Càng khoe khoang cái gì, càng dễ mất đi thứ đó; kẻ trí đích thực không bao giờ 'treo thành tựu lên miệng'

30/05/2021 07:30
Càng khoe khoang cái gì, càng dễ mất đi thứ đó; kẻ trí đích thực không bao giờ 'treo thành tựu lên miệng'

Có những lời, chỉ nên giấu ở trong lòng, tuyệt đối đừng nói ra, vừa là để tránh rắc rối, vừa là để giữ lại “phúc khí” cho mình. Ba chuyện dưới đây, đừng dễ dàng nói ra với người khác, càng khoe ra, càng dễ mất đi.

Có câu "xuất ngôn hữu chỉ, hô ngược hữu độ."

Có nghĩa là nói lời phải có cái độ, làm người phải biết chừng mực.

Các cụ luôn bảo rằng phàm là chuyện gì trước khi nói ra cũng phải cân đo đong đếm cho kĩ càng, đừng cứ ào ào mà tuôn ra, trước khi nói hay làm gì, hãy uốn lưỡi bảy lần, suy nghĩ cho thấu đáo trước, người "ăn nói vô tư" thường đắc tội người khác mà chẳng ý thức được điều đó.

Gặp người như nào, nói lời ra sao, lời nói ra phải có chọn lọc, phải biết chừa đường lui cho người khác, đừng "ép người quá đáng".

Trong cuộc sống, khi giao tiếp qua lại với người khác, đừng cứ mở mồm ra là tuôn ra một tràng giang đại hải, phải rèn cho mình thói quen suy nghĩ kĩ càng trước rồi hãy nói.

Trước khi nói, nghĩ xem nên nói gì, không nên nói gì, đây đồng thời cũng là đang giúp giảm thiểu tối đa những rắc rối có thể gặp phải.

Có những lời, chỉ nên giấu ở trong lòng, tuyệt đối đừng nói ra, vừa là để tránh rắc rối, vừa là để giữ lại "phúc khí" cho mình.

Ba chuyện dưới đây, đừng dễ dàng nói ra với người khác, càng khoe ra, càng dễ mất đi.

01

Bí mật thầm kín

Cái miệng, giống như cái bình được đóng chặt nắp, không để lời nói tùy tiện "thoát" ra bất cứ lúc nào, phải thủ nó như phòng địch vậy, đừng để tạp niệm quấy rầy nội tâm.

Giữ miệng, giữ tâm, trong một nhóm người, người im lặng nhất, thường là người có thực lực nhất. Giữ mồm giữ miệng với người khác cũng là một phẩm đức, đôi khi giữ lại những suy nghĩ, tâm sự trong lòng, không chỉ là tôn trọng người khác, mà còn là tôn trọng chính bản thân mình.

Ai cũng có những bí mật thầm kín, bí mật một khi được nói ra thì sẽ không còn là bí mật nữa. Dù chúng ta có dặn dò người khác là "không được nói với ai đâu đấy" thì về bản chất là nó cũng đã được truyền ra ngoài rồi, người biết nó không chỉ còn là một mình ta nữa, bí mật khi này đã trở thành "bí mật công khai".

Rất nhiều khi, không nói chính là đang bảo vệ bản thân khỏi những rắc rối không đáng có khi bí mật chẳng may bị tiết lộ.

Có câu "lời ít ý nhiều", lời, không nằm ở nhiều, mà quý ở ý. Nói ít, nhưng nói câu nào có ích câu ấy sẽ càng đáng quý hơn.

Giữ mồm giữ miệng là giữ cái tâm, khi con người ta trầm tĩnh, cái tâm tự nhiên cũng tĩnh lặng, mà người càng trầm mặc thì càng mạnh mẽ.

Một người, càng khoe khoang cái gì, càng dễ mất đi thứ đó: Kẻ trí đích thực không bao giờ “treo thành tựu bên mồm”  - Ảnh 1.

02

Chuyện cũ

Ai cũng đều có quá khứ, những chuyện đã xảy ra có thể khiến ta tổn thương, cũng có thể khiến ta vui mừng. Nhưng nếu đã là chuyện đã qua vậy thì đừng nên nhắc lại làm gì, bản thân trong quá khứ không liên quan tới người khác, giữ lại quá khứ trong hồi ức của mình, vậy là đủ.

Không ít người trong cuộc sống khi gặp phải bất cứ một điều bất hạnh hay khó khăn nào là lập tức muốn cả thế giới đều biết cái khó của mình, cuối cùng lại chỉ khiến người khác tìm cớ tránh xa. Vì sao? Vì không ai thích ở cạnh một người suốt ngày than vãn tiêu cực cả.

Đời người vốn là bể khổ, nhưng thứ khiến chúng ta trưởng thành hơn, chín chắn hơn, vừa hay cũng chính là những khoảnh khắc khiến ta đau đớn ấy.

Con người sinh ra vốn đã được định sẵn là đơn phương độc mã, ai cũng có cuộc sống, có phiền não, có vấn đề của riêng mình. Khi bạn chỉ biết ngồi đó than vãn về quá khứ, "khoe khoang" về quá khứ bất hạnh của mình, là bạn đang vô hình tự áp đặt không khí tiêu cực lên cuộc sống của chính mình, vô hình tự hủy hoại cuộc đời của mình.

Tâm lý học có một hiệu ứng mang tên "Hiệu ứng Pygmalion", hiệu ứng nói rằng chúng ta nghĩ như nào, chúng ta tin vào điều gì, chúng ta sẽ có được thành tựu y như vậy. Tương tự, nếu bạn luôn cho rằng mọi điều xảy ra trong cuộc sống của mình đều đang chịu một lực cản nào đó, lực cản ấy sẽ thực sự xuất hiện.

Rất nhiều khi, cứ cho rằng mình không làm tốt một việc gì đó, thực ra chỉ là chúng ta đang tự giới hạn bản thân mình mà thôi.

Cứ mãi chấp niệm với những chuyện đã qua, trách móc oán than quá khứ nhiều rồi, bạn sẽ trở thành "oán phụ", nói nhiều lời vô dụng nhiều, bạn sẽ trở thành "kẻ vô tích sự".

Ngẩng đầu tiến về phía trước, luyện cho mình một cái tâm an tĩnh, bình thản trước sự đời, nhẹ nhàng ngắm hoa nở hoa rơi.

Chỉ có như vậy, tâm hồn mới thong thả, an tĩnh, trở nên tích cực lạc quan hơn, cũng là để bản thân của sau này trở thành một người có đầy phúc khí.

Một người, càng khoe khoang cái gì, càng dễ mất đi thứ đó: Kẻ trí đích thực không bao giờ “treo thành tựu bên mồm”  - Ảnh 2.

03

Thành tựu của bản thân

Một người, càng khoe khoang cái gì, càng dễ mất đi cái đó.

"Thành tích" có nghĩa là quá khứ, đắm chìm vào hạnh phúc trong quá khứ không thể thoát ra rất dễ khiến một người dậm chân tại chỗ.

Ai có thể cười tới cuối cùng, mới có thể cười ngọt ngào nhất.

Tuân Du trong "Tam Quốc diễn nghĩa" là một người luôn chủ trương khiêm tốn để tránh rước họa vào thân, ông rất giỏi che đậy sự sắc sảo của mình.

Kể từ lúc nhậm chức quân sư, theo Tào Tháo chinh chiến biên cương, Tuân Du đã lập được không ít công lao, có một vị thế vô cùng vững chắc trong Tào doanh.

Sau này, Tào Tháo làm Ngụy công, phong cho Tuân Du làm Thượng thư lệnh, có thể nói là ông được sủng ái vô cùng.

Nhưng Tuân Du từ đầu tới cuối đều hiểu một điều rằng "Công cao không được lấn át chủ, sắc sảo không được quá hơn người."

Dựa vào mưu lược và trí tuệ của mình, Tuân Dũ dễ dàng đối phó được với những mối quan hệ phức tạp trong vòng xoáy chính trị trong suốt hơn 20 năm, và luôn ở vị trí vững vàng và bất khả chiến bại trong cuộc "hỗn loạn nhân sự" cực kỳ tàn khốc.

Nguyên nhân vì đâu?

Đó là bởi phong cách đối nội đối ngoại, đối địch đối mình vô cùng khôn khéo của ông.

Tham gia việc quân, ông tỏ ra thông minh hơn người, luôn đưa ra những kế sách tuyệt vời hữu ích; nhưng đối với Tào Tháo, với đồng nghiệp lại luôn chú ý không quá sắc bén, không tranh cao thấp, cố gắng hết sức giấu nhẹm cái tài năng, trí tuệ và công lao hơn người của mình đi, luôn tỏ ra khiêm tốn, yếu thế, thậm chí nhiều lúc còn khiến người khác cảm thấy mình hồ đồ, nhu nhược.

Một người, càng khoe khoang cái gì, càng dễ mất đi thứ đó: Kẻ trí đích thực không bao giờ “treo thành tựu bên mồm”  - Ảnh 3.

"Đất thấp thành biển, người "thấp" thành vua", càng là người tài giỏi, càng biết cách che đậy sự sắc sảo của mình, để bản thân "hòa đồng" vào với thế cục chung.

Khoe khoang bản thân xuất chúng hơn người, không những không giúp ích được gì mà còn rước thêm họa vào thân, khiến kẻ địch càng ghét bỏ, đề phòng hơn.

Kẻ trí đích thực không bao giờ "treo thành tựu bên mồm", nhưng vẫn luôn biết cách để nhận được sự sùng bái và tôn trọng của người khác.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025