Nhà văn Liu Yong từng nói: "Nhiều người có tật thích khoe khoang. Nhưng bạn khoe càng nhiều, khuyết điểm lộ ra cũng càng lúc càng lớn."
Phô trương là một thói quen xấu, bạn càng cố ngụy trang và tự "dát vàng" lên mặt để tạo vinh quang cho bản thân thì chỉ càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình.
Thế nên, có 3 thứ tuyệt đối không được khoe khoang, để tránh cản trở tài phú sau này:
1. Tiền bạc: Tiền nhiều đến đâu cũng không nên khoe khoang!
Trong cuốn "A New Account of the Tales of the World" có một câu chuyện như vầy: Shi Chong là một đại phú hào thời Tây Tấn, có tính ham phù phiếm rất cao. Nơi ở của ông không chỉ xa hoa, mà nhà vệ sinh cũng tinh xảo và tinh tế.
Lúc đó, có một người tên Liu Miao muốn đi vệ sinh, nhưng thấy ở đó có đồ đạc xa hoa, còn người hầu gái thì đang đưa túi thơm, liền hoảng sợ lùi lại nói:
"Xin lỗi, hạ quan vào nhầm phòng ngủ của ngài."
Shi Chong nghe thế thì cười nói: "Đó là nhà vệ sinh."
Liu Miao nghe xong thì nói không nên lời, liền đi tìm nhà vệ sinh nơi khác, anh ta thật không thích chỗ này.
Shi Chong không chỉ thích phô trương sự giàu có, mà còn thích tranh giành của cải.
Có lần, Shi Chong tranh cãi với Wang Kai - cậu của vua.
Wang Kai ra lệnh sử dụng nước mạch nha để cọ nồi, Shi Chong liền bảo người hầu dùng nến thay củi để đốt lửa. Wang Kai ra lệnh dùng vải lụa màu tím để làm hàng rào dài 40 dặm, Shi Chong lại ra lệnh sử dụng vải gấm đủ màu để làm rào cản 50 dặm...
Sau đó, Shi Chong đã thắng, nhưng cũng vì điều này mà khiến nhiều kẻ để ý hãm hại. Cuối cùng, anh ta bị buộc tội âm mưu bất chính, bị tịch thu hết tài sản, ngay cả tính mạng cũng không giữ được.
Có thể thấy rằng, khoe khoang hại nhiều hơn lợi. Bạn có thể thỏa mãn lòng hư vinh nhất thời, nhưng lại khơi dậy sự ganh ghét, đố kị của người khác cả đời.
Nếu gặp phải kẻ có tâm địa xấu xa, thì bạn đã tự gây rắc rối và tai họa cho chính mình.
Như câu: "Người khôn thường nhẫn nhịn, kẻ ngu thường tỏ vẻ."
Những người giàu thực sự không bao giờ cố tình phô trương về sự giàu có của mình. Họ biết tự hài lòng, cũng hiểu rằng tiền không phải là thứ đáng để so sánh, khoe khoang...
2. Hạnh phúc: Đời người như ly nước, ấm lạnh tự mình biết!
Người ta hay bảo lớn rồi thì đừng kể lể nỗi buồn của mình ra ngoài. Điều này cũng đúng với cả hạnh phúc.
Tôi từng nhìn thấy một câu chuyện thế này trên Internet: Cậu con trai trúng tuyển đại học, tuy chỉ là trường bình thường, nhưng cả nhà đều rất hài lòng.
Người cha nói với con trai: "Cha mẹ từng chịu khổ do không học hành đến nơi đến chốn. May mắn là con đã nỗ lực để đạt được thành quả hiện giờ."
Đứa con nghe vậy cũng rất hạnh phúc. Đến ngày nhập học, cả nhà đưa cậu con trai đến nhà ga thì tình cờ gặp một người quen. Người đó hỏi người cha: "Con trai ông học đại học gì?"
Khi ông bố nói tên trường xong thì người quen đó tỏ ra rất ngạc nhiên và nói: "Ôi trời, trường đó không tốt đâu, ra trường không tìm được việc, thà đi làm sớm còn hơn. Con trai tôi đậu trường nổi tiếng, người ta đang đổ xô xin được vào đấy..."
Nói xong, anh ta nở nụ cười đắc ý rồi bỏ đi. Cả nhà họ cũng vì vậy mà không còn vui vẻ nữa. Có vài người luôn khoe khoang niềm vui của mình mặc kệ cảm xúc của người khác. Nhưng họ lại không nhận thức được rằng, niềm vui của họ đang chọc vào nỗi đau của người ta.
Trong nhiều trường hợp, sự khoe mẽ không thể làm nổi bật chính bạn, mà trái lại còn hủy hoại sự hạnh phúc mà khó khăn lắm mới xây dựng được.
Theo thời gian, những người xung quanh sẽ dần xa lánh bạn vì thói khoe khoang đó.
3. Tri thức: Thứ cao quý như thế là để truyền đạt, không phải để khoe khoang!
Vào thời cổ đại, một học giả cảm thấy thư pháp của mình đã hoàn thiện, cho dù so với đại sư cũng không thua kém gì. Sau đó, ông ấy được mời đến Bắc Kinh tham gia vào cuộc hội họp với rất nhiều học giả tài năng khác.
Trong đám đông, ông nhìn thấy có một người cầm cây quạt trắng đi về hướng mình. Bèn mỉm cười tự đắc đứng lên định lấy cây quạt của người nọ ghi lên vài chữ.
Lại không ngờ người đang đi tới đột nhiên quỳ xuống, học giả này càng vui vẻ hơn, ông bảo: "Chỉ là viết vài chữ giúp cậu thôi, không cần phải hành đại lễ thế đâu."
Người nọ nghe vậy thì hốt hoảng: "Ấy đừng, cái quạt này tôi mua đắt lắm, không lãng phí như thế được."
Học giả này vừa nghe thì xấu hổ vô cùng, tưởng có thể trổ tài, không ngờ trong mắt người ta chữ của mình lại chẳng đáng giá bằng cây quạt.
Thầy của ông thấy vậy mới nói: "Con còn chưa hiểu sao? Làm người không nên tự cao tự đại, vì chút kiến thức mà vội đắc ý, khoe khoang, sẽ rất dễ bị chính điều đó vùi dập."
Đừng quá đề cao chính mình khi tài năng chưa đủ. Nếu bạn quá đề cao bản thân, sẽ rất dễ chịu thua thiệt. Núi cao còn có núi cao hơn, trên đời này chưa bao giờ thiếu người kiệt xuất.
Những người thực sự sở hữu trí tuệ lớn sẽ luôn sống điệu thấp chính mình, không bao giờ chủ động đi khoe khoang về bản thân.
(weixin)
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị