Cơn lốc AI và nguy cơ "xóa sổ" văn hóa đọc trong sinh viên

PGS.TS Trần Thành Nam14/05/2025 09:00
Cơn lốc AI và nguy cơ "xóa sổ" văn hóa đọc trong sinh viên

Một số nghiên cứu sâu cho thấy, việc tiếp xúc liên tục với các nội dung ngắn, "dễ tiêu hóa" trên nền tảng xã hội làm giảm khả năng tập trung của người trẻ khi đọc các văn bản dài.

Họ dần hình thành thói quen thích đọc và học những kiến thức nhanh kiểu "mỳ ăn liền", thay vì những tài liệu khoa học ở trình độ chuyên gia với nhiều thuật ngữ chuyên ngành đòi hỏi phải tập trung trình độ cao.

Khủng hoảng đọc trong sinh viên trường đại học

Những năm gần đây, nhiều giảng viên đại học lo ngại khi sinh viên gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc tự học, tự nghiên cứu.

Không chỉ Việt Nam, những khảo sát gần đây tại nhiều quốc gia cho thấy thế hệ sinh viên hệ Gen Z và Gen Alpha thiếu các kỹ năng đọc và nắm bắt các văn bản phức tạp.

Một báo cáo từ Hiệp hội Đánh giá Giáo dục Quốc gia (NAEP - Mỹ) cho thấy, khoảng 31% học sinh lớp 12 đạt mức "thành thạo" trong đọc hiểu và con số này dường như không cải thiện khi các em trở thành sinh viên đại học.

Thậm chí các khảo sát cho thấy, sinh viên ngại đọc các bài báo học thuật khi được giao nhiệm vụ học tập; khó khăn trong việc hiểu các bài báo khoa học có dung lượng dài; khó khăn trong việc tóm tắt các ý chính hoặc phân tích các lập luận trong văn bản; không có khả năng kết nối thông tin từ các nguồn khác nhau để hình thành ý kiến riêng.

Do vậy sinh viên thường né tránh các nhiệm vụ đọc được giao, tận dụng AI để tóm tắt văn bản và chỉ đọc những tổng hợp đơn giản hóa từ báo chí, thậm chí hoàn toàn bỏ qua việc đọc.

Điều này làm giảm chất lượng học tập, đặc biệt chất lượng tư duy phân tích sâu; kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo vốn là cốt lõi của giáo dục đại học để các em xây dựng nghề nghiệp.

Chán đọc vì nền giáo dục ứng thí

Một phần nguyên nhân gây nên cơn "khủng hoảng" đọc bắt nguồn từ yếu tố thời đại và văn hóa; từ nền giáo dục phổ thông chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc phát triển năng lực đọc.

Trong nền giáo dục ứng thí, việc tập trung cho các kỳ thi chuẩn hóa vốn ưu tiên cho các bài đọc ngắn, các câu hỏi trắc nghiệm thay vì những văn bản dài và phức tạp khiến các em dường như đầu tư học các kỹ thuật, mẹo giải bài để tăng tốc độ phản ứng thay vì suy nghĩ sâu sắc.

Điều này khiến các em không được rèn luyện kỹ năng đọc sâu (deep reading) - khả năng tương tác với các ý tưởng phức tạp trong thời gian dài.

Việc giảm thời lượng trong dạy các tác phẩm kinh điển; các văn bản có nội dung ngôn ngữ giàu có phản ánh thực trạng xã hội sâu sắc một phần khiến các em giảm khả năng tiếp cận vốn từ vựng và các cấu trúc ngôn ngữ nâng cao.

Các kỹ năng đọc nhanh nắm nội dung, kỹ năng đọc để tóm tắt; kỹ năng đọc để phân tích, phản biện dường như chưa được đưa vào trong chương trình dạy học.

Thứ hai, cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, video ngắn và các nền tảng kỹ thuật số đã làm thay đổi cách sinh viên tiếp nhận thông tin ở bậc đại học.

Một số nghiên cứu sâu cho thấy, việc tiếp xúc liên tục với các nội dung ngắn, "dễ tiêu hóa" trên các nền tảng xã hội làm giảm khả năng duy trì sự tập trung của người trẻ khi đọc các văn bản dài.

Giới trẻ dần ưu tiên tốc độ tiếp nhận thông tin thay vì nghiền ngẫm thông tin. Điều này dẫn đến việc học sinh và sinh viên quen với việc đọc lướt kể cả với những văn bản được họ quan tâm và là nhiệm vụ học tập.

Họ dần hình thành thói quen thích đọc và học những kiến thức nhanh kiểu "mỳ ăn liền" thay vì những tài liệu khoa học ở trình độ chuyên gia với nhiều thuật ngữ chuyên ngành đòi hỏi phải tập trung trình độ cao.

Thứ ba, năng lực đọc càng yếu, sinh viên càng cảm thấy bị đe dọa bởi các văn bản học thuật phức tạp và cách thức ứng phó sẽ là né tránh khó khăn, sử dụng các trợ lý AI để tóm tắt, làm cho đơn giản hóa.

Điều này kéo theo vòng luẩn quẩn: Sinh viên ngày càng phụ thuộc AI, ít chịu đầu tư đọc dẫn đến kỹ năng đọc hiểu kém, kéo theo sự tự tin và động lực đọc ngày càng kém hơn và không sẵn sàng cho việc đọc nghiêm túc.

Khủng hoảng bắt nguồn từ việc thay đổi thói quen

Trong bối cảnh của kỷ nguyên số, khủng hoảng của việc đọc có thể bắt nguồn từ việc thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin. Nó có thể dẫn đến những thách thức lớn nhưng không phải không thể khắc phục.

Thứ nhất, ở cấp giáo dục phổ thông cần ưu tiên đưa vào chương trình và các hoạt động đọc nhiều tài liệu phong phú. Các tài liệu này nên bao gồm nhiều thể loại, từ những tác phẩm văn học cổ điển đến các bài báo khoa học có nội dung phù hợp với trình độ học sinh.

Từ những chiến lược đọc hiểu, các kỹ năng ghi chú, tóm tắt và đặt câu hỏi được hình thành ở bậc phổ thông giúp học sinh tiếp cận các văn bản phức tạp một cách tự tin.

Ở bậc đại học, giảng viên phải thiết kế đa dạng các hoạt động và nội dung tự học, tự đọc hiệu quả để nâng cao kỹ năng đọc cho sinh viên; có hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình tự đọc này để đưa ra những phản hồi hữu ích.

Các trường đại học cần tổ chức nhiều chương trình đọc sách tự chọn hoặc các loại hình câu lạc bộ sách để khởi dậy niềm yêu thích đọc sách, hình thành văn hóa đọc ở người học.

Người học cần được hướng dẫn về các năng lực số và năng lực AI để hiểu được tiềm năng và những nguy cơ tiềm ẩn. Họ cần được hướng dẫn các kỹ thuật để tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu sâu; kỹ năng quản lý thời gian để giảm phân tâm từ công nghệ trong các giờ học.

Giảng viên cần khuyến khích để sinh viên đặt câu hỏi, có thể thoải mái thừa nhận những khó khăn khi đọc thay vì e ngại hoặc cảm thấy xấu hổ. Qua những phản hồi tích cực, cá nhân hóa từ người hướng dẫn có thể giúp sinh viên xây dựng sự tự tin.

Các trường đại học cần nghiên cứu việc thành lập trung tâm hỗ trợ học tập và giảng dạy để phát triển kỹ năng đọc, tư duy phản biện cho giảng viên và sinh viên.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sao nữ "phim người lớn" thành giảng viên đại học: Quá khứ không định nghĩa tương lai nếu thật sự muốn thay đổi

Sự trở lại của nữ diễn viên trong vai trò học thuật và xã hội khiến nhiều người sửng sốt.
2

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.
3

Gen Alpha đang có cuộc "tiến hóa" ngôn ngữ lớn nhất lịch sử

Nếu phụ huynh Gen Alpha thỉnh thoảng nghe con nói những câu nghe kỳ quặc chả hiểu gì thì rất có thể bạn đang bị chúng sử dụng ngôn ngữ "thối não".
4

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

Đôi bạn thân tái hiện hình ảnh '10 năm cõng bạn' tại lễ tốt nghiệp gây xúc động

Ngô Văn Hiếu cõng bạn thân Nguyễn Tất Minh lên nhận bằng tốt nghiệp đại học như từng làm suốt 10 năm THPT.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.

Sự nghiệp lẫy lừng của tỷ phú huyền thoại Warren Buffett trước khi nghỉ hưu

Sau hơn 6 thập kỷ chèo lái Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett vừa tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi 94, khép lại một hành trình đầu tư huyền thoại.

Ông chủ KFC phá sản ở tuổi 60, trải qua 1009 lần thất bại mới nếm vị thành công

Câu chuyện thành công xây dựng từ hàng ngàn lần thất bại của "cha đẻ" KFC mãi truyền cảm hứng cho thế hệ sau.

Góc nhìn chuyên gia: Hiện trạng giới trẻ dùng chatbot AI để giải tỏa tâm lý

Tôi không biết chia sẻ với ai. Nói với bố mẹ thì bị cho là “suy nghĩ vớ vẩn”. Bạn bè thì cũng có nỗi lo riêng. Nên tôi nói với... ChatGPT”.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Xem "Sex Education" tôi rút ra bài học để thay đổi cậu con trai hư hỏng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 18/07/2025 13:00
Tại sao tôi lại không xem bộ phim "Sex Education" sớm hơn. Như vậy thì gia đình đã không phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi.

Hành trình giông bão của người mẹ đơn thân nuôi con bại não thành Thạc sĩ Harvard

Truyền cảm hứng - Ứng Hà Chi - 18/07/2025 12:00
Từ cậu bé bại não, cậu bé ấy trở thành Thạc sĩ Harvard nhờ nghị lực và tình yêu bền bỉ của mẹ.

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ của thập niên 1980 download game bằng cách nghe Radio

Kỹ năng - Nguyễn Hải - 18/07/2025 11:00
Đây cũng là hình thức đầu tiên của việc truyền dữ liệu không dây đến cho mọi người khi chưa có internet và Wifi.

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Suy ngẫm - S.A - CFB - 18/07/2025 10:00
Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 18/07/2025 09:00
Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 18/07/2025 08:00
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nghề phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/07/2025 13:00
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:

Xem "Sex Education", tôi nghỉ chơi với bạn thân nhờ nhận ra tình bạn độc hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 12:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Kỹ năng - Diệp Anh - 17/07/2025 11:00
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 10:00
Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Từ sách - Phim - TĐ - 17/07/2025 09:00
Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 17/07/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.

Xem Sex Education, mặt tôi đỏ như gấc, cứ ngỡ đang xem chuyện nhà mình

Điện ảnh - Thanh Hương - 16/07/2025 13:00
Tôi đã nhận ra những bài học cực đắt giá trong việc nuôi dạy con cái.

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Kỹ năng - Quang Huy - DT - 16/07/2025 12:00
Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.

"Logo sống" đọc sách trên cao hút du khách: Công việc kỳ lạ, lương cao ngất ngưởng không ngờ

Thư giãn - Phạm Trang - 16/07/2025 11:00
Chỉ cần ngồi yên trên chiếc ghế cao cả mét, đọc sách giữa dòng người qua lại, chàng trai trẻ ở khu du lịch Vũ Nữ Châu đang khiến dân mạng Trung Quốc phát sốt với mức lương hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng, kèm theo bao ăn ở.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 19/07/2025