Thuật ngữ “nhập môn” nghĩa là lần đầu tiên sinh viên đương đầu với lĩnh vực học tập này nhưng nó cũng xác định liệu họ có tiếp tục trong lĩnh vực này hay không. Điều này là tương tự với tình huống khi hai người gặp nhau lần đầu tiên, bất kì ấn tượng nào họ có được từ người kia sẽ xác định ra liệu họ sẽ có mối quan hệ hay không. Do đó, việc dạy môn học “nhập môn” là KHÔNG giống như việc dạy các môn khác.
Theo một nghiên cứu đại học, mỗi năm trong số các sinh viên học “môn học nhập môn” chỉ 68% số họ tiếp tục trong cùng lĩnh vực vì một số chuyển sang các lĩnh vực khác. Tôi không ngạc nhiên vì nhiều thầy giáo dùng môn “Nhập môn” để loại bớt sinh viên, đặc biệt những sinh viên yếu. Một thầy giáo bảo tôi: “Không phải mọi sinh viên ghi danh vào Khoa học máy tính đều sẽ học tốt, tôi ưa thích loại bỏ nhiều nhất có thể được các sinh viên trong lớp đầu tiên của tôi để cho tôi không phải xử lí với họ về sau.” Một số thầy giáo chia sẻ cùng quan điểm và “môn nhập môn” đã trở thành môn khó trong một số trường.
Tôi KHÔNG đồng ý với logic đó. Tôi tin “môn nhập môn” phải là môn thúc đẩy lĩnh vực học tập, khuyến khích sinh viên học nhiều bằng việc chỉ ra mọi điều liên quan và quan trọng của lĩnh vực này trong môi trường làm việc ngày nay. Sinh viên phải được dạy về tri thức và kĩ năng và điều họ phải có để thành công trong nghề nghiệp trong lĩnh vực đó. Việc giới thiệu KHÔNG BAO GIỜ nên là một môn toàn diện thấu đáo với miền rộng các công thức phức hợp hay các lí thuyết để bao quát mọi thứ trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tôi đã kiểm điểm nhiều sách giáo khoa “nhập môn” và thấy rằng nhiều sách được viết theo “phong cách toàn diện” để bao quát mọi thứ về chủ đề. Sách giáo khoa ngắn nhất trong Khoa học Máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm là trên 300 trang và sách dài nhất là quãng 800 trang điều có nghĩa là thầy giáo cần bao quát trên 60 tới 70 trang tài liệu một tuần. Dường như là tác giả muốn “doạ” sinh viên hay cho họ “tri thức toàn diện” trong vài tháng đầu tiên của họ ở đại học. Điều đó cũng có thể giải thích tại sao một số sinh viên bỏ lĩnh vực mà họ muốn ghi danh vào.
Sinh viên trẻ bao giờ cũng cảm thấy không thoải mái với nhà trường. Nhiều người bị chắn đường phát triển tiềm năng riêng của họ, nảy sinh từ nhiều bài kiểm tra và kì thi hàng năm điều làm cho họ sợ hãi và lo âu. Những cảm giác này tăng lên trong năm thứ nhất ở đại học vì họ lo nghĩ về khả năng của họ để thành công.
Khi sinh viên lựa chọn một lĩnh vực học tập, họ có hi vọng cao rằng họ sẽ làm tốt nhưng họ cũng có “tự hoài nghi” nào đó liệu họ có chọn đúng lĩnh vực hay không. Thay vì khuyến khích họ và xác nhận niềm tin của họ, một số thầy giáo phá huỷ tự tin của họ trong môn “Nhập môn” bằng việc làm cho nó khó hơn hay làm tràn ngập họ với nhiều thông tin tới mức buộc một số sinh viên phải bỏ học. Có chi phí tiền bạc của việc để cho nhiều sinh viên có triển vọng bỏ học, chuyển sang lĩnh vực học tập khác nhưng điều tệ nhất là thêm nhiều sợ hãi vào tâm trí non trẻ về việc học và làm dừng tiềm năng phát triển đam mê học tập trong sinh viên.
Vài năm trước tôi đã nghe nói về một người tốt nghiệp bình luận: “Bây giờ tốt nghiệp rồi, mọi thứ học trong trường em xin trả lại thầy vì em không muốn nhớ cái gì.” Đó là lời bình luận buồn nếu nhiều sinh viên cảm thấy theo cách đó.
