia để hỗ trợ. Tôi thấy đối với người lớn tuổi, thai sản, trẻ em, bệnh tật mà phải đi ôtô thì tội quá, vất vả quá nên nghĩ ra cách, ráng cho họ về bằng máy bay. Vậy nên 2 chuyến bay vừa rồi toàn là những đối tượng ưu tiên như vậy. Với những thanh niên còn khỏe mạnh thì động viên cho các em đi ôtô về" - ông Cảnh chia sẻ.

Theo Dân Trí, hai chuyến bay BL6070 và BL6072 chở 380 hành khách, trong đó có 282 người lớn, 70 trẻ em và 28 trẻ nhỏ, hầu hết là người lớn tuổi, bệnh tật, phụ nữ mang thai, trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Ngay sau khi hạ cánh, toàn bộ người dân đã được UBND tỉnh Quảng Nam và cơ quan chức năng hướng dẫn ra và bố trí đưa về cách ly tập trung, bảo đảm quy trình khép kín phòng chống dịch.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 9.

Hai chuyến bay chở 380 hành khách rời TP.HCM về Quảng Nam (Ảnh: Dân trí)

Chia sẻ với Người lao động, ông Trần Công Cảnh cho biết bản thân sinh ra từ gốc rạ, mười mấy tuổi đã phải xa quê vào miền Nam nên ông thấu hiểu nỗi lòng, nỗi khổ của người xa quê.

Ông Cảnh là một doanh nhân thành đạt, đã nghỉ hưu. Thời gian rảnh, ông chú tâm vào công tác thiện nguyện. Không chỉ đợt dịch này, các đợt dịch trước hay thời điểm mưa lũ, ông luôn hướng lòng mình về quê hương xứ Quảng.

Thậm chí ông Cảnh còn chia sẻ bản thân từng phải đi mượn nợ ngân hàng để mà làm thiện nguyện: "Ví dụ hồi năm 2010, tôi thấy tụi trẻ ở xã Minh Đức (Hớn Quảng, Bình Phước) cực quá. Đường đồi núi mưa xuống sình lầy ngập tới ống chân mà tụi nó phải cuốc bộ mấy cây số mới tới trường. Vậy là tôi hứa sẽ xây cho các em một ngôi trường tiểu học. Lúc đó, tôi tính toán chỉ hết khoảng 1,5 tỷ đồng.

Nhưng đợi qua năm sau khởi công, vật tư lên quá mức, tổng kinh phí đội lên 2,5 tỷ đồng, tức là gần gấp đôi. Tôi phải đi mượn ngân hàng để có tiền. Nhưng cũng may, đúng đợt đó cây kiểng tự nhiên khan hiếm. Tôi vốn mê cây cảnh nên từ lâu đã có vài cây quý, liền đem bán đi 1 cây được ngay 500 triệu để xây trường.

May mắn như vậy với tôi thường xuyên lắm. Cho nên tôi làm công tác từ thiện dù có hết bao nhiêu cũng không bao giờ phải suy nghĩ. Giống như số tiền 2,5 tỷ đồng mà mình bỏ ra xây trường hồi 2011, nếu từ góc độ kinh doanh thì phải đem đi mua đất chứ. Vì nếu mua thì giờ lấy lãi gấp 10 rồi. Nhưng có cách làm khác hay hơn. Đấy là mình đem giúp bà con thì thứ trời ban cho mình lại nhiều hơn cả cái lãi lời thông thường mà mình tính ra được".

Ông Cảnh thổ lộ với truyền thống của gia đình mình, ước nguyện của ông là chăm lo cho người khó khăn. Ông đã làm mấy chục năm nay rồi và tiếp tục làm cho tới khi "ôm nải chuối" mới thôi.

"Bác sĩ 91" 2 năm không ngừng lao vào tâm dịch, mái đầu bạc trắng bởi sự khốc liệt nơi "đầu chiến tuyến"

BS.CK2 Trần Thanh Linh - Trưởng khoa ICU, BV Chợ Rẫy, thường được biết đến với tên gọi thân thương "bác sĩ 91" bởi ông chính là người đã trực tiếp điều trị bệnh nhân số 91 nhiễm Covid-19 là phi công người Anh. Không chỉ vậy, tại BV Hồi sức Covid-19, BS. Linh vẫn đang đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc, chữa trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Qua 4 đợt bùng phát dịch, BS. Linh có mặt ở hầu hết các điểm nóng cam go nhất như Đà Nẵng, Gia Lai, Bắc Giang, TP.HCM và sau đó là cả Đắk Lắk, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết của các bệnh nhân vô cùng mong manh.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 10.

"Bác sĩ 91" chia sẻ về thời gian căng mình chống dịch Covid-19

 

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, trong 20 ngày ở Bắc Giang, BS Linh đã cứu chữa nhiều bệnh nhân từ cận tử đến hồi sinh xuất viện. Đến khi những bệnh nhân nặng ở đây giảm đáng kể thì Sài Gòn bất ngờ bùng phát nhiều ca bệnh phức tạp. Vị bác sĩ tức tốc bàn giao nhiệm vụ cho đồng nghiệp để từ Bắc Giang trở lại Sài Gòn tiếp ứng.

Ngày trở về, anh chia sẻ: "Chúng tôi về chắc chắn sẽ lao vào cuộc chiến với tất cả những kinh nghiệm và kiến thức của mình. Dù Bắc Giang, Hà Nội, miền Trung hay TP.HCM cũng đều là quê hương ruột thịt của chúng ta".

Về đến Sài Gòn, chưa kịp ngơi nghỉ, BS. Linh lao vào xử lý ngay các ca bệnh nặng rồi đi hỗ trợ các bệnh viện khác về kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo). Chưa xong, anh lại chạy xuống Bệnh viện Dã chiến Củ Chi hồi sức cho một ca nghiêm trọng. Bệnh nhân này được đánh giá còn nặng hơn ca phi công người Anh năm 2020.

Vất vả là thế nhưng BS. Linh chưa bao giờ tỏ ra kiệt sức hay xuống tinh thần. Mỗi lúc tan ca trực, hạnh phúc nhỏ nhoi của anh là gọi điện thoại về hỏi thăm vợ và đứa con trai sắp bước vào lớp 1. 2 năm chống dịch đi khắp các "chiến tuyến" là chừng ấy thời gian anh xa con, xa gia đình biền biệt.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 11.

Bác sĩ Trần Thanh Linh - "bác sĩ 91" luôn túc trực tại BV Hồi sức Covid-19

 

"Tôi nhớ cái ngày mình đi Bắc Giang là 26/5, 21 ngày sau tôi quay về để làm nhiệm vụ của một người con Sài Gòn, triển khai đơn vị hồi sức tại BV Chợ Rẫy rồi ra đây luôn.

Tôi đã từng nói với thằng bé nhỏ cách đây 1 năm, thời điểm tháng 9 này khi tôi đang cách ly sau chiến dịch ở Đà Nẵng. Cái mong muốn lớn nhất của một người cha xa nhà thường xuyên là được nắm tay con đi vào lớp 1.

Tôi luôn mong đến ngày đó của con mình, tôi sẽ được nắm tay dẫn con đi. Nhưng rồi dịch lại bùng phát, tôi vẫn chưa thể nào thực hiện được điều đó.

2 cái sinh nhật của con rồi, tôi đều thất hứa với nó. Từ tháng 7 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, người cha chưa tổ chức được sinh nhật cho con mình", bác sĩ Linh tâm sự.

Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong suy nghĩ của BS. Linh, bởi hơn ai hết, bác hiểu được một khi người làm nghề y đã ra trận, nhất là lúc dịch bệnh căng thẳng, việc hi sinh là điều không thể tránh khỏi.

Vào thời điểm căng thẳng nhất của dịch bệnh tại TP.HCM, BS. Linh chia sẻ bản thân cũng đã từng cảm thấy rất bất lực:

"Có những lúc tôi cảm thấy bất lực, cảm thấy cánh tay mình không đủ dài để ôm được nhiều hơn nữa. Khi vào đây bệnh nhân nguy kịch, nhìn thấy bệnh nhân 'đói khí' rồi nhiều bệnh nhân tử vong trong cảnh cô đơn, không có người thân bên cạnh… đến khi đi hỏa táng xong mới báo cho gia đình đem tro cốt về, những khoảnh khắc như vậy khiến mọi người rớt nước mắt.

Thật sự có nhiều đêm về tôi không ngủ được, gần như thức tới sáng để vào lại buồng bệnh. Bao nhiêu bệnh nhân nặng vẫn còn đó, bao nhiêu mất mát tang thương còn đó. Nó bắt buộc tôi phải quyết tâm để làm, không cho phép tôi từ bỏ cái gì nữa. Dù có vất vả, đối diện với nhiều nguy cơ nhưng mọi người đều quyết tâm trụ vững để làm sao cố gắng cứu được nhiều bệnh nhân nhất, đó là trách nhiệm của người làm y tế", BS. Linh xúc động.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 12.

Đoàn công tác của BV Chợ Rẫy lên đường hỗ trợ Đắk Lắk

 

Khi tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đã có bước chuyển biến tích cực khi số lượng bệnh nhân tại viện đã giảm. Với vai trò là Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19, có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở các tâm dịch của cả nước, sau khi được sự phân công của Ban Giám đốc BV, BS. Linh cùng đồng nghiệp đã đến chi viện, hỗ trợ các tỉnh miền Tây như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang... chống dịch.

