Dám nghĩ lại Kỳ 2: Nếu làm chủ nghệ thuật tái tư duy, bạn sẽ thành công và hạnh phúc hơn

Quang Thành30/12/2022 10:00
Dám nghĩ lại Kỳ 2: Nếu làm chủ nghệ thuật tái tư duy, bạn sẽ thành công và hạnh phúc hơn

Trong một thế giới đầy biến động, con người cần có một bộ kỹ năng nhận thức khác quan trọng hơn nhiều: đó là khả năng tái tư duy và quên đi những điều đã học.

Tái tư duy và sự lười biếng trong tư duy

Khi nói đến những điều kiện để có một trí óc minh mẫn, người ta thường nghĩ ngay đến trí thông minh. Càng thông minh, bạn càng giải quyết được các vấn đề phức tạp hơn – và thời gian bạn giải quyết cũng nhanh hơn. Trí thông minh vốn được nhìn nhận như là khả năng tư duy và học hỏi. Nhưng trong một thế giới đầy biến động, con người cần có một bộ kỹ năng nhận thức khác quan trọng hơn nhiều: đó là khả năng tái tư duy và quên đi những điều đã học.

Tái tư duy có nghĩa là suy nghĩ lại, cân nhắc hay nhìn nhận lại một quan điểm, niềm tin hay định kiến của bản thân, trong một số trường hợp cũng có thể hiểu là thử suy nghĩ khác đi hay ra khỏi lối mòn suy nghĩ.  

Thử hình dung bạn vừa làm xong một bài kiểm tra trắc nghiệm, và bạn bắt đầu đắn đo về một trong các đáp án của mình. Bạn vẫn còn thời gian – vậy bạn sẽ giữ nguyên câu trả lời theo trực giác ban đầu hay thay đổi lựa chọn?

Khoảng ba phần tư sinh viên khi được hỏi tin rằng thay đổi lựa chọn ban đầu thường khiến họ bị điểm thấp hơn. Kaplan, một công ty luyện thi hàng đầu, từng cảnh báo sinh viên “hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thay đổi một đáp án đã chọn. Kinh nghiệm cho thấy nhiều sinh viên chọn đổi câu trả lời, đều đổi thành câu trả lời sai”.

Mặc dù hết sức tôn trọng những đúc kết từ kinh nghiệm, tôi vẫn tin vào chứng cứ rõ ràng hơn. Một nhóm ba nhà tâm lý học đã tiến hành phân tích một cách toàn diện kết quả của 33 nghiên cứu và khám phá ra rằng: trong mọi trường hợp, đa số các lần thay đổi đáp án đều dẫn đến câu trả lời đúng. Hiện tượng này được gọi là ảo tưởng về trực giác ban đầu.

Trong một buổi thực nghiệm, các nhà tâm lý học đã đếm số câu trả lời được sửa lại dựa trên vết tẩy trong bài kiểm tra của hơn 1.500 sinh viên ở bang Illinois (Hoa Kỳ). Chỉ một phần tư số đáp án thay đổi là từ đúng sang sai, trong khi một nửa số lựa chọn thay đổi là từ sai sang đúng.

Bản thân tôi cũng chứng kiến điều này trong suốt những năm đi dạy: các bài kiểm tra cuối kỳ của sinh viên trong lớp tôi rất ít vết tẩy xóa để sửa đáp án, nhưng những sinh viên xem xét lại câu trả lời thay vì giữ nguyên lựa chọn ban đầu rốt cuộc lại đạt điểm cao hơn.

Tất nhiên, có thể câu trả lời sau chưa chắc chính xác hơn câu trả lời đầu, nó chỉ chính xác hơn bởi vì sinh viên rất ngại sửa đổi, nên một khi quyết định thay đổi câu trả lời thì thường là vì họ đã chắc chắn. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã đưa ra một cách lý giải khác: mấu chốt cải thiện điểm số không nằm ở việc thay đổi câu trả lời mà nằm ở việc bạn cân nhắc liệu mình có nên xem lại và thay đổi suy nghĩ không.

Chúng ta không chỉ lưỡng lự trong việc xem lại bài làm của mình. Chỉ riêng ý tưởng phải suy nghĩ lại đã khiến chúng ta ngại ngần. Trong một thực nghiệm khác, hàng trăm sinh viên đại học được chọn tham gia ngẫu nhiên để tìm hiểu về ảo tưởng trực giác ban đầu. Trước tiên, một diễn giả truyền đạt cho họ giá trị của việc thay đổi suy nghĩ và đưa ra lời khuyên trong trường hợp nào thì làm như vậy là hợp lý. Nhưng trong hai bài kiểm tra mà họ làm sau đó, phần lớn các sinh viên vẫn không cân nhắc lại câu trả lời của mình.

Một phần lý do nằm ở sự lười biếng trong tư duy. Một số nhà tâm lý học chỉ ra rằng con người là những “kẻ hà tiện” tư duy: chúng ta thường chọn sự nhàn hạ của việc giữ nguyên những nhận thức cũ thay vì vật lộn với những cái mới.

Tuy nhiên, còn có những lý do mạnh mẽ hơn tiềm ẩn sau sự kháng cự của chúng ta với việc suy nghĩ lại. Việc chất vấn lại bản thân khiến chúng ta cảm thấy thế giới trở nên bất định. Nó đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận rằng nhiều điều chúng ta vẫn tin là đúng có thể đã thay đổi, rằng những gì từng đúng trước đây giờ có thể đã trở thành sai. Việc cân nhắc lại những điều mình tin tưởng sâu sắc có thể đe dọa căn tính của chúng ta, như thể ta có thể đánh mất một phần con người mình.

Thí nghiệm sai về “con ếch luộc”: Đừng bám lấy và cố chấp

Tái tư duy không phải luôn là một trận chiến với mọi khía cạnh của cuộc sống. Nói đến của cải, chúng ta luôn sẵn lòng cập nhật cái mới với tất cả sự hồ hởi. Chúng ta hào hứng làm mới cả tủ quần áo khi chúng không còn hợp mốt và hăng hái tân trang toàn bộ đồ nhà bếp khi thấy chúng lỗi thời. Nhưng với những vấn đề liên quan đến hiểu biết, quan điểm hay suy nghĩ, chúng ta khư khư giữ lấy lập trường của mình. Các nhà tâm lý gọi hiện tượng này là bám lấy và cố chấp.

Chúng ta ưu sự thoải mái của niềm tin chắc chắn hơn sự khó chịu của hoài nghi, và chúng ta để mặc những niền tin của mình trở nên già cỗi. Chúng ta chế nhạo những người hiện vẫn dùng Windows 95, trong khi chính ta vẫn trung thành với những quan điểm được định hình cùng năm hệ điều hành đó ra đời. Chúng ta chọn nghe những quan điểm mình muốn nghe, thay vì những ý tưởng bắt chúng ta phải động não.

Có thể bạn đã từng nghe về thí nghiệm “con ếch luộc”: Nếu bạn thả một con ếch vào một nồi nước đang sôi, nó sẽ lập tức nhảy ra khỏi nồi. Nhưng nếu bạn thả nó vào một nồi nước âm ấm, rồi từ từ tăng dần nhiệt độ lên, con ếch sẽ chết. Con ếch chết vì nó thiếu khả năng nhìn nhận lại tình huống, và không nhận ra được mối nguy cho tới khi quá muộn.

Gần đây, tôi đã thực hiện một nghiên cứu về câu chuyện nổi tiếng này và kết quả thật bất ngờ: thực tế không đúng như vậy.

Khi bị ném vào một nồi nước đang sôi, con ếch sẽ bị phỏng nặng và nó có thể nhảy được ra khỏi nồi nhưng cũng có thể không. Thực tế, con ếch có cơ hội thoát chết cao hơn nếu nước trong nồi nóng lên từ từ, vì nó sẽ nhảy ra ngoài ngay khi nước trong nồi nóng đến mức nó không chịu được nữa.

Vậy hóa ra, đối tượng không có khả năng nhận định lại tình hình không phải là con ếch, mà chính là chúng ta. Một khi đã nghe câu chuyện và chấp nhận nó là đúng, chúng ta hiếm khi chất vấn độ tin cậy của nó.

Đó là bài học mà những người lính cứu hỏa đã phải học bằng một cái giá quá đắt. Trong lúc vô cùng nguy cấp đó, việc Wagner Dodge đã đột nhiên sáng suốt vứt bỏ các món đồ trang bị nặng nề và tạo chỗ trú an toàn ngay trong đám lửa do chính ông tạo ra đã làm nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Nhưng nếu không phải vì một thất bại có tính hệ thống hơn, sâu sắc hơn, thì thậm chí còn chẳng cần đến sáng kiến xuất thần này của Dodge. Bi kịch lớn nhất của sự kiện Mann Gulch chính là 12 người lính cứu hỏa trên không kia đã thiệt mạng vì một đám cháy mà lẽ ra họ chẳng cần phải chiến đấu ngay từ đầu.

Từ đầu những năm 1880, các nhà khoa học đã bắt đầu nhấn mạnh vai trò quan trọng của những đám cháy rừng đối với chu kỳ sống của rừng. Lửa loại bỏ các vật chất chết, tạo chất dinh dưỡng cho đất đai và dọn lối cho ánh nắng mặt trời. Nếu mọi trận cháy rừng đều được ngặn chặn, các khu rừng sẽ thành ra quá rậm rạp. Những bụi rậm, lá rụng và cành khô tích tụ lâu ngày sẽ trở thành nguồn nhiên liệu đốt cho những đám cháy lớn hơn bùng phát.

Tuy nhiên mãi đến tận năm 1978 Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ mới bãi bỏ quy định mọi đám cháy được phát hiện đều phải được dập tắt chậm nhất trước mười giờ sáng ngày hôm sau. Vụ cháy rừng Mann Gulch xảy ra ở khu vực hoang vu, không có nguy cơ thiệt hại về người. Tuy nhiên, những người lính cứu hỏa trên không vẫn được điều động chỉ vì không một ai trong cộng đồng, tổ chức, hay bản thân họ dành thời gian chất vấn quy định không để các đám cháy rừng diễn ra tự nhiên.

Nếu bạn có thể làm chủ nghệ thuật tái tư duy, tôi dám chắc bạn sẽ thành công hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Tái tư duy có thể giúp bạn nảy ra những giải pháp mới cho các vấn đề cũ, đồng thời cải tạo lại các giải pháp cũ để áp dụng cho những vấn đề mới. Đây là hành trình để bạn học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh và sống với ít tiếc nuối hơn. Dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành về trí tuệ là bạn biết đâu là thời điểm nên từ bỏ vài công cụ quý báu nhất của mình – và cả những phần đáng quý nhất trong căn tính của bạn.

>> Dám nghĩ lại kỳ 1 - chúng ta đều phạm cùng kiểu sai lầm như người lính cứu hỏa


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phá vỡ khuôn mẫu - Chúng ta che đậy những vết thương của mình như thế nào?

Có một câu mà các nhà trị liệu trên thế giới rất thích hỏi, chúng tôi gọi đó là câu hỏi về sự kiềm chế. Thay vì hỏi tại sao bạn làm hay không làm việc gì đó, chúng tôi sẽ hỏi điều gì ngăn bạn làm hay không làm việc gì đó. Điều gì khiến bạn phải kiềm chế?
2

[PRE-ORDER] Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
3

Đôi điều cần suy ngẫm - J.Krishnamurti: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó”

Như một vòng tròn luẩn quẩn, hầu hết chúng ta đều không ngừng đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua vô vàn sự thay đổi ở mỗi giai đoạn tuổi tác của chúng ta.
4

Phá vỡ khuôn mẫu - Cái giá của việc che đậy vết thương

Chúng ta che đậy vết thương của mình vì khó đối mặt với chúng.
5

Miền đất hứa - 15 trích dẫn của Barack Obama về một nước Mỹ lý tưởng mà ông muốn

15 trích dẫn thể hiện lý tưởng của Barack Obama về một nước Mỹ mà ông muốn hướng tới, và theo ông cuốn sách này là dành cho những người trẻ tuổi với lời mời gây dựng lại một nước Mỹ sánh ngang với tất cả những gì tốt đẹp nhất...

