Trăn trở từ cái khẩu trang dỏm đến chuyện xuất khẩu gạo

30/03/2020 14:38
Trăn trở từ cái khẩu trang dỏm đến chuyện xuất khẩu gạo

Với bất cứ một quốc gia nào, một khi đã được ban bố tình trạng khẩn cấp, hoặc do chiến tranh, hoặc do thiên tai địch họa thì nhất nhất khi chúng ta muốn quyết định một điều gì cũng cần hết sức cẩn trọng và tỉnh táo.

“Sai một ly“ là có thể đi xa cả trăm dặm chứ đâu chỉ là 1 dặm. Muốn có được điều này, người tham mưu cho cấp trên luôn phải có tầm nhìn hơn người.

Chuyện đâu chỉ là chiếc khẩu trang rởm, cứ phạt là xong

Câu chuyện về Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh khi họ đã nhìn rõ mười mươi cảnh sản xuất khẩu trang kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn khẩu trang y tế có kháng khuẩn đã được quy định. Sự việc bị phát hiện trên địa bàn hôm 4.3 quả là quá tệ hại cho người tiêu dùng nếu ai đó mua phải của giả khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành .

Lẽ ra, họ (quản lý thị trường) phải khẩn trương cho lập biên bản, phải kiểm đếm số hàng đã sản xuất cho rõ ràng rồi cùng ký biên bản cũng như niêm phong bao bì ghi sai của doanh nghiệp Quốc Bảo cố tình lừa người tiêu dùng rồi xử lý thật nghiêm khắc thì đằng này, họ bật đèn xanh cho người vi phạm phi tang hiện vật thật nhanh rồi phạt lấy lệ (17,5 triệu đồng).

Sự việc bất thường này, ngay sau đó Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương biết chuyện, nhất là khi được Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban 389) yêu cầu báo cáo vụ việc để báo cáo Phó thủ tướng thường trực Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia 389 Trương Hòa Bình thì xem ra có gì đó vẫn loanh quanh khó hiểu. Cái cần là phải nghiêm trị Đội QLTT số 4 của tỉnh này đã cố ý làm sai thì họ rất hờ hững.

Cứ cho rằng “quy trình” mà Tổ công tác 304 của Tổng cục QLTT thực thi nhiệm vụ mà bộ trưởng Bộ Công Thương giao có gì đó chưa rõ về quyền hạn và trách nhiệm khi xử lý từ thực tiễn (được nguồn tin báo chí phát hiện) thì có thể sau đó, nên tự điều chỉnh lại cho phù hợp, đặng hiệu quả hơn chứ không nên vì chuyện đó mà bỏ qua sai phạm dưới địa phương.

Thế nhưng ngược lại, những tưởng tổ công tác này sẽ được xem như một mũi nhọn để chống lại tình trạng gian lận thương mại, hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng khi dịch COVID-19 hoành hành là một sáng suốt của lãnh đạo Bộ Công Thương, thì thật buồn vì sau đó lãnh đạo lại cho rằng tổ công tác nói trên “chưa làm đúng quy trình và có dấu hiệu vượt thẩm quyền''.

Lẽ ra, ngay sau khi trên Truyền hình VN phát đi toàn bộ sự việc, lãnh đạo Bộ Công Thương phải có những động thái cứng rắn hơn cả trăm lần với Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh. Thậm chí, phải yêu cầu ông quyền Cục trưởng tỉnh lên Bộ giải trình tức thì để giải thích rõ cho dân an lòng. Ngược lại, những thao tác này xem ra rất chậm chạp. Hình như họ quên rằng, nếu hàng trăm ngàn chiếc khẩu trang của doanh nghiệp Quốc Bảo được tung ra thị trường hòng đánh lừa người tiêu dùng hưởng lợi bất chính sẽ có bao nhiêu nạn nhân vì nó mà bị lây nhiễm oan.

Chỉ một chuyện bé xíu như vậy mà không hiểu sao Bộ Công Thương không làm nổi để yên lòng dân.

Nếu như cơ quan QLTT tỉnh nào mà cũng giải quyết vô trách nhiệm như ở tỉnh Bắc Ninh thì có khác nào họ đang tiếp tay phá hỏng công cuộc phòng chống dịch mà Đảng, Chính phủ ta đã và đang gồng mình đối phó, đang triển khai đầy quyết liệt và bài bản, hòng ngăn chặn đại dịch để không bùng phát như dự liệu.

Thế nhưng, quả là khó hiểu khi sự việc rõ như ban ngày mà cơ sở nọ vẫn bưng bít sự thật để xử nhẹ hều khiến dư luận bất bình. Khi đã thấy có dấu hiệu vi phạm nhưng Đội QLTT số 4 của tỉnh Bắc Ninh lại không chỉ đạo ra quyết định kiểm tra ngay, không tạm giữ số hàng khẩu trang có dấu hiệu vi phạm để làm căn cứ xử lý. “Dễ tin” đến vậy sao và thật khó hiểu khi cơ quan công an vào cuộc nhưng lại nghe doanh nghiệp trình bày việc để xảy ra sai phạm này chỉ là “do công nhân đóng nhầm” (!).

Chỉ vì một mắt xích xử lý tồi tệ kiểu như chuyện vừa xảy ra ở ngành QLTT tỉnh Bắc Ninh mà tôi nêu trên, nhiều khi chỉ vậy thôi nhưng đã mang lại hậu quả vô cùng tai hại và khó lường cho xã hội do người tiêu dùng mua phải hàng y tế giả, không có tác dụng khử khuẩn mà cứ ngỡ mình được an toàn.

Tầm nhìn của người lãnh đạo một ngành là quá hạn chế, kém cỏi nếu còn có tư duy coi mấy cái khẩu trang giả kia ''chỉ là chuyện vặt'' trong khi còn biết cơ man chuyện lớn phải làm.

Hãy làm cho tốt ngay từ cái tưởng là nhỏ kia thì mới hy vọng đủ tầm để xử lý việc lớn trong công cuộc phòng chống đại dịch, mà chuyện có cho xuất khẩu gạo hay không vào thời điểm này là một ví dụ rất đáng suy nghĩ.

Trong thời điểm căng thẳng dập dịch như hiện nay, những việc tiêu cực rất nhỏ như vậy mà cũng phải để đến cỡ như Phó thủ tướng thường trực kiêm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia 389 cho ý kiến xử lý thì quả là đáng buồn cho cung cách điều hành của Tổng cục QLTT và của Bộ Công Thương.

Dừng hay chưa dừng việc xuất khẩu gạo? Một quyết định cần hết sức cẩn trọng

Trong lúc còn đang tạm dừng để đoàn khảo sát liên ngành (các bộ Công Thương, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Tài chính) tập hợp số liệu điều tra rồi báo cáo lại Thủ tướng trước khi đưa ra quyết định hệ trọng có cho tiếp tục xuất khẩu gạo hay là tạm dừng, tôi cho rằng chúng ta nên cẩn trọng chờ thêm ít ngày cũng không có gì quá ghê gớm. Thà chậm mà chắc cũng còn hơn mắc sai lầm tai hại sau này.

Trên cơ sở đó, liên bộ sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15.8.2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan trước ngày 28.3.2020.

Việc Bộ Công Thương “nhất dạ sinh bá kế” qua chuyện xin tạm dừng quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tối 24.3 mới đây đã cho thấy có gì đó không ổn. Tuy nhiên, cũng nên ghi nhận phần nào sự dũng cảm của lãnh đạo bộ này khi họ “nghĩ lại” vì phát hiện ra có độ vênh nhất định nào đó về số liệu.

Thế rồi đích danh Bộ trưởng Công Thương đã ký công văn “Hỏa tốc” cấp báo lên Thủ tướng Chính phủ khi có “sự vênh” về số liệu này nọ. Thà như vậy, theo tôi vẫn còn hơn việc biết mình sai mà vẫn bảo thủ, không chịu sửa

Sự lý giải về điều này trong nội bộ lãnh đạo Bộ Công Thương, xem ra họ không đủ tự tin cũng như có vẻ không theo kịp với cách theo dõi, thống kê số liệu về tình trạng tích trữ lương thực hiện nay của nước ta.

Về số liệu mà ngành thống kê nắm được trong năm nay, sau khi tiêu dùng trong nước, chúng ta có thể xuất khoảng 6 triệu tấn lương thực ra nước ngoài. Nhưng đó là về con số trên lý thuyết.

