Lập kế hoạch tương lai

GS John Vu07/02/2023 10:00
Lập kế hoạch tương lai

Hệ thống giáo dục truyền thống không dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp.

Nhiều điều mà sinh viên học trong trường dường như không kết nối với điều họ sẽ làm về sau trong cuộc sống của họ. Là sinh viên, họ học nhiều về các lí thuyết và công thức nhưng hiếm khi dùng chúng. Họ ghi nhớ mọi kiểu sự kiện nhưng phần lớn quên chúng sau khi làm bài kiểm tra và mọi sự họ học ở trường bị quên đi sau khi tốt nghiệp. Không có nhắc gì tới con đường nghề nghiêp mà là một cấu phần quan trọng của cách họ sẽ sống và cách họ sẽ làm việc.

Các chỉ dẫn được trao cho sinh viên là “Được điểm tốt, tốt nghiệp,  có bằng,” nhưng mọi thứ khác bị bỏ lại cho họ hình dung sau khi họ rời nhà trường. Sinh viên nhận được nhiều hướng dẫn về toán học, vật lí, hoá học, địa lí, văn học và sinh học, nhưng phần lớn bị bỏ lại tự làm theo cách của họ khi đi tới tuỳ chọn nghề nghiệp; hay kĩ năng nào họ cần, và làm sao các thứ họ đã học trong trường có thể đưa vào trong nghề nghiệp trong cuộc sống. Ngay cả bố mẹ cũng khuyên: “Vào trường, kiếm bằng rồi lo nghĩ về các thứ khác sau.” Đó là lí do tại sao bằng cấp trở thành mục đích tối thượng của giáo dục.

Ngày nay toàn thế giới đang thay đổi và mọi nước đều cần sinh viên có mục đích nghề nghiệp mạnh và có chiều hướng về tương lai của họ. Sinh viên phải có khả năng áp dụng tri thức họ học trong trường vào nghề nghiệp của họ. Họ phải được dạy về kết nối giữa lí thuyết và thực hành và kĩ năng nào họ phải phát triển mà sẽ được dùng trong nghề nghiệp của họ. Họ phải hiểu rằng bằng cấp KHÔNG là đảm bảo cho nghề nghiệp nhưng tri thức và kĩ năng của họ mới đảm bảo. Họ phải biết kĩ năng nào được cần và kĩ năng nào không còn được cần nữa. Họ phải có chọn lựa để lựa ra điều họ muốn theo đuổi mà khớp với đam mê của họ, nhưng họ cũng phải nhận biết về xu hướng công nghiệp và nhu cầu toàn cầu. Hiện thời những thông tin này là KHÔNG sẵn có cho sinh viên và bố mẹ để giúp cho họ làm quyết định.

Giáo dục truyền thống vẫn còn đi theo quan điểm thuộc địa cổ lỗ mà phân chia sinh viên thành các nhóm dựa trên các khu vực học tập và những khu vực này sẽ xác định họ sẽ học cái gì ở đại học. Do đó học sinh trung học được phân loại như “tập trung vào văn học” không thể học công nghệ hay khoa học ở đại học mà phải theo đuổi cái gì đó liên quan tới văn học.

Sự kiện là giáo dục trung học cung cấp mọi cơ sở cho học sinh một nền tảng tốt nhưng nó không nên ngăn cản họ khỏi việc theo đuổi cái gì đó ở đại học và có thể giúp cho họ phát triển nghề nghiệp tốt. Thanh niên đổi ý của họ mọi lúc, điều họ thích ở trung học có thể không phải là điều họ thích ở đại học. Sinh viên đại học phải có chọn lựa để chọn điều họ đam mê và phát triển các kĩ năng được cần và làm cái gì đó hữu ích.

Ngày nay thế giới cần một thế hệ mới những người tốt nghiệp không chỉ nhận việc làm mà còn tạo ra việc làm. Chúng ta cần những người tốt nghiệp có thể nắm lấy các cơ hội này, bắt đầu công ti, tạo ra nhiều việc làm hơn và đóng góp cho nền kinh tế. Do đó sinh viên phải được dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp sớm nhất có thể được để cho họ có thể đặt chiều hướng cho giáo dục đại học của họ và phát triển những kĩ năng cần thiết mà họ có thể làm cho phần còn lại của đời họ. Họ phải được dạy để KHÔNG chỉ trở thành công nhân mà còn trở thành người sáng lập ra công ti riêng của họ dùng tài năng và phát kiến của họ.

Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều người hỏi: “Tại sao chúng tôi không thể tạo ra những người như Bill Gates hay Steve Jobs? Chúng tôi có giáo dục tốt tương tự như Mĩ và sinh viên của chúng tôi thông minh như sinh viên ở Mĩ.” Tôi trả lời: “Bao nhiêu sinh viên của bạn được khuyến khích bắt đầu công ti riêng của họ? Bao nhiêu bố mẹ khuyến khích con cái họ làm cái gì đó khác? Không có khuyến khích để bắt đầu công ti riêng của họ mà sinh viên thường được bảo phải kiếm việc làm hay làm việc cho một công ti. Chừng nào những quan điểm này còn chưa thay đổi, và sinh viên chưa được khuyến khích đặt phương hướng nghề nghiệp của họ, bạn sẽ không bao giờ phát triển được các nhà doanh nghiệp như điều đã xảy ra ở Mĩ.”

Ngày nay có nhiều người tốt nghiệp không chắc về bản thân họ và không có ý tưởng nào về tương lai của họ. Nhiều người lẫn lộn về con đường nghề nghiệp nảy sinh từ hệ thống giáo dục cổ lỗ mà không thể thay đổi được trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Tôi đã nói chuyện với nhiều sinh viên đại học, phần lớn không có ý tưởng nào về lập kế hoạch nghề nghiệp hay phải làm gì sau khi ra trường bên cạnh việc chỉ “có việc làm”. Ngay cả khi họ muốn theo đuổi một nghề nghiệp, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu hay làm sao bắt đầu vì họ chưa bao giờ được dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp. Một số người tốt nghiệp bảo tôi rằng họ sẽ nghĩ về tương lai của họ SAU KHI hoàn thành trường nhưng điều đó là quá trễ và đó là lí do tại sao chúng ta có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp.

Điều chúng ta cần bây giờ là xây dựng kết nối giữa giáo dục đại học và nhu cầu thị trường. Chúng ta phải đổi tư duy “Lấy bằng trước rồi lo mọi thứ sau.” Trong trường hợp này, chúng ta khuyến khích sinh viên theo đuổi “bằng cấp” thay vì phát triển tri thức và kĩ năng. Chúng ta phải thiết lập kết nối giữa điều sinh viên học trong trường và điều họ sẽ cần về sau. Chúng ta phải hội tụ vào các kĩ năng phi hàn lâm như làm việc tổ, trao đổi, lãnh đạo và tri thức toàn cầu vì thế giới được kết nối đầy đủ bây giờ và thị trường việc làm không còn bị giới hạn trong một thành phố hay một nước mà mở rộng trên toàn thế giới.

Bằng việc giới thiệu cho sinh viên lập kế hoạch nghề nghiệp sớm nhất có thể được chúng ta có thể làm tiến hoá điều sinh viên học thành kĩ năng được cần để phát triển nghề nghiệp cả đời. Chúng ta phải cung cấp cho sinh viên mọi thông tin được cần để cho họ có thể hiểu tuỳ chọn nghề nghiệp của họ và đặt phương hướng của họ khi họ bắt đầu đại học chứ KHÔNG về sau.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tài năng nước ngoài

Tạp chí Business Week đăng một bài báo thú vị: “Vẫn còn được cần tới: Tài năng nước ngoài và Thị thực.”
2

Nhân viên mới trong công ty

Điều gì xảy ra khi sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập công ti phần mềm?

Tìm việc làm

“Em tốt nghiệp đại học năm ngoái nhưng không thể tìm được việc làm. Chúng em cần lời khuyên của thầy. Xin thầy giúp cho.”

Đối thoại về phương pháp dạy

Ngày nay các đại học đang dùng “phương pháp dạy hỗn hợp” để làm tăng tính hiệu quả học tập của sinh viên. Mục đích là để tạo điều kiện cho việc học của sinh viên được tốt hơn, giảm đọc bài giảng trên lớp, và tăng tương tác qua thảo luận trên lớp.

Video xem trước bài giảng trên lớp

Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi thích ý tưởng về có video để xem trước bài giảng trên lớp. Thầy có thể giải thích thêm về làm những video này không?”

Môn học nhập môn

"Môn học nhập môn” là môn học đầu tiên mà sinh viên phải học trước khi học các môn khác.

Xu hướng tự động hoá

Theo một báo cáo công nghiệp, số các việc làm cơ xưởng ở Mĩ đã tăng lên đáng kể qua vài năm qua vì nhiều công ti Mĩ đang mang việc làm về nhà, và nhiều công ti nước ngoài đang chuyển công việc của họ sang Mĩ thay vì sang Trung Quốc.

Dạy điều liên quan

Nếu chúng ta có thể cải tiến lớp và phương pháp dạy, chúng ta có thể tạo ra khác biệt và có khả năng đạt tới mục đích dạy học của chúng ta.

Công nghệ thông tin và thế giới của chúng ta

Công nghệ thay đổi nhanh chóng và tạo ra những thách thức mới cho mọi công ti và cấp quản lí của nó nhưng một số công ti có thể không biết phải làm gì.

Big data và World Cup

Ngay cả tôi dạy và tiến hành nghiên cứu về phân tích Big Data, tôi không hề hình dung được rằng Big data cũng có thể được dùng trong thể thao, đặc biệt trong giải vô địch bóng đá thế giới 2014.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025