Dám nghĩ lại kỳ 1 - chúng ta đều phạm cùng kiểu sai lầm như người lính cứu hỏa

Sau một chuyến bay giằng xóc, 15 người đàn ông nhảy xuống từ máy bay trên bầu trời Montana. Họ là đội lính cứu hỏa trên không, được đưa đến để dập tắt vụ cháy rừng do sét đánh vào hôm trước.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương Kỳ 1 - Hồ Con Rùa nhưng không có… rùa

Trên con đường Duy Tân “cây dài bóng mát” nổi tiếng trong thi ca miền Nam trước 1975, có một cảnh quan mà nếu thiếu vắng nó, có lẽ khung trời đại học này sẽ bớt đi vẻ lãng mạn nhiều lắm, đó là bùng binh hồ Con Rùa.

Dám nghĩ lại - Kỹ năng sống còn trong thời đại biến động hiện nay

Khi thế giới thay đổi liên tục và tri thức mở rộng không ngừng, con người phải thường xuyên ‘xoá’ những điều đã biết để đối mặt với điều ‘tôi không biết’.

Dám nghĩ lại - Định luật Murphy nếu một điều gì đó có thể sai thì chắc chắn nó sai

Khi chúng ta bị kiểm soát về mặt tư duy, khi những suy nghĩ của chúng ta cứ mãi đi theo một lối mòn...

Dám nghĩ lại - Sức mạnh của việc biết những gì bạn không biết

Dám nghĩ lại của Adam Grant xem xét việc đặt câu hỏi về niềm tin của bạn và biết những gì bạn không biết có thể dẫn bạn đến thành công trong công việc và hạnh phúc như thế nào.

Dám nghĩ lại - Một hiệu ứng tâm lý để bạn hiểu hơn về sự tự tin trong chính mình

Vào năm 1933, nhà triết học Bertrand Russell đã viết rằng “nguyên nhân cơ bản của rắc rối là trong thế giới hiện đại, những kẻ ngu ngốc luôn tự tin trong khi những người thông minh thì đầy nghi ngờ”.

Học viện thành công - 50 bài học đắt giá từ 50 bậc thầy thế giới về thành công

Mục đích duy nhất của “Học viện thành công” – giúp bạn tới gần hơn và cuối cùng là chạm đích đến của một thành công thực sự.

Học viện Thành Công – Đi tìm thuốc giải cho bệnh trì hoãn

Bạn có phải là một người hay trì hoãn không? Nếu bạn giống hầu hết mọi người, câu trả lời cho câu hỏi đó là có.

Cảnh báo trang Facebook có "đặc quyền", chuyên đăng tin giả và mã độc

Kỹ năng - Quang Huy - 13/11/2024 12:00
Dù người dùng không hề nhấn "Thích" hay "Theo dõi", bài viết của trang Facebook này vẫn liên tục xuất hiện trên bảng tin của nhiều người, với tất cả nội dung đều là thông tin giả mạo, lừa đảo…

Từ ngày 25.12 phải xác thực số điện thoại mới được đăng bài, livestream trên mạng xã hội

Kỹ năng - Tuyết Nhung - 13/11/2024 11:00
Theo quy định mới, từ ngày 25.12.2024 chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Giải mã chiến thắng thuyết phục của tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

Phong cách sống - Mi Vân - 13/11/2024 10:15
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm cô mới 20 tuổi và trở thành Hoa hậu Quốc tế ở tuổi 22. Cô cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam giành ngôi vị cao nhất tại Hoa hậu Quốc tế.

Sự thật về lí do người nghèo khó kiếm tiền

Suy ngẫm - Đào Trang - 13/11/2024 10:00
Sinh ra là con nhà nghèo, bạn đã rơi vào vòng lặp: Lúc nhỏ thì trả nợ, lớn lên thì mất tiền.