Trong thực tế, tôi có hỏi một vị lãnh đạo cơ sở ở một địa phương thuộc đồng bằng Bắc Bộ về chuyện này. Với kinh nghiệm nhiều năm bám sát cơ sở, ông cho rằng hiện nay ở các địa phương không còn cách làm cũ là “gặt ruộng điểm''.

Từ kết quả gặt thí điểm vài thửa ruộng (gọi là gặt ruộng điểm) trong một xã rồi sẽ lấy con số trung bình cộng về năng suất của nó nhân lên tổng số ruộng trồng lúa của địa phương mình. Với kết quả có được nói trên, họ sẽ báo cáo tổng sản lượng thu hoạch lên cấp trên.

Nhưng hiện nay, do không còn chuyện thiếu lương thực cho nên nhà nước cũng không quá câu nệ chuyện này lắm. Vì lý do này, cách ước lượng sản lượng cũng đơn giản hơn xưa nhiều. Đó là chưa kể bệnh thành tích lâu nay vẫn chưa hết nặng nề, con số báo cáo tuy cũng tàm tạm tin được nhưng thế nào cũng bị trên dội xuống theo lối năm sau cần nhích lên, cao hơn năm trước chút xíu nếu thấy thời tiết thuận lợi.

Và cứ như thế, lâu dần số liệu không thật chính xác nữa.

Từ đó, kết quả báo cáo thường lạc quan hơn sự thật. Đây là điều có thật trong thực tế. Nó không còn được chuẩn xác như ngày trước, cái thời còn thiếu ăn và làm ruộng tính theo công điểm để cuối vụ chia nhau từng ký thóc/công lao động của nhà nông.

Tôi là người không tán thành việc duy trì hạn ngạch xuất khẩu gạo mà cũng không tán thành việc quy hoạch cố định diện tích đất trồng lúa. Hãy để nhà nông họ tự điều chỉnh, tự quyết định thì sẽ tốt hơn dù vấn đề an ninh lương thực lại là công việc mang tầm quốc gia đại sự.

Thế nhưng, một khi đại dịch toàn cầu đang diễn ra thì người nông dân cũng sẽ phải nghĩ khác thời bình. Đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài. Vì thế, nó đã khiến họ nghĩ khác bởi đó là bản chất của dân Việt mình, luôn biết lo xa. Cái lo xa của con nhà nghèo...

Vừa qua, trên truyền thông nhiều người tranh cãi có nên tiếp tục cho xuất khẩu gạo hay là tạm dừng. Nếu đọc thì xem ra bên nào cũng có lý lẽ riêng của nó. Tôi không phải là dân nghiên cứu sâu lĩnh vực này nên không dám đi sâu phân tích. Chỉ cần chờ kết quả điều tra vài hôm nữa xem thế nào. Có lẽ lúc này hãy để đoàn công tác được Thủ tướng yêu cầu đi cơ sở nắm bắt trở về, kết quả ra sao thì lúc đó hãy bàn tiếp để ra quyết định chính xác. Khi đó cũng chưa muộn.

Tổng cục Thống kê năm nào cũng công bố số liệu về sản lượng lúa năm này mấy chục triệu tấn, năm trước mấy chục triệu tấn, thậm chí lại có cả số lẻ, nghe rất oách. Thực ra, cách tính hiện nay không giống như xưa nữa vì nhà nước ta suốt vài chục năm nay luôn có gạo xuất khẩu và trở thành cường quốc về xuất khẩu gạo của thế giới.

Vì vậy cho nên sau mỗi một vụ lúa thu hoạch, người nông dân chẳng mấy ai nghiêm túc đong đếm rồi hớn hở đi báo cáo với nhà nước mình thu hoạch được bao nhiêu. Ngay cả khi họ có khai không nghiêm túc chăng nữa thì cũng không một ai bị xử phạt gì hết. Vì thế, sự thống kê nói trên chỉ là hình thức, là “đếm cua trong lỗ”, mang tính tương đối mà thôi.

Tôi rất thú vị khi một đồng nghiệp của tôi có phân tích rằng:

“Dân ăn bao nhiêu gạo (tiêu thụ nội địa) nhà nước cũng không thể biết. Nhà nước căn cứ vào số “miệng ăn” của cả nước, rồi căn cứ vào lượng gạo do các doanh nghiệp bán ra (có khai thuế) rồi ước chừng mỗi năm dân ăn bao nhiêu. Nhưng nhà nước nào có thể biết trong các “miệng ăn” kia, ai nhậu nhiều hơn ăn cơm ngày ba bữa, ai ăn nhiều thực phẩm khác hơn là ăn cơm, nhà nước cũng đâu có biết dân nhậu hiện nay phải "nằm nhà ăn cơm yêu nước" thì nhu cầu lúa gạo có tăng thêm hay không, nhà nước cũng làm sao biết được những người buôn bán nhỏ mua lúa gạo của nông dân rồi bán lại cho các “miệng ăn” trong nước hay là gom lại để bán tiểu ngạch ra nước ngoài. Cho nên không thể căn cứ vào “miệng ăn” lúc ăn cơm lúc ăn mì lúc ăn gà nướng để nói tiêu thụ nội địa bao nhiêu là đủ...”.

Cả thế giới nay đang phải đối phó với đại dịch toàn cầu. Một “thế giới phẳng” của hôm nay thật khó đoán định chính xác những gì sẽ xảy ra sau đại dịch kết thúc, trừ một điều rất rõ. Đó là “phận nước nào nước nấy tự lo'' vẫn cứ là cơ bản.

Nước Ý qua cơn đại dịch nói trên đã thấy sự đơn độc khi cả khối Liên minh châu Âu lạnh lùng với họ dù số người chết cả ngàn người trong mỗi ngày qua, xem ra thật đau xót.

Mới 3 tháng trước, có lẽ cũng không ai dự đoán được những gì đang diễn ra như hôm nay. Và cũng không ai dự đoán nổi rồi những gì sẽ diễn ra trong 3 tháng tới, hoặc là 1 năm tới...

Vậy thì an ninh lương thực rõ ràng sẽ là đại sự với một quốc gia, không riêng gì chúng ta. Nếu họ có nhiều tiền, họ sẽ tích trữ lương thực, thực phẩm thì cũng là đương nhiên bởi vì không ai có thể xem nhẹ chuyện này. Tôi tin rằng với tầm nhìn của các nhà hoạch định chiến lược thế giới, họ đã và đang tính đến những tình huống xấu nhất xảy ra, đó là nạn đói sẽ rình rập các nước nghèo.

Việc phải lo “tích cốc phòng cơ'' trong bất cứ một quốc gia nào bao giờ cũng là hệ trọng khi chiến tranh, thiên tai, địch họa xảy ra. Thà chúng ta phải (được) ăn gạo hẩm (do tích trữ nhiều) vẫn là may mắn hơn phải thấy cảnh bị nạn đói đe dọa gần trăm triệu dân Việt.

Khi ấy giá lương thực sẽ tăng đột biến và lúa gạo sẽ chảy đến nơi nào có giá cao hơn. Lúc đó với nước ta, thật là mệt mỏi vì ngân quỹ nước nhà cũng đâu dư dả gì.

Tôi cho rằng, cho dù nước ta lúa gạo có thừa đi nữa thì vấn đề an ninh lương thực vẫn chưa thật đảm bảo. Đó là chưa nói đến chuyện đồng bằng sông Cửu Long hiện đang đối mặt với nạn hạn hán vô cùng khốc liệt cũng như dự báo nạn châu chấu từ châu Phi nhiều khả năng sẽ sang tận châu Á, thì tính sao?

Mỹ, châu Âu đã bắt đầu tung ra những gói tài chính chưa từng có để cứu nguy đất nước họ thoát khỏi “khủng hoảng hậu dịch COVID-19”. Điều đó đã cho thấy tầm nhìn của người tham mưu cho lãnh đạo không thể một sớm một chiều lại chập chờn và thay đổi. Không chỉ là chậm mới chắc mà vào lúc lâm nguy, sự quyết đoán dù thật nhanh cũng vẫn phải chính xác.

Vì lẽ đó, từ “chuyện cỏn con” là chiếc khẩu trang giả tung ra thị trường gây hại cho dân nếu họ không biết nên mua phải cho đến “chuyện đại sự “có cho xuất khẩu gạo lúc này hay không'', với người làm lãnh đạo đều phải quan tâm và xử lý chính xác như nhau và không thể coi nhẹ bất cứ chuyện gì, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ. Cổ nhân dạy quả không sai: “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Tiếc rằng, muốn “thần thiêng” thì phải có “bộ hạ “tham mưu chuẩn. Song, trong mấy câu chuyện trên, xem ra các cơ quan tham mưu đều có vấn đề để rồi có chuyện cần bàn.

Việc Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương cần rút kinh nghiệm sâu sắc chuyện bộ này đã tham mưu thiếu nhất quán cho Chính phủ, như vụ việc tạm dừng triển khai quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo nói trên không chỉ là bài học cho một cuộc chiến chống giặc đại dịch hôm nay mà còn mãi mãi sau này.

Tôi hy vọng rằng số liệu sẽ công bố tới đây sẽ là con số tích cực, đủ tự tin để nhà nước có thể có những quyết sách chuẩn xác trong việc có cho xuất khẩu gạo hay không và nếu có thì cho đến mức nào để hài hòa cả hai.

Đó mới là câu chuyện đáng nói, đáng suy nghĩ.

Quốc Phong


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Võ công của Hoàng Thường mạnh tới mức khiến Trương Vô Kỵ cũng phải thua

Hoàng Thường, tác giả bí kíp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sở hữu võ công cái thế nào?
4

Những cặp vợ chồng kỳ quặc nhất thế giới

Những cặp vợ chồng này hoặc lấy nhau khi đã hơn 100 tuổi, hoặc chênh lệch đến 86cm chiều cao, hay hơn kém nhau gần 600kg cân nặng, điểm giống nhau là đều hạnh phúc.
5

Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút?

Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.

Rợn tóc gáy trước viễn cảnh robot chung sống với loài người

Trong album mang tên Robot Next Door được nhiếp ảnh gia người Pháp Niko Photographyisme khắc họa, người ta thấy được một thế giới nơi ranh giới giữa con người và máy móc bị xóa nhòa.

Xin cùng nhau biết LO

Tôi có những người bạn nước ngoài đang sống tại Việt Nam. Những người rất kỷ luật, tuân thủ dặn dò của chánh phủ Việt Nam về phòng chống dịch.

Bệnh dịch và số phận của con người xã hội

Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng là chất thử nghiệt ngã đối với con người xã hội, kinh tế và chính trị. Sau hàng triệu năm tiến hóa sinh học và kỹ thuật tổ chức xã hội, có lẽ nỗi ám ảnh này sẽ chưa mất đi trong tương lai gần.

Tách trà hồ nghi

Tin thành phố Hải Phòng chi 269 tỉ đồng tặng quà 60 vạn hộ dân gây xôn xao với những ý kiến ngược chiều. Bài này viết về một số cảm nhận từ hai bài trên báo Thanh Niên online (Bài “Hải Phòng tặng cờ, ấm chén cho tất cả hộ dân: người cảm động, người không tán thành”, ngày 3.3.2020, và bài “Hải Phòng từ chối trả lời thêm về vụ chi 269 tỉ mua ấm chén quà tặng”, ngày 3.3.2020).

Chuyện đốt pháo (kỳ 2)

Ngày trước, tiếng pháo rộn ràng khởi đầu lễ cưới, lúc đón nhà trai hoặc nhà gái luôn là thứ kỷ niệm hạnh phúc khó quên của cặp vợ chồng. Những đứa trẻ thời xưa, chả mấy đứa không in vào ký ức niềm vui đốt pháo đón giao thừa, mừng xuân về trước ngõ.

Nhìn lại hành trình gần 2 thập kỷ của 'Búp bê Nga' Maria Sharapova

Gần 2 thập kỷ thi đấu chuyên nghiệp, Maria Sharapova đã gặt hái được rất nhiều danh hiệu cao quý. Cô cũng 5 lần giữ vị trí số 1 thế giới.

Chuyện đốt pháo

Tiếng pháo để đánh dấu cái khoảnh khắc đặc biệt của trời đất lúc giao mùa, mà cũng là của lòng người khi chùng xuống trong cuộc đua tranh cùng thế sự.

Mưa trái mùa

Sáng dậy, tôi nghe lòng mình chênh chao. Gió lạnh ùa về. Mưa bất chợt trong những ngày tháng giêng.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025