1. Quy tắc 50/30/20
Quy tắc này có thể sử dụng để quản lý ngân sách, nghĩa là bạn cần chia thu nhập của mình thành 3 khoản:
Đầu tiên là 50% cho nhu cầu thiết yếu bao gồm các chi phí thường xuyên hằng tháng như thuê nhà, phí đi lại, các dịch vụ tiện ích, hàng tạp hóa...
Khoản thứ hai là chi tiêu cá nhân chiếm khoảng 30% thu nhập gồm các hoạt động như giải trí, mua sắm, sở thích riêng hay bất cứ thứ gì khiến bạn thấy vui vẻ, hài lòng là được.
Khoản 20% cuối cùng là tiền tiết kiệm, bạn nên gửi thẳng vào ngân hàng.
2. Mua hàng số lượng lớn
Quy tắc này áp dụng cho những sản phẩm sử dụng hằng ngày giúp bạn hạn chễ lãng phí. Ví dụ bạn nên mua số lượng kem đánh rằng dùng trong 1-2 năm khi sản phẩm này đang giảm giá vì trong khoảng thời gian đó giá của mặt hàng này có thể tăng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể so với việc mua lắt nhắt.
3. Không nên dùng thẻ tín dụng
Nhiều người ở Việt Nam còn chưa phân biệt được thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card) mà chỉ nghe theo lời quảng cáo của các ngân hàng về việc thoải mái chi tiêu... Hãy hiểu đơn giản rằng nếu cầm trong tay chiếc thẻ tín dụng, nó tự dưng sẽ trở thành vật "kích thích" bạn mua những gì mình muốn ngay lập tức, bất kể bạn có thực sự có đủ khả năng chi trả hay không.
Sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng có nghĩa là bạn tiêu số tiền mà bạn không thực sự có. Hơn nữa, lãi suất khi dùng thẻ tín dụng khá cao, đồng nghĩa với việc bạn mua hàng đắt hơn nhiều so với bình thường.
4. Cố gắng mua từ nhà sản xuất
Trước khi mua một món đồ nào đó trong cửa hàng, bạn nên tự hỏi “Mình có thể mua nó trực tiếp từ nhà sản xuất hay không?". Có thể bạn sẽ mua được với giá bán thấp hơn nếu trực tiếp mua từ nhà sản xuất. Đôi khi, bạn nên rủ bạn bè cùng mua số lượng lớn để thoả thuận mức giá hấp dẫn hơn.
5. Không tiêu hết số tiền kiếm được
Càng tiêu ít tiền, bạn càng có nhiều tiền. Đó là một chân lý quá rõ ràng, đúng không? Hãy mua sắm một cách hợp lý. Nếu đắn đo, hãy tự đặt câu hỏi: "Mình có thật sự cần nó lúc này không? Nếu không mua thì có sao không?". Câu trả lời của bạn sẽ quyết định số tiền nằm trong túi bạn vơi đi ít hay nhiều.
6. Sống phù hợp với điều kiện hiện tại
Cách duy nhất bạn có thể tăng ngân sách của mình là sống dưới mức điều kiện thực tế. Bởi vì vấn đề lớn nhất của nhiều người là họ thường chi tiêu nhiều hơn mức kiếm được. Có những người cố gắng xây nhà thật to và đẹp chỉ để gây ấn tượng với người khác. Họ quá bận tâm đến lời bình luận, suy nghĩ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Hãy suy nghĩ về bản thân, tập trung vào cuộc sống của bản thân và đừng cố khoe khoang.
7. Kiếm tiền thông minh
Chúng ta chẳng thể giàu có khi lúc nào cũng chăm chút từng đồng. Thời gian quý giá hơn tiền bạc. Các triệu phú tự thân biến đồng tiền thành công cụ sinh lời. Đó là lý do tại sao nguồn thu nhập thụ động lại quan trọng. Hãy tận dụng thời gian của mình cho những hoạt động có thể khiến tiền của bạn sinh lời.
8. Kết nối quan hệ với người thành công
Những người xung quanh thường ảnh hưởng đến cuộc sống và tư tưởng của chúng ta. Nếu kết bạn với những người tài năng có chung tầm nhìn, bạn sẽ nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo và biến chúng thành hiện thực. Tiếp xúc với những người thành công, bạn không chỉ được truyền cảm hứng mà còn được khuyến khích hành động và theo đuổi giấc mơ.
9. Tiền không phải tất cả
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tiền bạc trong cuộc sống. Chúng tạo ra nơi ở, thực phẩm và tài sản cho chúng ta.
Nhưng tiền không phải là tất cả. Bạn có thể mua một ngôi nhà để ở nhưng không thể mua một gia đình để sống cùng. Tiền cải thiện chất lượng cuộc sống nhưng nó không thể so sánh với sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, sức khỏe và sự hạnh phúc.
Hãy luôn trân trọng sức khỏe, thời gian, gia đình và những người quan trọng trong cuộc sống của bạn.
Nguồn: Bright Side