Biến tiềm năng thành tài năng - Những đóa hồng vươn lên từ khối bê tông

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 13/11/2024 09:00
Chúng ta tôn vinh học sinh có năng khiếu, những vận động viên thể thao có tài năng thiên phú hoặc những thần đồng âm nhạc. Nhưng bạn không cần phải là thần đồng thì mới có thể đạt được những điều vĩ đại.

'Phá vỡ khuôn mẫu' - Tìm lại tin yêu trong trái tim mình

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 13/11/2024 08:00
Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu” của Vienna Pharaon mở ra một cuộc hành trình tìm lại niềm tin yêu trong trái tim mỗi người, bắt đầu từ việc chữa lành bản thân trong quá khứ.

Rủi ro khi sử dụng wifi công cộng

Kỹ năng - Nhật Anh - 12/11/2024 12:00
Cục An toàn thông tin đã phân tích những rủi ro, đồng thời có lưu ý, hướng dẫn mọi người sử dụng mạng không dây công cộng một cách an toàn.

Trào lưu ‘độc lạ’ tại Trung Quốc: Thú cưng được chủ đưa đi làm để tự nuôi thân

Thư giãn - Y Vân - 12/11/2024 11:00
Xu hướng 'gửi chó mèo' đi làm đang nở rộ tại Trung Quốc trong bối cảnh số thú cưng tại nước này ước tính sẽ vượt số trẻ sơ sinh vào cuối năm nay.

Bà mẹ Do Thái tiết lộ bí kíp giúp con “hoá rồng, hoá phượng” mà chẳng cần quát tháo

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 12/11/2024 10:00
Phương pháp giáo dục của người phụ nữ khiến các bậc cha mẹ phải ngả mũ thán phục bởi sự thông thái.

Phiếu khám sức khỏe, bảng lương và điểm số của con cái... hành trình của những lựa chọn

Phong cách sống - Diệu Đan - 12/11/2024 09:00
Cuộc sống không gì khác hơn là một hành trình của những lựa chọn.

Chúng ta đang thưởng thức thiên nhiên hay 'shopping' thắng cảnh?

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 12/11/2024 08:00
Khi nói về xu hướng du lịch hiện nay, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cho rằng phần lớn chúng ta chỉ đi theo lối mòn, đua nhau chụp những bức ảnh giống trên mạng xã hội mà không thực sự quan tâm đến vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đó.

Dược liệu trong những ấm trà của người Việt ít ai biết

Kỹ năng - Hồ Quang - 11/11/2024 12:00
Uống trà là một nét văn hóa ẩm thực của người Việt. Các loại trà mà người Việt Nam sử dụng không chỉ là thức uống đơn thuần mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh. Mỗi loại trà có tính chất và tác dụng khác nhau.

Đằng sau quyết định lui về ở ẩn của Dương Quá: Toan tính của Kim Dung hay sự an bài cho số phận?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/11/2024 11:00
Sau khi lập nên kỳ tích đánh bại quân Mông Nguyên, Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã quyết định lui về ở ẩn, sống cuộc đời lánh xa chốn giang hồ.

Ông Hoàng Nam Tiến: 70% lao động có nguy cơ trở thành “tầng lớp vô dụng mới" trong tương lai

Suy ngẫm - Minh Hằng - 11/11/2024 10:00
Theo ông Hoàng Nam Tiến, với sự bùng nổ của công nghệ này, nhiều lao động có nguy cơ rơi vào tình trạng thất nghiệp trong tương lai.

Người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Manaslu cao 8.163m: 'Kì diệu nhất là cảm giác vượt qua chính mình'

Phong cách sống - Đỗ Hợp - 11/11/2024 09:00
Người Việt Nam đầu tiên chinh phục Manaslu, đỉnh núi cao thứ 8 trên thế giới, anh Nguyễn Mạnh Duy chia sẻ, leo núi đúng là môn thể thao yêu cầu nhiều yếu tố trong đó đề cao sự chiến thắng, vượt qua chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 13/11/2024