Đọc và học

GS John Vu24/09/2023 11:00
Đọc và học

Có một khảo cứu về khả năng đọc của sinh viên đại học mà tôi thấy thú vị.

Khảo cứu này thấy rằng quãng một phần ba sinh viên thường tới lớp mà không hoàn thành phân công bài đọc điều được mong đợi phải hoàn thành trước khi lên lớp. Trong số những sinh viên này, quãng 62 phần trăm gặp khó khăn thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hay giải quyết vấn đề. Nhiều người không thể diễn giải được sơ đồ đơn giản, không hiểu cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề, không làm việc độc lập, hay không tham gia vào thảo luận trên lớp. Khảo cứu này kết luận rằng bằng việc không có thói quen đọc tốt, những sinh viên này có thể không phát triển các kĩ năng bản chất mà giúp cho họ thành công về sau trong cuộc sống.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi sự thay đổi nhanh chóng và tác động tới mọi thứ do đó việc học không phải bao giờ cũng xảy ra trong lớp học. Tri thức mới thường được thu lấy bởi việc đọc thêm nơi sinh viên xử lí các thông tin mới này và học cách áp dụng chúng. Gần như tất cả các việc học trong đại học đều hội tụ vào khả năng của sinh viên để đọc và hiểu điều họ đang học. Nếu họ không đọc, họ sẽ không học gì mấy bởi vì giáo sư chỉ có thể giải thích những điều mà sinh viên không hiểu hay làm sáng tỏ các khái niệm khó.

Giáo dục truyền thống mà người thầy dạy mọi thứ và học sinh ghi nhớ mọi sự kiện là lỗi thời bởi vì mọi thứ thay đổi nhanh thế và giáo sư có thể không bắt kịp  và sinh viên có thể tìm ra gần như bất kì cái gì họ cần chỉ bằng việc “Google” nó. Để thành công trong thời đại tri thức này, sinh viên phải có năng lực học “cách học” một cách độc lập bằng việc đọc tài liệu thêm để xây dựng tri thức của họ.

Lí do sinh viên không đọc trước lớp là vì họ giả định rằng giáo sư sẽ trình bày thông tin quan trọng trong lớp. Họ hỏi “Việc đọc có quan trọng để qua được môn học này không?” Nếu câu trả lời là “Không” thì họ nghĩ việc đọc là không cần thiết và làm điều đó là phí thời gian. Ngày nay có nhiều thứ được đăng trên Internet, sinh viên sẽ lấy ưu thế của những bài đăng trực tuyến này để tham chiếu nhanh và không xét tới việc đọc bài phân công ở lớp hay thậm chí dự lớp chừng nào họ còn có thể qua được môn học.

Vấn đề khác với đọc trước khi lên lớp là khả năng đọc của sinh viên. Nhiều người trong số họ không có thói quen đọc tốt khi họ còn trẻ.   Họ không đọc nhiều ở trường tiểu học và trung học cho nên họ không coi đọc là quan trọng. Thói quen đọc phải được phát triển ở tuổi nhỏ vì cần thời gian để xây dựng việc đọc hiểu thấu tốt. Các thầy giáo giỏi ở tiểu học hay trung học bao giờ cũng khuyến khích học sinh đọc và cho các phân công đọc đặc biệt để giúp họ phát triển kĩ năng đọc mạnh hơn. Không có điều này, nhiều người sẽ không có khả năng đáp ứng cho yêu cầu đọc ở mức đại học. Không có thói quen đọc tốt, họ sẽ không có khả năng thu được tri thức và kĩ năng cần thiết để thành công trong thế giới thay đổi nhanh này.

Khảo cứu này về khả năng đọc của sinh viên còn đi xa hơn và thấy rằng phần lớn sinh viên thành công thường là những người thích đọc và họ biết cách tìm ra điều được cần trong bài đọc. Họ biết phần nào là quan trọng và phần nào thì không và được khuyến khích đọc nhiều hơn để đi sâu hơn và khái niệm then chốt. Họ là những người có tâm trí cởi mở với các ý tưởng mới, những điều mới và bởi vì có tri thức rộng hơn, họ học giải quyết vấn đề bằng việc đi tới cách tiếp cận khác hơn qui ước truyền thống. Các sinh viên này bao giờ cũng có chủ định đọc và với tri thức sâu của họ, họ có thể dễ dàng tham gia vào trong thảo luận trên lớp và học nhiều hơn bằng việc chia sẻ tri thức của họ với người khác.

Khảo cứu này cũng chỉ ra một sai lầm chung mà các thầy thường phạn phải là nhấn mạnh rằng “đọc tài liệu” là quan trọng cho kiểm tra. Bằng việc hội tụ vào kiểm tra như bằng chứng của việc đọc thêm của học sinh thì học sinh sẽ hội tụ vào ghi nhớ sự kiện thay vì hiểu khái niệm. Học sinh sẽ ghi nhớ mọi thứ để để qua được bài kiểm tra nhưng không xử lí chúng. Các giáo sư giỏi phải cung cấp chủ định cho việc đọc, điều cho phép sinh viên thay vì thế hội tụ vào khái niệm và hiểu. Giáo sư cần cung cấp hướng dẫn cho từng phân công đọc bằng việc hội tụ vào hiểu ý tưởng cho thảo luận trên lớp và cách áp dụng chúng thay vì chỉ ghi nhớ sự kiện.

