Đi tìm công nghệ làm bảo kiếm của người xưa

Anh Tú04/03/2023 12:00
Đi tìm công nghệ làm bảo kiếm của người xưa

Vào năm 1965, người ta đã đào được một thanh kiếm Câu Tiễn bằng đồng dù bị chôn sâu dưới đất hơn 2.000 năm vẫn sắc bén, sáng bóng chứng tỏ trình độ rèn kiếm của các nghệ nhân nước Việt thời Âu Dã Tử đã rất điêu luyện.

Khi nhắc đến các thanh bảo kiếm của Trung Quốc, nhiều người cho rằng đó chỉ là chuyện hư cấu nhưng thực ra cũng không hẳn là bịa. Nếu nhắc đến danh kiếm của Trung Quốc thời cổ xưa nhất thì người ta phải nhắc đến nghệ nhân rèn kiếm Âu Dã Tử. Sách Việt tuyệt thư phần "Ngoại truyền kỳ bảo kiếm" ghi lại rằng biết tài rèn kiếm của Âu Dã Tử, Việt vương đã ra lệnh cho ông rèn năm thanh kiếm quý, đó là các thanh Trạm Lư, Cự Khuyết, Thắng Tà, Ngư Trường và Thuần Quân.

Trong số này thì thanh Trạm Lư là nổi danh nhất, nó được vua Việt dâng cho vua nước Ngô là Hạp Lư. Đây không phải là vật kiểu truyền thuyết mà sự kiện dâng kiếm đã được Tư Mã Thiên nhắc tới trong Sử ký trong phần “Câu Tiễn thế gia”.

Còn thanh Ngư Trường tương truyền chính là thanh chủy thủ mà Công tử Quang, tức Ngô vương Hạp Lư sau này, giao cho Chuyên Chư để giấu trong bụng cá rồi hành thích Ngô vương Liêu giúp Công tử Quang giành ngôi vua nước Ngô. Ngoài ra, Âu Dã Tử còn rèn cho Sở Chiêu vương ba thanh kiếm khác là Long Uyên, Thái A và Công Bố Thanh Thái A sau này được Tư Mã Thiên nhắc tới trong Sử ký, phần "Lý Tư truyện". Theo lời nói của Lý Tư với Tần Thủy Hoàng khi đó thì Thái A sau này lạc về tay vua Tần.

guom.jpg

Các thanh kiếm của Âu Dã Tử được ghi chép vào chính sử chính là một sự xác tín. Điều người ta trước đây thắc mắc chỉ là làm sao tìm được chúng. Tuy vậy, vào năm 1965, người ta đã đào được một thanh kiếm Câu Tiễn bằng đồng dù bị chôn sâu dưới đất hơn 2.000 năm vẫn sắc bén, sáng bóng chứng tỏ trình độ rèn kiếm của các nghệ nhân nước Việt thời Âu Dã Tử đã rất điêu luyện. Đó có thể chính là thanh Trạm Lư trong truyền thuyết. Tương truyền sau đó thanh kiếm lại rơi vào tay Sở Chiêu vương khiến Hạp Lư tức giận mà khởi binh đánh nước Sở, chiếm kinh đô ở đất Dĩnh khiến Sở suýt chút nữa thì mất nước. Về sau nước Ngô mất về tay Việt vương Câu Tiễn, kiếm Trạm Lư lại về nước Việt và được chôn cất cùng Câu Tiễn khi ông qua đời. Vì sự kiện này mà nó đã được nhắc tới trong bài thơ Tương thích Giang Lăng phiêu bạc hữu thi của Đỗ Phủ.

Tại sao người xưa có thể rèn được những thanh kiếm chất lượng đến như vậy? Ở thế giới hiện đại thì chỉ có một người giải thích được tường tận chuyện này là tiên sinh Trần Thời Trung, sống ẩn cư ở nam Đài Loan.

Trần sư phụ đặc biệt nổi tiếng trong thế giới võ thuật Trung Quốc. Lớn lên cùng những tiểu thuyết kiếm hiệp, chịu ảnh hưởng cực lớn từ tư tưởng võ hiệp, Trần sư phụ đã chọn cho mình một con đường mà rất ít người dám đi: trở thành một nghệ nhân chế tác kiếm. Điều này cũng khá “dị” trong thời đại mà súng ống lên ngôi, kiếm không phải là thứ thời trang gì cả.

“Tàng kiếm các” của Trần sư phụ là một giá gỗ lớn chứa hàng trăm cân hợp kim quý hiếm, cùng những thanh kiếm đã được chế tác thành công có giá trị cả vạn USD. Trần sư phụ là người đầu tiên thời hiện đại sở hữu năng lực đặc biệt trong việc tái tạo các loại thanh kiếm (được cho là) đã sử dụng ở Trung Quốc cổ đại.

Để có được kiến thức về kiếm cổ, Trần sư phụ đọc rất nhiều. Những cuốn sách mô tả các thanh kiếm truyền thuyết, những ghi chú về nơi cất giấu bảo kiếm và tất nhiên cả cách rèn kiếm của những nghệ nhân thời xưa. Nói thì dễ nhưng vào việc thì lại không đơn giản. Trên thực tế, quá trình tìm kiếm của Trần sư phụ trong gần chục năm không thu được những thành tựu cụ thể vì thứ ông kiếm vốn rất dị biệt. Điều ông tiếc là cuộc Cách mạng Văn hóa đã phá hủy rất nhiều những di tích, địa chi, tư liệu về kiểm cổ.

kiem.jpg
Trần tiên sinh rất mê kiếm cổ

Do vậy, từ những tư liệu hiếm hoi, Trần sư phụ đã mày mò để tìm cách rèn được kiếm cổ. Không giống như các thợ rèn Trung Quốc thời phong kiến, Trần sư phụ thường rèn… 10 thanh kiếm trong 1 lần. Khi 1 thanh kiếm được làm nguội, hoặc khi bánh mài kiếm đã đạt đủ độ nóng tiêu chuẩn, ông sẽ chuyển sang những thanh kiếm tiếp theo. Dù sao thì thời hiện đại cũng không gì ngoài điều kiện vật tư, đồ nghề hơn thời xưa nên làm nhiều thì rút kinh nghiệm cho dễ.

Kiếm của Trần sư phụ, thường không làm từ một loại thép thuần nhất, mà là một dạng hợp kim được pha trộn theo công thức đặc biệt với độ cứng tối thiểu 58 – theo thang đo độ cứng HRC (Rockwell Hard Scale), thậm chí có thanh kiếm đạt độ cứng lên đến 65. Để tiện so sánh, những lưỡi rừu thường dùng để chặt cây - gỗ chỉ có độ cứng 40-45 HRC. Kiếm từ xưởng Trần gia đơn giản là phải làm đứt đôi một tảng đá, trong chỉ 1 lần chém duy nhất. Ý niệm và yêu cầu về độ cứng ở vật liệu tạo kiếm của Trần sư phụ là đặc biệt quan trọng và ông tin rằng tổ nghề rèn kiếm Âu Dã Tử đã phải có một mỏ quặng rất đặc biệt mới có thể rèn ra những thanh kiếm như Trạm Lư.

Tuy nhiên, nguyên vật liệu chỉ là điều kiện cần. Các thợ rèn khác có thể có vật liệu và máy móc cơ bản. Thế nhưng họ sẽ không bao giờ tạo được ra các thanh kiếm cổ như của Trần sư phụ. Trần Thời Trung đã mất gần chục năm để tìm ra công thức chế tạo kiếm đặc biệt của riêng mình. Kiếm của Trần gia không chỉ cứng, sắc mà còn phải linh hoạt trong việc biến đổi hình dạng. Kiếm của Trần gia có thể uốn cong một góc 60 độ mà không hề biến dạng.

Tất nhiên, bí quyết thì không thể tiết lộ mà Trần sư phụ chỉ có thể nói là ngoài tài thì phải có tâm. Trần sư phụ giải thích trong việc chế tạo kiếm, cái Tâm của người rèn kiếm giữ vai trò quan trọng nhất. “Tâm phải luôn thanh tịnh!”. Ông luôn ngồi thiền trong một giờ trước khi bắt đầu một phiên rèn kiếm hệt như trước khi thực hiện một nghi lễ linh thiêng. Bởi, theo Trần sư phụ, mỗi thanh kiếm phải luôn mang tinh thần và ý niệm của người tạo ra nó.

Trở lại thời Xuân thu, học trò Âu Dã Tử, vợ chồng Can Tương - Mạc Tà được coi là những thợ rèn kiếm giỏi nhất thời đó mà sản phẩm tiêu biểu là hai thanh kiếm Can Tương, Mạc Tà. Quá trình rèn gian khổ cùng độ sắc bén lạ thường của kiếm Can Tương và Mạc Tà đã được ghi lại trong sách vở và chúng trở thành tượng trưng cho những thanh kiếm sắc bén huyền thoại.

Biết tiếng rèn kiếm của Can Tương, Ngô vương là Hạp Lư ra lệnh cho ông rèn kiếm. Thấy nung mãi trong lò bễ mà quặng sắt chưa nóng chảy để rèn kiếm, Mạc Tà hỏi Can Tương: "Sắt không nung chảy giờ phải làm sao?", Can Tương trả lời: "Xưa đại sư Âu Dã Tử rèn kiếm, quặng sắt không chảy phải để một người phụ nữ nhảy vào lò thì việc rèn sau mới thành công". Nghe thấy vậy Mạc Tà bèn tự mình nhảy vào lò bễ, quả nhiên quặng sắt chảy ra và cho ra đời hai thanh kiếm, hùng kiếm (kiếm dương) là Can Tương, thư kiếm (kiếm âm) là Mạc Tà nổi tiếng sắc bén.

Câu chuyện đó có thể là thậm xưng nhưng cho thấy những người làm kiếm không quản gian khổ, không sợ nhiệt độ lò nung mà kiên trì giữ vững ý chí để thực hiện đúng phương pháp rèn kiếm cho dù tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. Ngày xưa lò bằng củi than thì việc phải tiếp cận lò gần để rèn kiếm trong khi đảm bảo nhiệt độ, thời gian đúng là nguy hiểm thật. Còn giờ, nhờ công nghệ hiện đại nên mọi thứ dễ dàng hơn nhưng không vì thế mà thiếu tâm huyết được.

Theo Trần sư phụ, một trong những bước khó nhất và phải dụng công lâu nhất trong việc chế tạo kiếm chính là là mài kiếm. Trần sư phụ tiết lộ công việc mài kiếm của ông được thực hiện tại một xưởng riêng ở ngoại ô, nơi đặc biệt yên tĩnh cách rất xa những ồn ào phố thị. Như một nghệ nhân với nguồn cảm hứng tinh khiết và bất tận, để hoàn tất công đoạn mài kiếm thì Trần sư phụ phải làm việc tối thiểu 20 giờ liền. Với người bình thường, đó là một công việc đơn điệu và mệt mỏi nên nếu không có tâm thì khó mà làm được.

Nhưng đây không chỉ là công việc mang tính duy tâm mà quả thực nó giống câu có công mài sắt, có ngày thành bảo kiếm. Trần sư phụ giải thích: Việc lau kiếm thường xuyên trong 2-3 năm đầu tiên, thực ra dựa trên một nguyên tắc hóa học đơn giản. “Vật liệu sắt và thép rỉ sét khi chúng tiếp xúc với không khí vì không khí chứa hơi ẩm”.

"Độ ẩm trong không khí được hấp thụ qua các lỗ nhỏ li ti mà mắt thường không thể nhìn thấy trên bề mặt thanh kiếm và sau đó kết hợp với tinh thể kim loại, dẫn đến một sự thay đổi hóa học gây ra quá trình oxy hóa và rỉ sét. Nói cách khác, vật liệu sắt và thép sẽ không rỉ sét nếu những lỗ này bị loại trừ”.

Cách duy nhất để loại bỏ các lỗ nhỏ này là chà xát thanh kiếm cho đến khi nó nóng dần lên, buộc lượng nhôm nhỏ trong nó tan chảy. Vì nhôm có điểm nóng chảy thấp, nó sẽ lan dần đến bề mặt thanh kiếm và tan chảy, từ đó bịt dần các lỗ. Phải mất nhiều năm để hoàn thành điều này.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cao thủ "lười biếng" của Kim Dung: Sở hữu 7 tuyệt kỹ vô địch nhưng không luyện tập vì lý do này

Cao thủ này có nhiều cơ hội để trở thành người đứng đầu thiên hạ nhưng lại từ bỏ.
2

Bên trong ‘trang trại cày lượt view’ trên các mạng xã hội

Đài CNN cho biết năm ngoái, nhiếp ảnh gia người Anh Jack Latham dành ra 1 tháng ở Hà Nội để ghi lại hoạt động của 5 cơ sở chuyên giúp tăng lượt truy cập và mức độ tương tác trên mạng xã hội.
3

6 sự thật về thế giới khó tin đến nỗi chưa ai từng nghĩ đến

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.
4

Nghệ sĩ bay lượn trên không tạo nên điệu múa "Cá koi" hút triệu người xem

Điệu múa "Cá koi" tại chương trình chào năm mới của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV liên tục được khán giả chia sẻ lại và nhận nhiều lời khen về tính nghệ thuật và sự sáng tạo.
5

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: 70 tuổi bắt đầu luyện võ, 120 tuổi trở thành vô địch thiên hạ

Nhiều fan nguyên tác cho rằng cao thủ này có thể sánh ngang với Trương Tam Phong.

Clip "nhóm bạn trẻ chạy xe máy mở đường cho xe cấp cứu" nổi bật tuần qua

Đoạn clip ghi lại hành động đẹp của một nhóm bạn trẻ, khi sử dụng xe máy để mở đường và đề nghị các phương tiện khác nhường đường cho xe cấp cứu, đã khiến nhiều người nể phục.

Thứ thế trong xã hội ngày trước

Không rõ ai là người đã xác lập ra thứ thế tầng lớp xã hội “Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám…” nhưng rõ ràng thế thứ này một thời được xã hội ngày trước thừa nhận trong mức độ công chúng.

Hình ảnh động vật nổi bật: Sư tử bất ngờ vồ diễn viên trong màn xiếc thú

Khoảnh khắc sư tử kích động bất ngờ tấn công người dạy thú khi đang diễn xiếc khiến nhiều khán giả kinh hãi, là một trong những hình ảnh động vật nổi bật tuần qua.

Clip "màn ảo thuật nổi tiếng bị lật tẩy" nổi bật tuần qua

Đoạn video lật tẩy bí mật của màn diễn ảo thuật nổi tiếng là một trong những clip nổi bật nhất mạng xã hội tuần qua.

Rắn nghe tiếng động như thế nào?

Không có đôi tai như đa số loài động vật khác, nhưng rắn nhận biết môi trường xung quanh theo một cách cực kỳ nhạy bén.

Chung cư cũ khiến người Mỹ trầm trồ, là biểu trưng đặc biệt của TPHCM?

Không chỉ biểu trưng cho sự cổ kính ngay giữa trung tâm thành phố, chung cư 42 Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) còn khiến bao du khách và truyền thông quốc tế phải thích thú, trầm trồ.

Chùm ảnh đẹp về tình yêu của các loài động vật trong tự nhiên

Không chỉ con người, các loài động vật cũng có những cách khác nhau để thể hiện tình yêu.

'Chàng hoàng tử' cưỡi bạch mã đi chơi Valentine giữa trung tâm TPHCM

Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nam tài xế ung dung cưỡi ngựa đi trên đường khiến nhiều người thích thú trong ngày lễ tình nhân 14/2.

Bất chấp nguy hiểm, cô gái nặng 45kg một mình đi thuyền vòng quanh thế giới

Phong cách sống - Ngô Trung Dũng - 27/03/2024 12:00
Cole Brauer (29 tuổi) đã vượt qua quãng đường khoảng 48.280km để trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng thuyền.

