1. Súc miệng
Khi bạn súc miệng, dây thần kinh phế vị được kích thích, phản ứng căng thẳng được tác động làm chậm lại. Tương tự, ca hát và cười cũng giúp bạn giảm lo âu.
2. Thở chậm
Các lưu ý khi thở chậm để giúp giảm căng thẳng:
- Hơi thở ra phải dài gấp đôi lần hít vào: 4 giây hít vào, 8 giây thở ra.
- Dùng 12 giây để hoàn thành một chu kỳ thở. Thực hiện năm lần.
- Khi hít vào, nên thực hiện bằng mũi. Khi thở ra, hãy chu môi đưa không khí ra.
3. Cầm đá lạnh
Khi đặt một viên đá lạnh vào lòng bàn tay, bạn sẽ tập trung vào cảm giác chịu đựng cái lạnh chứ không còn để ý tới việc mình lo lắng nhiều như ban đầu nữa. Bạn có thể chuyển viên đá sang tay khác khi không thể tiếp tục chịu được cái lạnh.
4. Giúp các cơ thư giãn
Cách làm:
- Với bàn chân, co các ngón chân vào bàn chân, giữ nguyên trong 10 giây rồi thả ra.
- Với vai, ép vai lên gần tai, giữ trong 10 giây rồi thả ra.
- Với khuôn mặt, tập trung tất cả các phần của khuôn mặt vào giữa và giữ nguyên trong 10 giây, sau đó thả lỏng cơ mặt.
5. Kỹ thuật tự do cảm xúc
Trong phương pháp này, bạn dùng đầu ngón tay chạm vào các điểm cụ thể trên cơ thể: một bên bàn tay, điểm lông mày, bên mắt, dưới mắt, dưới mũi, cằm, điểm xương đòn, dưới cánh tay, đỉnh đầu.
6. Ôm mình
Cách ôm kiểu bướm này khá dễ thực hiện:
- Bắt chéo tay, úp lòng bàn tay xuống, trước ngực. Các ngón tay nên đặt dưới xương đòn.
- Từ từ chạm vào gần vai, luân phiên trái, phải.
- Thở chậm lại.
7. Ngửi mùi quen thuộc
Nếu được ngửi các mùi mình thích và quen thuộc, dây thần kinh của bạn cũng sẽ bình tĩnh lại.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị