“Giáo sư Vũ thường không yêu cầu sinh viên mới tốt nghiệp chia sẻ kinh nghiệm cho tới khi họ làm việc trong công nghiệp ít nhất vài năm; tuy nhiên tôi thấy háo hức và hăm hở chia sẻ kinh nghiệm của tôi vì tôi tham gia vào tuyển người tốt nghiệp cho công ti của tôi. Điều thực sự làm tôi ngạc nhiên là nhiều người trẻ quen thuộc với điện thoại thông minh và máy tính bảng lại không học về công nghệ thông tin. Tôi muốn hỏi họ: “Nếu bạn thích công nghệ tại sao không học nó? Tại sao dùng nó thay vì tạo ra nó?”
“Ngày nay công nghiệp phần mềm đang thuê mọi người phát triển mà họ có thể tìm được do thiếu hụt trầm trọng. Mọi ngày tôi đọc báo về người trẻ thất nghiệp đang đi tìm việc và tôi tự hỏi: “Họ có thực sự biết rằng có thiếu hụt trong công nghệ thông tin (CNTT) và các công ti công nghệ đang tìm kiếm vô vọng về công nhân CNTT? Báo chí ở thung lũng Silicon có ba trang đầy những việc làm đang mở ra và tôi đếm trên bẩy nghìn việc mở ra mỗi ngày và danh sách này vẫn đang tăng trưởng cho nên tại sao không học công nghệ?
Người quản lí của tôi bảo tôi rằng có trên 4 triệu việc làm mở ra mà phải được lấp vào tới 2015 trên toàn cầu vì ngành công nghiệp này tiếp tục bành trướng trong năm tới. Ngày nay CNTT không còn là xa hoa mà là sự cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, số lượng việc làm đang tăng lên nhanh chóng và có thể gấp đôi cứ sau hai năm (tức là theo luật Moore) cho nên cách nhìn của tôi là nếu bạn chọn một nghề trong CNTT, bạn không phải tìm việc làm mà việc làm sẽ tìm bạn.”
Nghĩ về tất cả những thành tựu phát minh của 10 năm qua, và điều trở thành rõ ràng CNTT đã làm thay đổi thế giới nhiều làm sao. Nghĩ về Apple, Microsoft, Google, Facebook, hay iPhone, iPads, 4G mobile, Kính Google, ô tô tự lái, in 3D, và mọi khả năng tương lai mà công nghệ sẽ đem lại trong vài năm tới.”
“Sau khi tốt nghiệp, tôi nghĩ rằng tôi sẽ dành vài năm trong lập trình và giải quyết vấn đề dùng kĩ năng máy tính của tôi nhưng người quản lí nói: “Có những vấn đề lớn hơn cần giải quyết và chúng tôi cần nhiều người như bạn. Ngày nay người tốt nghiệp đại học không muốn nói với người quản lí “năm mươi tuổi” thêm nữa nhưng họ muốn nói chuyện thoải mái với người mới tốt nghiệp như bạn cho nên tôi để bạn chịu trách nhiệm thuê người cho công ti chúng ta.” Đó là lí do tại sao thay vì lập trình, anh ấy cho tôi nhiệm vụ thuê hàng trăm người tốt nghiệp đại học một năm.
Sau vài tuần đào tạo, họ cho tôi sang Paris, London, Amsterdam, Tokyo, Thượng Hải và Bắc Kinh để thuê người tốt nghiệp khoa học máy tính trẻ. Với tôi, thách thức là giải quyết vấn đề về thiếu hụt công nhân có kĩ năng cho công ti của tôi. Đây là thách thức khác do các yêu cầu tiến hoá thường xuyên trong ngành công nghiệp nhịp độ nhanh này. Cách thức cũ về thuê người tốt nghiệp của người quản lí là lỗi thời vì công ti bảo tôi rằng họ muốn hình ảnh mới về người trẻ, người có kĩ năng công nghệ và phát kiến mới nhất. Mọi công ti đều biết rằng họ không thể dẫm chân một chỗ với cùng công nghệ và cùng kinh doanh lâu. Họ phải tăng trưởng nhanh và bành trướng nhanh bằng phát kiến công nghệ. Để làm điều đó họ cần công nhân trẻ hơn và đó là lí do tại sao họ trao cho những người như tôi trách nhiệm này.”
“Ngày nay mọi doanh nghiệp đều dựa trên công nghệ thông tin để vận hành. Từ các ngân hàng lớn tới cửa hàng bán lẻ nhỏ, từ cửa hàng trực tuyến thương mại điện tử cho tới các cơ xưởng chế tạo và thị trường lương thực địa phương, có nhiều cơ hội công nghệ trong đủ mọi loại công ti. Nghề nghiệp trong CNTT không còn là ngồi lì một chỗ trước máy tính bàn mà nó cung cấp tiềm năng để làm việc trong bất kì ngành công nghiệp nào, bất kì đâu và bất kì lúc nào.
Mặc dầu tôi đã tốt nghiệp năm ngoái và chỉ làm việc trong tám tháng nhưng tôi đã du hành tới ba lục địa và dành một nửa thời gian của tôi ở các nước ngoài để tuyển mộ người tốt nghiệp cho công ti của tôi. Việc làm của tôi là nói chuyện với sinh viên về Internet của mọi thứ của công ti tôi (nơi mọi thiết bị đều có thể trao đổi một cách tự động, dù nó là điện thoại thông minh, tivi thông minh hay tủ lạnh thông minh v.v.). Tôi thảo luận với họ về các cơ hội tiềm năng để tăng trưởng, để khám phá, để thám hiểm và gắn kết mọi thứ với công nghệ với hi vọng rằng họ muốn làm việc cho công ti của tôi.”
“Công nghệ thông tin thay đổi thường xuyên và nếu bạn có thái độ học tập cả đời cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic, bạn sẽ không bao giờ bị chán trong ngành công nghiệp này. Bên cạnh thách thức kĩ thuật, có cơ hội để du hành và gặp gỡ mọi người. Nghề nghiệp của tôi đã đưa tôi từ Bắc Mĩ tới châu Âu, và châu Á khi tham dự các sự kiện toàn cầu và hội thảo công nghệ, và đã cho phép tôi gặp gỡ những người tốt nghiệp từ nhiều nước và các nền văn hoá. Tất nhiên câu hỏi chung trong những người tốt nghiệp nước ngoài này là về lương vì tiền là quan trọng trong mọi quyết định nghề nghiệp.
Tôi bảo họ rằng việc làm mức vào nghề trong công ti của tôi là rất cạnh tranh vì chúng tôi trả lương rất cao cho người mới tốt nghiệp có kĩ năng CNTT bất kể họ từ đâu tới. Chúng tôi có tiềm năng tiến nhanh khi nhiều người đi lên với kinh nghiệm và lương của họ cũng tăng. Có những vị trí lí thú để làm việc bất kì chỗ nào họ muốn chọn bởi vì chúng tôi có các văn phòng và trung tâm phát triển trên khắp thế giới. Người tốt nghiệp có thể chọn San Jose, New York, Paris, Thượng Hải hay Tokyo v.v. và sau vài năm họ có thể chuyển vị trí nữa.”
“Có nhiều cơ hội chờ đợi người tốt nghiệp CNTT có kĩ năng cho nên lời khuyên của tôi cho thanh niên những người còn chưa chắc chắn theo nghề nào: “Bạn nên chọn công nghệ thông tin.” Ngành công nghiệp này còn trẻ nhưng tăng trưởng nhanh với các cơ hội việc làm tuyệt vời, phần thưởng lớn và cơ hội kì diệu để phát kiến nhưng trên hết, nó cho bạn cơ hội để thay đổi thế giới. Nếu bạn không tin tôi, cứ nhìn vào Steve Jobs và xem ông ấy đã làm thay đổi thế giới thế nào. Nhìn vào Mark Zuckerberg và xem ông ấy cũng làm thay đổi mọi thứ thế nào và nhiều nhiều người bây giờ được kết nối qua Facebook. Tôi nghĩ chúng tôi có thể làm điều đó nữa với “Internet của mọi thứ” bởi vì sớm hay muộn, mọi thứ chúng ta làm và mọi thứ chúng ta dùng sẽ được kết nối, vì chúng ta đang sống trong một thế giới được kết nối.”