Đằng sau việc 'tải lậu' phim bom tấn 3 Body Problem của Netflix tăng đột biến ở Trung Quốc

Điện ảnh - Sơn Vân - 27/03/2024 11:00
Sự gia tăng đột biến việc vi phạm bản quyền trực tuyến series phim 3 Body Problem của Netflix ở Trung Quốc phản ánh sự quan tâm mãnh liệt của người dân nước này về việc hãng phát trực tuyến Mỹ xử lý như thế nào với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên toàn cầu.

50 tư duy của tỷ phú Jeff Bezos đế chế Amazon, ai cũng có thể học lỏm

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/03/2024 10:00
Tỷ phú Jeff Bezos đã áp dụng một số nguyên tắc nhất định trong cuộc sống, công việc để đạt được kết quả tốt.

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Từ sách - Phim - FN - 27/03/2024 09:00
Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong: Đứa trẻ tổn thương sẽ trở thành người lớn đau khổ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 27/03/2024 08:00
Nếu không được chữa lành, phần tổn thương sẽ luôn chực chờ để bộc lộ ra, thay bạn nắm quyền kiểm soát và liên tục đưa ra những quyết định bốc đồng mà sau này phần người lớn có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả.

Là thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/03/2024 12:00
Là thầy giáo là một chọn lựa và tất cả chúng ta đều làm chọn lựa đó khi chúng ta quyết định theo đuổi nghề này.

Thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 26/03/2024 11:00
Tưởng nhớ 23 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2024), gia đình nhạc sĩ vừa thông báo thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn để phát huy và lan tỏa những giá trị di sản của ông.

Cô Văn Thùy Dương dặn dò con gái chuyện làm vợ làm dâu

Suy ngẫm - Bảo Châu - 26/03/2024 10:00
Con gái cưng đi lấy chồng, cô Văn Thuỳ Dương viết tâm thư dặn dò con gái, gửi con rể và thông gia khiến nhiều người xúc động.

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/03/2024 09:00
Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.

Cho và nhận - Lên kế hoạch giúp đỡ người khác để đạt được tối ưu hiệu quả cho đi

Từ sách - Phim - Quìn - 26/03/2024 08:00
Thay vì giúp đỡ dàn trải và thiếu sự suy xét, họ bắt đầu cân nhắc cẩn thận hơn và nhờ vậy sự giúp đỡ cũng trở nên hiệu quả hơn

Cải tiến giáo dục

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/03/2024 12:00
Trong thế giới toàn cầu hoá này, để vẫn còn có tính cạnh tranh, một nước phải cải tiến hệ thống giáo dục của nó bằng việc thúc đẩy tiến bộ trong khoa học và công nghệ.

40% lao động sẽ bị ảnh hưởng bởi AI và người máy, sếp Hoàng Nam Tiến: Học 2 kỹ năng này để không bị thay thế!

Suy ngẫm - Đông - 25/03/2024 11:00
Việc trang bị 2 kỹ năng này đã trở thành chìa khóa giúp mọi người thích nghi với thời cuộc.

Câu chuyện về một nhà sinh vật học được phong là ‘Chiến binh Trái đất’

Phong cách sống - Thiên Di - 25/03/2024 10:00
Khi Constantino (Tino) Aucca Chutas nghe được một người dân Andean địa phương nói về việc sông băng tan chảy và những cánh rừng đang biến mất, ông biết mình phải hành động.

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ – Thích Đồng Tâm

Tủ sách - FN - 25/03/2024 09:00
Ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” là tập hợp những bài viết ngắn của tác giả Thích Đồng Tâm trong suốt quá trình tu học, gieo pháp duyên.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang đi đúng trên hành trình chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 25/03/2024 08:00
Phải chăng cách chữa trị hiệu quả nhất với những tổn thương tinh thần từ quá khứ là tự làm lành với chính mình? Là làm lành với quá khứ? Những ám ảnh của ngày tháng cũ đâu thể tước đi một tương lai.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 28/03/2024