Trần Quốc Tuấn được phong vương muộn là ‘đúng quy trình’?

10/08/2018 14:15
Trần Quốc Tuấn được phong vương muộn là ‘đúng quy trình’?

Do có những công lao vĩ đại nên năm Trùng Hưng thứ 5 (1289), Trần Quốc Tuấn được phong làm Đại vương, tước cao cực phẩm của triều đình khi ấy vì danh hiệu Đại vương trước đó vốn chỉ dành cho anh em ruột của nhà vua.

Người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn thường được nhân dân ta kính trọng gọi theo tước là Trần Hưng Đạo vì ông được phong là Hưng Đạo vương. Tuy nhiên, thời điểm nào Trần Quốc Tuấn được phong Hưng Đạo vương thì sử sách lại không đề cập cụ thể. Khi Trần Thánh Tông lên ngôi vua năm 1258 thì ông phong cho người em ruột cùng mẹ Trần Quang Khải khi ấy 17tuổi làm Chiêu Minh đại vương. Năm 1267, Trần Thánh Tông phong cho người em khác mẹ là Trần Ích Tắc làm Chiêu Quốc vương. Cùng năm, Trần Thánh Tông cũng phong cho người em khác mẹ khác là Trần Nhật Duật làm Chiêu văn vương. Trong khoảng thời gian đó, sử không hề chép việc phong vương cho các hoàng thân khác, bao gồm cả Trần Quốc Tuấn.

Trong bài trước, chúng tôi có nói thời điểm 1257, khi Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy cánh quân biên giới trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất, thì ông chưa được phong làm tiết chế, chưa được phong vương. Lần đầu, danh hiệu Hưng Đạo vương xuất hiện trong sách sử được ghi là thời điểm cuối 1274, khi Trần Khâm (tức Trần Nhân Tông sau này) được lập làm thái tử. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 12, sách phong hoàng trưởng tử Khâm làm hoàng thái tử, lấy con gái trưởng của Hưng Đạo vương làm phi cho thái tử”. Như vậy, Trần Quốc Tuấn được phong vương từ trước 1274 nhưng chắc chắn là sau thời điểm 1257. Nhiều khả năng, Trần Quốc Tuấn được phong vương vào năm 1267 như Trần Nhật Duật, Trần Ích Tắc vì trước thời điểm đó sử có chép: "Tháng 3, mùa xuân (1267). Định thể lệ phong ấm cho những người trong tôn thất".

Tài liệu mà khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc ghi cũng nói năm 18 tuổi, Trần Quốc Tuấn được phong làm Thượng Võ hầu. Cùng lúc đó, người anh ruột của ông là Trần Doãn lại được phong là Vũ Thành vương. Như vậy, tại sao Trần Quốc Tuấn lại được không được phong vương khi nhỏ mà chỉ là Thượng Võ hầu? Cần nhớ là Trần Nhật Hiệu (con của Thái Tổ Trần Thừa, em của Trần Thái Tông) đã được phong Đại vương ngay khi mới... 2 tuổi.

Để tìm hiểu vấn đề này thì phải lật xem cách nhà Trần phong vương theo quy trình ra sao? Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép: Theo quy chế nhà Trần, phong các Hoàng tử, người trưởng được tước Đại vương, người thứ được tước vương, người thứ nữa được phong là Thượng vị hầu; về phần con các tước vương thì người trưởng được phong tước vương, người thứ phong Thượng vị hầu. Tuy nhiên, chính các sử quan nhà Nguyễn cũng lúng túng không giải thích được nên ghi cẩn án như sau: Thể lệ phong ấm triều nhà Trần, theo Sử cũ chép lại, phần nhiều không hiểu rõ được, như con thứ của vua phong là thượng vị hầu, mà con trưởng của các tước vương thì phong vương, con thứ cũng phong là thượng vị hầu, như thế đã không theo thế thứ. Đến như việc tập ấm, mà cháu ba đời của vương, hầu, công chúa cũng phong đến quận vương, thì thật là lộn xộn. Việc này sẽ khảo cứu sau.

Còn theo cách hiểu của chúng tôi, các con của vua hay Thái thượng hoàng khi ra đời sau sẽ được tước vương, riêng con trưởng mà không được nối ngôi thì được “an ủi” bằng tước Đại vương như Trần Liễu (con Thái thượng hoàng Trần Thừa), Trần Quốc Khang (con trưởng của Trần Thái Tông nhưng thực tế là con của Trần Liễu) dù họ không có công trạng gì đặc biệt. Còn những người con vua (do những người có địa vị cao trong hậu cung như hậu, phi và có thể là cả tần sinh) sẽ được phong vương và sau có thể được phong tiếp lên đại vương nếu có tài năng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật (năm 1267 khi mới 12 tuổi đã được phong vương nhưng mãi đến năm 74 tuổi mới được Trần Hiến Tông khi mới lên phong làm Đại vương, một năm sau khi được phong Đại vương thì Trần Nhật Duật qua đời). Còn con của các cung nữ có địa vị thấp thì chỉ phong đến Thượng vị hầu để hưởng bổng lộc mà thôi. Riêng con các vương thì chỉ con trưởng mới được tập tước vương còn con thứ thì cũng chỉ được phong Thượng vị hầu.

Quay trở lại câu chuyện của Trần Quốc Tuấn. Khi Thái Tổ Trần Thừa còn sống thì Trần Liễu được phong là Khâm Minh đại vương. Nếu Trần Liễu làm đại vương và có vị trí vững chắc trong hệ thống quyền lực triều đình thì các con của ông đều có cơ hội được phong vương sớm. Nhưng sau vụ loạn sông Cái thì Trần Liễu bị giáng xuống làm An sinh vương, tức chỉ là một vị vương bình thường và chỉ người con trưởng là được phong vương còn con thứ chỉ được chức Thượng hầu. Người con được hưởng tước vương của Trần Liễu là Trần Tung hay Trần Doãn (Doãn không phải con trưởng nhưng lại do thái hậu Lý Oanh sinh, tức là con cùng mẹ khác cha với Trần Thánh Tông nên có thể được ưu ái). Trần Quốc Tuấn là con thứ nên việc chỉ được phong Thượng Võ hầu cũng là ‘đúng quy trình’ thời đó.

Tuy nhiên, các hoàng thân không đủ tiêu chuẩn hưởng tước vương theo dạng “ân phong” vẫn có thể được phong vương theo dạng “công phong” tức là nhờ công trạng mà được triều đình phong thưởng. Trường hợp của Trần Quốc Tuấn thì chúng ta có thể tin ông được phong vương nhờ việc đóng góp ngày càng lớn cho triều đình. Nhờ tài năng quân sự, Hưng Đạo vương đã chỉ huy quân dân Đại Việt 2 lần đánh bại quân Nguyên Mông.

Do có những công lao vĩ đại nên năm Trùng Hưng thứ 5 (1289), Trần Quốc Tuấn được phong làm Đại vương, tước cao cực phẩm của triều đình khi ấy vì danh hiệu Đại vương trước đó vốn chỉ dành cho anh em ruột của nhà vua. Chưa hết, Trần Quốc Tuấn còn được gia phong thêm tước Thượng Quốc công và đặc biệt là được tự ban tước phẩm cho người khác. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ [của Quốc Tuấn], ví ông với Thượng phụ [Lã Vọng Khương Tử Nha]. Lại vì ông có công lao lớn, gia phong là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi giặc Hồ vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy”.

Trần Quốc Tuấn không lạm phong tước mà còn tìm được rất nhiều nhân tài trở thành trụ cột cho nước nhà như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Yết Kiêu, Dã Tượng... Và điều đặc biệt nữa là Trần Hưng Đạo còn nuôi dạy con cháu trở thành người có ích cho triều đình và đất nước.

Các con trai của Trần Quốc Tuấn hầu như đều được phong vương gồm: Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Hiến vương Trần Quốc Uất, Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện. Những người này đều được phong vương khá sớm, từ trước cuộc kháng Nguyên lần 2. Sử chép vào 1284, Hưng Vũ Vương Nghiễn, Minh Hiến Vương Uất, Hưng Nhượng Vương Tảng, Hưng Trí Vương Hiện đốc suất 20 vạn quân các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn đến hội ở Vạn Kiếp, theo quyền điều khiển của Hung Đạo Vương để chống quân Nguyên.

Sở dĩ các con của Hưng Đạo vương đều được phong vương khá sớm vì khi đó triều đình cần người hiền để chuẩn bị lực lượng quân đội lớn cho việc kháng chiến chống Nguyên. Cất nhắc anh em huyết thống gần trong nhà mà có tài làm vương là cách vừa để khích lệ, vừa để tăng cường sức mạnh quân đội. Các con của Hưng đạo vương đều là bậc anh tài khi đó và lập được nhiều công trạng rạng rỡ trong việc kháng Nguyên sau này. Dân gian gọi 4 người con của Hưng Đạo vương là Tứ vị Vương tử.

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Còn những con người như thế, đâu đó trên cõi đời này

Tôi mắc nợ cha tôi một lời nói yêu thương và một cái ôm, nên bài viết chân thực này về ông như một lời tạ lỗi. Ông như một hạt giống, một niềm tin sống mãi, của một thế hệ những con người có lý tưởng sống, có dũng khí và nhân cách cao thượng nhất mà tôi từng hạnh phúc được sống.

Tiếp tục kiến nghị đưa Dinh Thượng thơ vào danh mục di tích cần được bảo tồn

Với kiến trúc độc đáo và tuổi đời khá lâu, nhưng đến nay Dinh Thượng Thơ vẫn không được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP.HCM. Nguy cơ tòa nhà cổ này bị phá bỏ là rất cao. Vì vậy Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị thành phố bổ sung tòa nhà 130 tuổi này vào danh mục bảo tồn.

Trần Hưng Đạo chịu sống cảnh ‘con tin’ thời niên thiếu?

Những năm tháng phải làm “con tin”, sống xa Trần Liễu là điều tưởng chừng không may nhưng lại hóa ra may với Trần Quốc Tuấn. Thời gian đó, ông được nuôi dạy trong môi trường chuẩn mực và được triều đình nhà Trần nhìn rõ tấm lòng trung trinh.

Quốc tế hay thế giới?

Nếu ta dùng một cách chung chung, thì hai từ này có thể hoán vị: tin thế giới/tin quốc tế, trang thế giới/trang quốc tế, thể thao thế giới/thể thao quốc tế... Nhưng trong nhiều kết hợp thì việc thay đổi như vậy lại không được.

30 bác sĩ 'đi hát kiếm tiền' nuôi giấc mơ cho đàn em!

30 bác sĩ đến từ 12 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cùng với một số một số nhạc sĩ, ca sĩ sẽ tổ chức một đêm nhạc Blouse trắng với tên gọi “Tiếp nối yêu thương” nhằm giúp các sinh viên y khoa nghèo đang gặp khó khăn về tài chính, không thể tiếp tục theo đuổi được ước mơ trở thành bác sĩ của mình.

Đấu giá 64 cuốn sách Gạc Ma - Vòng tròn bất tử có chữ ký cựu binh

Nhân kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ để tưởng nhớ và giúp đỡ 64 Gia đình Liệt sĩ và cựu binh Gạc Ma - Anh Nguyễn Văn Phước - Giám đốc Công ty First News – Trí Việt đã bán đấu giá trên Facebook cá nhân 64 cuốn sách Gạc Ma giúp đỡ các gia đình liệt sĩ Gạc Ma và những cựu chiến binh Gạc Ma có đời sống gặp nhiều khó khăn.

Thú vị 'hoa' và 'nụ' trong tiếng Việt

Để chỉ tính chất đẹp đẽ lộng lẫy thì người ta nói là hoa lệ, biểu thị vẻ bên ngoài đẹp nhờ trau chuốt nói là hoa mỹ, ví von tuổi trẻ tươi đẹp của đời người thì gọi là hoa niên (hay tuổi hoa)…

Hợp tác phát triển ‘Hạt Giống Tâm Hồn’ trên Báo điện tử Một Thế Giới

Báo điện tử Một Thế Giới và Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – First News vừa ký hợp tác cùng phát triển, lan toả lâu dài chuyên mục giáo dục, truyền cảm hứng “Hạt Giống Tâm Hồn” trên chuyên trang Giáo Dục - Báo điện tử Một Thế Giới.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024