Là thầy giáo, chúng ta phải tự nhủ mình rằng môn nhập môn không thể chuẩn bị cho sinh viên về mọi nội dung có thể của lĩnh vực học tập. Họ sẽ học chúng về sau trong các môn chuyên môn khác, mục đích của chúng ta là thúc đẩy lĩnh vực học tập và khuyến khích sinh viên học nhiều hơn. Do đó tài liệu nên liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực học tập. Từng lĩnh vực học tập có một cảnh quan duy nhất và tập các tri thức và kĩ năng mà sinh viên phải biết.
Nhiều thầy giáo giả định rằng những điều này là hiển nhiên thế vì chúng là tự động thế với họ nhưng KHÔNG thế cho sinh viên. Đó là lí do tại sao chúng ta có “môn học nhập môn” để giới thiệu cho sinh viên các kĩ năng mà họ sẽ học về sau trong các môn học khác. Có yếu tố khác nữa, “môn học nhập môn” cũng có thể có một số sinh viên còn chưa quyết tâm vào một lĩnh vực học tập nhưng họ đang thăm dò các khả năng và họ nên được khuyến khích.
Tôi bao giờ cũng cho phép sinh viên trong kĩ nghệ điện tử, toán học, kinh doanh, thậm chí cả văn học được học “nhập môn kĩ nghệ phần mềm” của tôi. Tôi muốn hấp dẫn nhiều sinh viên vào học lĩnh vực này và kết quả tnhiều sinh viên đã bảo tôi rằng sau khi học lớp của tôi, họ muốn chuyển sang “Kĩ nghệ phần mềm.”
Trong khi nhiều thầy giáo đang hội tụ vào các nguyên lí, lí thuyết, công thức và các vấn đề trí tuệ khác trong môn nhập môn của họ, tôi thường dành nhiều thời gian hơn vào các cân nhắc về thái độ, giá trị, tình cảm và đạo đức điều sinh viên cần biết trước khi vào lĩnh vực này. Vì “môn học nhập môn” là kinh nghiệm đầu tiên của sinh viên với lĩnh vực học tập, đó là thời gian quan trọng để thiết lập thái độ tích cực về lĩnh vực này, môi trường hàn lâm, và việc học đại học, điều là khác biệt với việc học ở trường phổ thông.
Đó là lúc giải thích tại sao “giáo dục đại học” là mấu chốt trong thế giới thay đổi này. “Bằng đại học” không phải là đảm bảo cho việc làm. Tôi muốn cho sinh viên một cảnh quan khác rằng họ phải nhìn ra ngoài cái ngắn hạn của việc có bằng cấp để nhìn vào mục đích dài hạn của việc là nhà chuyên nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực. Tôi muốn sinh viên phát triển thói quen học tập tốt, đam mê học tập và thái độ học cả đời trước hết. Tôi muốn dành nhiều tuần để biết nhiều hơn về nền tảng của sinh viên, kĩ năng học tập, và mối quan tâm cá nhân trước khi đi vào phần hàn lâm.
Nhiều vấn đề của sinh viên năm thứ nhất thường tới từ những giả định mà thầy giáo tạo ra về điều sinh viên đã biết hay có thể làm. Tôi thường tiến hành một đánh giá nhanh về kĩ năng của sinh viên để chắc rằng họ có thể lấy môn học và có khả năng thành công; bằng không tôi sẽ khuyên rằng họ nên học các môn phụ đạo để cải tiến kĩ năng của họ.
Trong nhiều trường, “môn nhập môn” thường được phân công cho các thầy giáo mới hay ít kinh nghiệm. Đây là sai lầm lớn vì môn này có thể đơn giản nhưng KHÔNG dễ dạy. Mặc dầu các mức cao hơn và vấn đề chủ đề phức tạp hơn yêu cầu thầy giáo có kinh nghiệm nhưng tôi tin “môn học nhập môn” nên được dạy bởi các thầy giáo có kinh nghiệm, người đam mê với lĩnh vực này và biết rõ về chủ đề để khuyến khích nhiều trao đổi và cộng tác giữa các thầy giáo và sinh viên.