Từ cánh đồng vui (*) Kim Định

29/02/2020 15:51
Từ cánh đồng vui (*) Kim Định

Theo triết gia Lương Kim Định người Tàu đã biến đổi Việt nho thành Hán nho, phản bội ý nghĩa bản thể của chữ nho/nhu, thay thế phép ứng xử mềm mại, thuần nhất thành lối ứng xử cương cứng, hai mặt “trong pháp ngoài nho”.

Từ Việt nho đến Hán nho

Mặc dù sinh ra trong một gia đình nhà nho, nhưng không hiểu sao, hoặc chính vì thế, mà tôi có ác cảm với Nho giáo. Ở Việt Nam, Nho giáo và tính tiểu nông là căn nguyên nhị trùng kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và, cũng vì thế, mà tôi lảng đọc Kim Định, nghĩ rằng ông là toàn-nho.

Gần đây, do tìm hiểu văn hóa Việt Nam, tôi mới buộc phải đọc ông. Hóa ra, thứ nho mà tôi ghét bấy lâu nay là Hán nho, một thứ nho đã bị tha hóa, xa vời nguồn gốc hoặc bị người ta cố tình bẻ quẹo, còn nho Kim Định tán dương là nguyên nho, được ông gọi là Việt nho, tức nho của người nguyên Việt.

Đây là chỗ gây phản ứng tức thì ở người đọc. Nhiều người phê phán ông cực đoan, phi lý hoặc yêu dân tộc đến mức rơi vào “chủ nghĩa vơ vào”: cái gì hay của mi là của tao, cái gì dở của tao là của mi (ý thơ Việt Phương). Còn ai muốn “thoát Trung” một cách triệt để thì thắc mắc tại sao Kim Định lại ghép nho vào Việt, mà không thay thế bằng những thuật ngữ khác, thuận tai hơn, như minh triết Việt hay văn hóa Việt.

Triết gia Kim Định - Ảnh: Tư liệu

Thực ra, nếu gỡ bỏ những định kiến tri thức, hay nói như Krishnamurti: “Giải trừ tri kiến,” thì dễ chấp nhận Kim Định hơn. Nho tức nhu, nhu thuận, hài hòa với xung quanh, là một thế ứng xử đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp phát sinh từ cuộc cách mạng Đá mới. Thuở ấy còn chưa có chữ viết, nên kết tinh văn hóa của họ là những hình tượng - ký hiệu như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông, hoặc những ông “vua” truyền hiền như Nghiêu,Thuấn, Vũ.

Bởi vậy, không nên hiểu họ là những nhân vật có thật, của lịch sử, mà chỉ là những anh hùng văn hóa thuở sơ khai. Đến đời Hạ, một triều đại ít nhất vẫn còn một chân (hoặc đuôi) dầm trong huyền thoại, có một bộ tộc ở gần Hoa Sơn, gọi là Tào Đường,(**) tiếp thu một số yếu tố của văn hóa du mục trở nên lớn mạnh, lấn lướt các bộ tộc thuần nông nghiệp khác ở xung quanh. Từ văn hóa họ tiến đến văn minh, có nhà nước, có quân đội chuyên nghiệp, có hình luật, có chữ viết (thằng văn/chữ kiểu kết nút dây thừng hay khoa đẩu/chữ như con nòng nọc).

Đến đời Thương, Chu, người Tàu dần dần chinh phục các dân nông nghiệp khác và tự coi mình là người Hoa Hạ, kiểu người trung tâm cả ở phương diện địa lý (Thiểm Tây, Hà Nam) lẫn phương diện kết tinh văn hóa. Các tộc người ngoại vi khác bị gọi là tứ di (Nam Man, Bắc Địch, Tây Nhung, Đông Di), hoặc tứ hải, hoặc Bách Việt.

Từ đó, người Tàu biến đổi Việt nho thành Hán nho, phản bội ý nghĩa bản thể của chữ nho/nhu, thay thế phép ứng xử mềm mại, thuần nhất thành lối ứng xử cương cứng, hai mặt “trong pháp ngoài nho”.

Sử ngang và sử dọc

Những điều trên không/chưa thuộc về thời đại lịch sử, mà thuộc về thời đại tiền/nguyên/khuyết sử. Và muốn nghiên cứu thời đại ấy thì không thể dùng các phương pháp thực chứng, duy kiện của sử học, mà phải dùng những phương pháp khác. Do không/chưa hiểu các phương pháp phản - phương pháp này mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các công trình của Kim Định chẳng có phương pháp.

Thực ra, Kim Định chỉ không có phương pháp lịch sử như/của họ. Bởi vì trong thời gian du học tại châu Âu, Kim Định đã kịp tiếp thu được những lý thuyết và phương pháp vừa mới ra lò của khoa học nhân văn mới, nhất là phân tâm học Jung và cấu trúc luận Lévi-Strauss, để xây dựng một cách thám mã của riêng mình. Ông gọi đó là phương pháp huyền sử.

Như vậy, Kim Định không đối lập lịch sử với tiền/nguyên/khuyết sử, bởi, xét cho cùng, đó cũng chỉ là một thứ lịch sử kéo dài, mà đối lập với huyền sử, một thứ sử khác với lịch sử về hệ hình. Nếu lịch sử là sử ngang, một thứ sử kế tiếp nhau theo thời gian, duy kiện và duy vãng, thì ngược lại, huyền sử là sử dọc, sử đồng đại, chú trọng đến hiện tại, nhưng không duy hiện tại, mà đào sâu hiện tại, làm một cuộc “khảo cổ học tri thức” (Foucault), để tìm đến cái cấu trúc uyên nguyên là vô thức tập thể hay vô thức cộng thông, của nhân loại.

Trước đây, do chưa đọc Kim Định, hoặc đọc mà chưa thủng, tôi cứ nghĩ rằng Việt Nam không có huyền thoại, hoặc có thì cũng bị sự cai trị của Tàu, từ khi nước Nam Việt của Triệu Đà sụp đổ, đánh vỡ nó, nên chỉ còn những mảnh vụn găm vào các truyện cổ tích, truyền thuyết, truyền kỳ. Nay nhờ có Kim Định nối cái đầu (óc) nguyên nho vào thân thể Việt (Nam), một hậu duệ cuối cùng có đủ tư cách pháp nhân để thừa kế di sản Việt nho, nên Việt Nam chẳng những có hệ thống huyền thoại, mà thậm chí còn sâu rộng hơn là huyền sử. Bởi, huyền sử chính là sự hiện hữu của các lớp vô thức tầng sâu dưới dạng các cấu trúc sơ thủy như cổ mẫu, huyền số, các anh hùng văn hóa, các vị vua huyền thoại…

Kim Định đã mô hình hóa sự diễn tiến của các tham số này bằng sơ đồ: cơ → số → tượng. Cơ là cơ cấu, tức cấu trúc, mà đã là cấu trúc thì yếu tố không quan trọng bằng quan hệ giữa các yếu tố. Cơ, vì thế, có mặt trong tất cả các tham số còn lại, vừa là động lực phát triển vừa là sự liên kết giữa chúng. Cơ mô tả nhịp sống, cái nhịp của sự sống như cách nói của Tạ Hách là “khí vận sinh động”. Các số 1, 2, 3, 5, 9 đều là những con số thiêng, mật số. Số là căn nguyên của tượng, số mở ra thì thành tượng, tượng thu về thì thành số.

Như số 1 là bản thể, là thái nhất, thái hư, là số sinh của mọi số sinh khác. Số 2 là tượng của những cặp đôi ban sơ như đực cái, ngày đêm, sông núi, trời đất, vừa đối lập nhau vừa nương tựa nhau như hình tượng Phục Hy và Nữ Oa quấn đuôi vào nhau, là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Số 2 còn là cơ sở của Kinh Dịch với một vạch liền và một vạch đứt. Số 3 là tam tài Thiên, Địa, Nhân, là Tam Hoàng: Nghiêu, Thuấn, Vũ.

Số 5 là ngũ hành tức quan hệ tương sinh tương khắc, trung tâm ngoại vi giữa các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là Ngũ Đế: Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc. Số 9 là Cửu Thiên Huyền Nữ. 18 đời vua Hùng Vương là gấp đôi của số 9. Tượng là tham số cuối cùng của Việt Nho, là giai điệu của vũ trụ bí ẩn, trong mù mờ tiền ý thức, còn sang đến Hình tức một hoặc nhiều những thể hiện của giai điệu ấy dưới ánh sáng của lý trí thì đã của Hán nho rồi.

Một mô hình phát triển

Kim Định có một mô hình về sự phát triển của văn hóa và, sau đó, văn minh của nhân loại thành 3 đợt: bái vật, ý hệ và tâm linh. Còn người ở đợi (1) bái vật còn lệ thuộc vào các thần nên gọi là thần chủ; ở đợt (2) ý hệ thì lệ thuộc vào lý trí, thậm chí duy ý chí; ở đợt (3) tâm linh thì con người tự làm chủ mình, nên gọi là nhân chủ. Ở mỗi đợt hành động của con người mỗi khác: (1) cưỡng hành, (2) lợi hành, và (3) an hành.

Người nguyên Việt ngay từ thời huyền sử đã trải qua được cả ba giai đoạn bái vật/cưỡng hành, ý hệ/lợi hành để tiến tới giai đoạn chót tâm linh/an hành, thực hiện được nhân bản tâm linh với một nền minh triết rực rỡ gọi là triết lý an vi. Lúc này xã hội vận hành theo cơ chế tự trị và tự quản rất cao. Tài sản xã hội, nhất là ruộng đất, được phân theo nguyên tắc bình sản nên không có người giàu người nghèo.

Con người được làm chủ bản thân mình, nhân chủ, nên sống an hành/lành với tự nhiên, với người bên cạnh và với chính mình. Đây chính là cái xã hội Nghiêu Thuấn “ban đêm không phải đóng cổng, ngoài đường của rơi không ai nhặt” mà ai cũng muốn sống. Và khi mất đi thì ai cũng muốn quay về dù chỉ bằng các giấc mộng đào nguyên.

Hoặc như khi Hồ Quý Ly đặt quốc hiệu Đại Ngu (ngu có nghĩa là an vui, thanh bình) là lấy lại cái tên chỉ thời Nghiêu Thuấn. Trong khi đó, ở phương Tây, con người bị mắc cạn ở vùng ý hệ, bị duy khoa học và duy lý giam hãm không tiến sang được giai đoạn tâm linh. Các tệ nạn xã hội, sự suy thoái của môi trường sống, sự sụt giảm nhân cách đã trở thành những vấn nạn không thể giải quyết được. Nhiều thử nghiệm xã hội, đặc biệt là các mẫu hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XVIII, XIX, đều bị thất bại, trở thành không tưởng cả trong lý thuyết lẫn thực hành.

Đề án cho văn hóa nhân loại

Trước tình hình đó, Kim Định muốn đưa Việt nho, tức minh triết (nguyên) Việt như một đề án cứu rỗi nhân loại. Trước đây, tôi cứ thắc mắc làm sao minh triết lại có thể cao hơn triết học, làm sao minh triết lại có thể “soi đường chỉ lối” cho mai sau. Ấy là do tôi cũng như bao người khác, kể cả những người ở Trung tâm Minh triết Việt, coi minh triết là triết lý dân gian đúc kết từ kinh nghiệm sống trực tiếp, hay những mảnh vụn rơi ra từ hệ thống Tam giáo sinh ra trong thời lịch sử. Kim Định đã đưa minh triết ngược về thời huyền sử, buổi bình minh của nhân loại.

Trong đời một con người thời thơ ấu đã lập trình trước toàn bộ đường đời của anh ta. Minh triết, thời thơ ấu của nhân loại, cũng vậy, tuy chỉ trên những nét lớn, nhưng toàn vẹn, sâu sắc và có tính dẫn đường. Ý tưởng này của Kim Định còn được cổ vũ bởi Hội nghị Triết học Quốc tế Honolulu năm 1949 đề xuất Khổng Tử, một nhân vật nửa Việt nho nửa Hán nho, làm thủ lĩnh tinh thần. Rồi Hội nghị Quốc tế về “Khổng học với Thế giới Ngày nay” ở Đài Bắc năm 1988 khiến Kim Định tiến thêm một bước nữa là đề nghị thành lập Đạo trường chung cho Đông Á (như một sự đối lập với thị trường chung Tây Âu), nhằm phổ biến nền minh triết Việt nho.

Không/chưa bàn đến cái dự án vĩ mô trên của Kim Định, thiết thực hơn tôi nghĩ về di sản Việt nho trong xã hội Việt Nam trước đây. Minh triết Việt như là sản phẩm của nền văn hóa tam nông: nông thôn, nông nghiệp, nông dân đã đạt được thành tựu cao. Đó là hòa, thậm chí thái hòa: hài hòa giữa con người và trời đất (tam tài), hòa mục giữa con người và con người (nhân chủ). Xã hội sống theo nguyên tắc bình đẳng, bình quyền, nhất là bình sản. Đến đầu thế kỷ XX ruộng đất công vẫn chiếm đến 50% được chia theo kỳ hạn cho mỗi xuất đinh.

Bởi thế không ai quá giàu cũng như quá nghèo, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Làng xóm theo chế độ tự trị và tự quản. Tuy nhiên, sự thống trị nghìn năm của phương Bắc đã mang vào xã hội thuần nông này những yếu tố của văn hóa du mục dần dần làm thay đổi cấu trúc của nó. Văn hóa trở thành văn minh, Việt nho trở thành Hán nho. Sự ra đời của nhà nước, của giai cấp thống trị, của quân đội chuyên nghiệp và chiến tranh thôn tính.

Với châu Âu, nơi thuần du mục, hoặc nhiều yếu tố du mục hơn, thì văn hóa nhanh chóng trở thành văn minh, phát triển thương mại và khoa học kỹ thuật, logos (nguyên ngôn) trở thành logique (đa ngôn), minh triết (tiền - Socrates) trở thành triết học lý niệm. Con đường phát triển của phương Tây nay đã trở thành nguyên mẫu của cả thế giới hiện đại, trong đó có các nước Đông Á và Việt Nam. Trong lúc Việt Nam còn đang công nghiệp hóa và hiện đại hóa, còn cùng lúc tồn tại cả ba hình thái tiền - hiện đại, hiện đại và hậu - hiện đại, “đề án của Kim Định” hiện có điểm gì khả thi, và nếu có thì thực hiện như thế nào? Nhân ngày đầu năm, bên chén rượu xuân, bạn đọc cùng suy nghĩ.

PGS-TS. Đỗ Lai Thúy (Bài đã đăng trên tuần báo Người Đô Thị)

___________________

(*) Lấy chữ của Chế Lan Viên “Từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”, nhưng ở đây hiểu cánh đồng chỉ văn hóa nông nghiệp, còn vui chỉ sự an lạc của thời thái cổ.

(**) Tàu chỉ người Trung Quốc ngày nay hẳn do chữ tào này mà ra. Hơn nữa, tàu gắn với ngựa (một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ) biểu tượng của văn hóa Trung Hoa phương Bắc, du mục, đối lập với thuyền của văn hóa Việt Nam, phương Nam, nông nghiệp.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Học cách 'Chăm sóc bản thân thật sự” trong năm mới

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng cách, hay chỉ đang chạy theo những buổi spa xa xỉ và các liệu trình thời thượng mà không biết chúng có thực sự mang lại hiệu quả?
2

Biến tiềm năng thành tài năng - Học cách khai phá tiềm năng để có một năm trọn vẹn

Tiềm năng không liên quan tới điểm xuất phát mà nằm ở việc bạn đi được quãng đường bao xa. Với cơ hội và động lực học tập thích đáng, bất kỳ ai cũng có thể khai phá tiềm năng của mình để đạt được những thành tựu lớn lao hơn. 
3

Con đường chính trực – Bốn giai đoạn để có một cuộc đời đầy ý nghĩa và niềm vui

Con đường chính trực là “sự chính trực” hay “sự toàn vẹn”, tức là trạng thái khi con người sống đúng với tiếng nói và cảm xúc chân thật bên trong mình.
4

Con đường chính trực - Khi cuộc sống mất phương hướng và cách tìm lại chính mình

Đôi khi, bạn có thể rời xa con đường đúng đắn mà không hề nhận ra, nhưng hậu quả sẽ dần trở nên tồi tệ. Nếu không điều chỉnh, những triệu chứng đặc thù sẽ xuất hiện - tôi gọi đó là “hội chứng khu rừng tối lầm lạc.”
5

Cung bậc tình yêu 1 - Ngày đùa

San có điện thoại. Chẳng sung sướng gì khi phải chạy cồng cộc qua hai mươi tư bậc thang lên tầng hai, mở cánh cửa kiếng mới vào được văn phòng nhà văn hóa huyện.

Cuộc đời này, không có con đường nào đi mà vô nghĩa, càng không có sách nào đọc chỉ để "cho vui"

Trên thế giới này, không có quyển sách nào mà không cho ta kiến thức, cũng không có nỗ lực nào là lãng phí.

Còn sống còn yêu thương: Annie và chiếc váy với đường thêu tinh xảo

Người mạnh mẽ là người có thể mỉm cười cho hạnh phúc của người khác.” - Veronica Purcell

Tâm bệnh học: đọc 'các bệnh thời đại' để hiểu mình, giúp người

Cuốn sách Tâm bệnh học do NXB Trẻ ấn hành chào mừng Ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2 giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những “triệu chứng” tâm lý của bản thân mình lẫn những hành động, ứng xử của người xung quanh trong thời đại hôm nay.

Oola - Tìm bình yên giữa vạn biến: Người thành đạt luôn giỏi kỷ luật và chăm chỉ đúng cách

Gần như không thể tìm được ai thành công trong đời mà lại không có tinh thần kỷ luật mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng biết cách xây dựng thành công đức tính quý giá này đúng cách.

Ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc First News -Trí Việt: 'Thật vô lương tâm khi sách dành làm từ thiện cũng bị in lậu'

Người đại diên cho First News- Trí Việt cho biết, hiện tại đơn vị này cùng nhiều đơn vị làm sách đang 'kêu trời không thấu' khi hàng trăm đầu sách công sức làm ra của đơn vị đang bị in lậu và bày bán công khai, không chỉ tại các nhà sách mà cả trên các trang mạng với số lượng lớn.

Tìm bình yên giữa vạn biến – Phương pháp tạo dựng cuộc sống tốt đẹp và tràn đầy cảm hứng

"Tìm bình yên giữa vạn biến” là tất cả những lời khuyên bạn cần cho một cuộc sống cân bằng và ý nghĩa.

Tử tế đáng giá bao nhiêu - Chuyện người phụ nữ dành cả năm để làm việc tử tế cho người lạ

Sách "Tử tế đáng giá bao nhiêu" hướng dẫn thực hành sống tử tế, qua đó giúp bạn đọc tìm thấy niềm tin và hạnh phúc trong những điều nhỏ bé.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra lỗi sai kinh điển đẩy con vào tình cảnh đáng thương

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 19/02/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi cuối cùng cũng nhận ra một sai lầm mà bản thân đã mắc phải nhiều lần trong việc nuôi dạy con cái.

Cảnh báo 1,8 tỷ người dùng Gmail có thể bị đánh cắp dữ liệu ngân hàng

Kỹ năng - Nam Đoàn - 19/02/2025 11:00
Tất cả 1,8 tỷ người dùng Gmail đã được đưa ra "báo động đỏ" về một vụ lừa đảo cho phép tin tặc truy cập vào tài khoản.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025