BS. Linh cho biết, việc chi viện cho các tỉnh cũng là một cách để giúp các tỉnh cố gắng kiểm soát được dịch, đồng thời giúp TP.HCM bảo vệ thành quả mà suốt nhiều tháng qua TP đã cố gắng đạt được trong việc kiểm soát dịch bệnh.

"Khi TP.HCM quay trở lại cuộc sống bình thường, lượng lao động từ các tỉnh thành sẽ quay lại TP.HCM để làm việc, nếu lượng F0 được kiểm soát từ các tỉnh thì chúng ta sẽ an tâm hơn, làm sao giảm thiểu nguy cơ bùng phát đợt dịch mới trở lại", BS. Linh chia sẻ.

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và những thước phim chân thực đến ám ảnh về tàn khốc của đại dịch

Nếu nói đến một trong những bộ phim tài liệu gây chấn động trong năm vừa qua, không thể không nhắc tới "Ranh giới" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư.

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư sinh năm 1980, hiện công tác tại Trung tâm phim Tài liệu và Phóng sư của Đài truyền hình Việt Nam với tư cách đạo diễn phim tài liệu. Anh từng được khán giả biết đến với những bộ phim tài liệu không lời bình như "Hai Đứa Trẻ", "Lời Nhắn", "Cây Đời"... Đặc biệt, tác phẩm "Cây Đời" còn đưa về cho anh 2 giải thưởng Cánh Diều Vàng năm 2016 cho phim tài liệu xuất sắc và đạo diễn phim tài liệu xuất sắc.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 13.

Sau đó, anh tiếp tục cho ra đời các tác phẩm như "Miền Đất Hứa" nói về cuộc sống của các cô dâu ở Đài Loan hay "Chông Chênh" rồi "Đường về" nói tới quá trình tìm hài cốt của các liệt sĩ và gần đây nhất chính là những thước phim đầy chân thực trong bộ phim "Ranh giới".

Với thời lượng 50 phút, bộ phim đã lột tả chân thực cuộc chiến giành sự sống cho các thai phụ nhiễm Covid-19 của các y bác sĩ tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM.

Không một lời bình, nhưng từng giây từng phút của bộ phim đều khiến người xem ám ảnh và nghẹn ngào không thôi bởi những tiếng tiếng "píp" kéo dài từ máy monitor, những tiếng thở dốc, tiếng gọi gấp gáp, tiếng bước chân không ngừng của những bác sĩ trong bệnh viện... Tất cả chân thực đến tàn khốc.

Để có được những thước phim đắt giá, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư nói riêng và ê-kíp của Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự VTV nói chung đã ngược dòng vào tâm dịch, nằm vùng ở những điểm nóng và khốc liệt nhất.

Nói về những khó khăn trong quá trình làm phim, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất nằm ở giai đoạn trước khi đi, đó là lúc chúng tôi phải xác định mình sẽ làm gì. Sau khi chọn được đề tài về các thai phụ mắc Covid thì mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn.

Quá trình tiến hành ghi hình có nhiều khó khăn về điều kiện tác nghiệp, đồ bảo hộ rất nóng, trang thiết bị, tiếng thu thế nào? Khử khuẩn ra sao? Khó khăn lớn nhất là khi đã vào tận nơi, đối mặt với những ca cấp cứu và những tình huống bệnh nhân lên cơn khó thở, thèm được thở, những giây phút y bác sĩ quên mình giành giật sự sống. Khi đó, mình bị đặt vào là làm thế nào để có thể ghi lại được những hình ảnh đắt giá nhưng cũng phải nhân văn và truyền tải hết những thông tin mong muốn".

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 14.

Chia sẻ trong Chuyển động 24h phát sóng trực tiếp trưa 11/9 trên kênh VTV1, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư bồi hồi nhớ lại: "Nhớ về cảnh quay người đau đớn mất đi đứa con của mình, tôi thực sự ứa nước mắt. Sự đau xót khi phải chứng kiến nó rất là khủng khiếp.

Trước khi đi, bản thân tôi cũng không hiểu hết về Covid. Tất cả những gì từng xem trên các phương tiện truyền thông trước đây cũng là hình ảnh người bệnh nằm trên giường và cắm ống thở thôi.

Nhưng chỉ khi vào đấy chứng kiến, có đi, có thấm và hiểu thấu, ta mới tường tận những lúc đối diện với sự thèm khát hơi thở khủng khiếp thế nào. Mọi thứ trước kia chỉ là những khoảnh khắc bất động, còn khi thấy họ vật vã, tìm đủ mọi tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất, để được thở, vừa dứt lời chào động viên, ngoảnh lại đã thấy cấp cứu - đó đều là những khoảnh khắc để lại rất nhiều ám ảnh " - Đạo diễn cũng nói thêm về thay đổi trong cách nhìn nhận của bản thân về sự khắc nghiệt mà dịch bệnh mang lại sau thời gian trực tiếp tác nghiệp trong Bệnh viện Hùng Vương.

 Trước thềm năm mới 2022, cùng nhìn lại những câu chuyện đầy cảm động trong năm cũ: Khi mỗi người đều có thể trở thành anh hùng - Ảnh 15.

Chia sẻ thêm về quyền được lãng quên và việc xâm phạm hình ảnh các nhân của các nhân vật, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư tâm sự cùng báo VietnamNet và cho rằng các bệnh nhân là một nhân chứng cho sự khắc nghiệt của Covid-19, anh phải cảm ơn họ khi đã đóng góp cho bộ phim.

"Tôi có nói chuyện với mọi người rằng tôi muốn làm một bộ phim truyền tải sự khắc nghiệt của đại dịch tới cho khán giả để mọi người tránh. Và tất cả những người ấy đều đồng ý. Cũng có những ngày tôi phải bỏ những nguồn tư liệu mà mình đã quay. Vì trong hoàn cảnh đau đớn như thế này mình không nên thuyết phục, tôi hỏi mọi người không đồng ý thì tôi sẽ buông ngay và đi tìm nhân vật khác.

Còn về ý kiến cho rằng quyền được lãng quên, tránh sự đau lòng cho người nhà bệnh nhân khi phải xem đi xem lại, tôi nghĩ nó cũng xác đáng. Nhưng trong hoàn cảnh như hiện tại, thì tôi cho rằng mình nên nghĩ cho cái chung, cho dân tộc, chính vì điều đấy mà tôi luôn thầm cảm ơn các nhân vật trong phim bởi họ đã góp phần đóng góp cho công tác tuyên truyền phòng chống Covid-19. Họ chính là những nhân chứng sống chứng minh sự khắc nghiệt của bệnh tật".

Tổng hợp

Doanh nghiệp và tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cô gái ở Hà Nội 2 lần bị ung thư, bạn trai kiên trì tỏ tình 9 lần

Không có lần tỏ tình thứ 10 nhưng Trần Hải luôn nói với Thanh Huyền rằng anh sẽ cưới cô.
2

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Mùi của Tết, mùi của yêu thương

Vẫn còn đó âm hưởng Tết xa xưa đọng lại thời hiện đại. Rất nhiều thứ mùi đâu đây quanh ta, mùi quần áo, mùi người thân thương, mùi của món ăn ưa thích, mùi Tết...

Tạm biệt năm 2021, chào 2022: Cuộc sống sẽ thưởng cho những người dũng cảm

Đừng quên! Nếu bạn đủ dũng cảm để nói lời “tạm biệt”, cuộc sống sẽ thưởng cho bạn một khởi đầu mới.

Nữ doanh nhân vướng tù tội, bị chồng bỏ, thành đại gia ở tuổi 81

Trải qua sóng gió gia đình sau cuộc hôn nhân tan vỡ của bố mẹ, bà Ngô Thắng Minh bước vào trang mới với sự vất vả, nỗ lực để gây dựng sự nghiệp.

Tri ân những 'người vận chuyển' kiên cường trong đại dịch!

Lực lượng tài xế, lái xe đã nỗ lực, kiên nhẫn chờ đợi những cuộc gọi để cứu người như chờ tin tức từ người thân của mình. Họ đã thức trắng đêm, ghì chặt vô lăng, ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ.

Nàng công chúa của nhà Walmart, quá nửa đời người mới 'làm lại cuộc đời'

Từng trải qua một thời tuổi trẻ sa ngã và bồng bột, song, ái nữ nhà Walmart đã vực dậy để "làm lại cuộc đời".

Nhà hàng Nhật thuê người già mất trí nhớ, món ăn thường xuyên bị sai nhưng khách không bao giờ 'quạu'

Gần 40% đơn gọi món đã bị nhầm nhưng có tới 99% khách hàng đều đánh giá hài lòng với trải nghiệm tại đây.

Vượt qua dị tật bẩm sinh trở thành Á hậu Hoàn vũ 2021

Nadia Ferreira, Á hậu cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2021, là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm chú ý khi cuộc thi kết thúc. Cô được khán giả yêu thích bởi gương mặt xinh đẹp như búp bê barbie.

Kiatisuk: Người vợ khuyên chồng hãy đi Việt Nam bới lời đề nghị không tin nổi của bầu Đức

Bạn biết không, người con gái tuyệt vời mà bạn bảo tôi để lại Thái Lan ấy đã nhìn vào mắt tôi và nói: "Zico, thế thì hãy giúp Boss Đức! Hãy đi Việt Nam."

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 19/01/2025