Một kĩ thuật tôi thường dùng là trước mỗi lớp, tôi thường yêu cầu sinh viên nói cho tôi họ không hiểu cái gì trong việc đọc của họ trước khi tới lớp và dùng nó cho thảo luận trên lớp. Bằng việc hỏi họ vài câu hỏi về đọc tài liệu, tôi có thể xác định được khái niệm nào được làm chủ bởi việc đọc và khái niệm nào cần chú ý trong lớp. Từ câu trả lời của họ, tôi có thể điều chỉnh để dạy dựa trên việc hiểu của sinh viên được lộ ra bởi phân công đọc bài. Do đó tôi có thể hội tụ vào điều mà số lớn sinh viên đã không hiểu từ việc đọc và làm việc dùng tốt nhất thời gian trên lớp.

Tôi thường bắt đầu với câu hỏi: “Phần nào của bài đọc các em thấy khó hiểu?” hay “Nếu em hiểu bài đọc hoàn toàn, chủ đề nào em muốn học nhất để biết nhiều hơn?” Điều này đòi hỏi sinh viên phải nghĩ nhiều về việc đọc của họ, điều là cấu phần then chốt của việc học.

Một trong các lí do mà sinh viên đại học đi tới lớp là để thu được tri thức mà không thể thu được từ sách giáo khoa, web site, hay các tài liệu khác. Bằng việc đi tới lớp họ có thể hỏi các câu hỏi, tham gia vào thảo luận trên lớp và học cách áp dụng chúng. Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng khuyến khích sinh viên đọc trước để biết một số sự kiện và khái niệm trước khi lên lớp và thế rồi dạy cho họ cách áp dụng chúng trong lớp. Phần lớn hoạt động lớp của tôi đều được xây dựng trên thảo luận, thăm dò, và áp dụng thay vì lặp lại điều đã có trong tài liệu đọc. Bằng việc hội tụ vào những khía cạnh học tập này, sinh viên nhanh chóng đánh giá được giá trị của việc tới lớp.

Phần lớn sinh viên ưa thích đọc trước khi lên lớp để làm việc một cách tích cực trong lớp thay vì nghe bài giảng và rồi làm bài tập theo cách riêng của họ. Tôi thường để cho họ làm việc trong tổ thay vì phân công bài tập về nhà cho cá nhân như một tổ, họ có nhiều thời gian để thảo luận và thăm dò các ý tưởng mới, cách tiếp cận mới v.v. Và đó là lí do tại sao việc học thực xảy ra.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tài năng nước ngoài

Tạp chí Business Week đăng một bài báo thú vị: “Vẫn còn được cần tới: Tài năng nước ngoài và Thị thực.”
2

Nhân viên mới trong công ty

Điều gì xảy ra khi sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập công ti phần mềm?

Nghe và học

Một thầy giáo viết cho tôi: “Làm sao tôi có thể làm cho sinh viên chú ý vào bài giảng của tôi. Họ có thể ngồi đó và nghe điều tôi nói nhưng tôi không biết họ nghĩ gì hay liệu họ có chú ý hay không? Có phương pháp nào tốt hơn không?”

Ích lợi của việc đọc

Theo một khảo cứu đai học mới, 68% sinh viên đại học không đọc cái gì bên ngoài điều được nhà trường yêu cầu vì nhiều người không có thói quen đọc tốt. Một số sinh viên nêu cớ khi nói rằng họ không có thời gian đọc để giải trí.

Pha kiến trúc phần mềm

Một sinh viên hỏi: “Khác biệt gì giữa pha kiến trúc và pha thiết kế? Em bị lẫn lộn vì vòng đời phần mềm chỉ nhắc tới yêu cầu, thiết kế, viết mã và kiểm thử. Cái gì xảy ra trong pha thiết kế? Kiến trúc làm gì trong pha này? Xin thầy giải thích.”

Dự báo cho năm 2014 - Vẫn còn nguyên giá trị

Chúng ta đang sống trong thế giới thay đổi nhanh chóng nơi công nghệ chi phối mọi thứ. Khi công nghệ thay đổi, nó tạo ra nhiều thách thức cho cả công ti và công nhân.

Vòng đời kiểm thử phần mềm

Một sinh viên viết cho tôi: “Trường em đang dạy vòng đời phát triển phần mềm nhưng bạn em nhắc rằng có vòng đời kiểm thử phần mềm mà em không thể tìm được nó trong sách giáo khoa. Nó là gì? Thầy có thể giúp em được không?”

Thư cho sinh viên đại học: Cần được chuẩn bị

Là sinh viên đại học, các bạn cần biết rằng vào đại học chỉ mới là bắt đầu; tốt nghiệp được là một thành tựu, nhưng bằng cấp không tương đương với thành công nếu bạn không thể tìm được việc làm liên quan tới điều bạn đã học.

Học về khoa học dữ liệu

“Em mê mải bài báo của thầy về dữ liệu lớn và muốn học thêm về nó. Là một sinh viên năm thứ nhất trong quản lí hệ thông tin, em không biết đây có phải là lĩnh vực đúng để học hay em phải chuyển sang khoa học máy tính?"

Phụ nữ trong công nghệ thông tin

"Em hiện đang học Quản lí hệ thông tin (ISM) nơi phần lớn các sinh viên đều là nam và họ bảo em rằng việc quản lí CNTT khó cho phụ nữ. Thầy nghĩ gì? Xin thầy lời khuyên.”

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025