Cấu trúc công ti đang “phẳng ra” và nhiều cộng tác và tự động hoá hơn nhưng việc đào tạo quản lí doanh nghiệp trong nhiều đại học đã không thay đổi gì mấy. Sinh viên vẫn được dạy cho các lí thuyết kinh tế và qui tắc kinh doanh của thời đại công nghiệp khi thế giới đã vào thời đại thông tin. Sinh viên vẫn được dạy dùng giấy và bút chì để tính thu nhập, chi phí và lợi nhuận khi phần mềm kế toán có thể làm những điều đó một cách tự động. Sinh viên vẫn được dạy viết báo cáo để gửi cho người quản lí cấp cao nhất để làm quyết định thay vì có khả năng làm quyết định riêng của họ và có đảm nhiệm về hành động của họ.
Báo cáo công nghiệp kinh doanh nói rằng có kẽ hở lớn giữa điều người tốt nghiệp kinh doanh có thể làm và điều họ cần làm trong công nghiệp. Lí do cho sự không khớp này là các giáo sư hàn lâm và người quản lí kinh doanh hiếm khi nói chuyện với nhau. Những người quản lí bao giờ cũng bận rộn để giải quyết vấn đề kinh doanh và không có thời gian gặp gỡ người hàn lâm. Các giáo sư hàn lâm ưa thích tuân theo các giáo trình truyền thống vì họ đã được dạy nhiều năm trước và không muốn xuống nước với điều họ nghĩ là “tri thức chuẩn”. Kết quả là người tốt nghiệp kinh doanh đang gặp khó khăn và thường thất bại khi họ đi làm do tri thức và kĩ năng bị giới hạn của họ.
Trong cuộc phỏng vấn với báo chí, một người điều hành công ti toàn cầu giải thích: “Ngày nay phần lớn doanh nghiệp đang dùng công nghệ thông tin (CNTT) nhưng nhiều trường kinh doanh không dạy kĩ năng CNTT. Câu hỏi của tôi là “khi nào họ sẽ dạy điều đó?” Sinh viên kinh doanh được dạy nhiều về lí thuyết mà đã lỗi thời vì doanh nghiệp đã thay đổi do toàn cầu hoá, tự động hoá và nhiều cạnh tranh. Vấn đề của chúng tôi là các kĩ năng mà chúng tôi cần không là cùng những kĩ năng mà sinh viên được dạy. Nhiều lí thuyết họ học trong trường không còn hợp thức vì thị trường đã thay đổi.
Ngày nay đó KHÔNG phải là thị trường địa phương mà là thị trường toàn cầu; cạnh tranh KHÔNG ở trong các công ti địa phương mà trong các công ti toàn cầu. Câu hỏi của tôi là “Khi nào họ sẽ dạy về toàn cầu hoá và cạnh tranh toàn cầu?” Vai trò của cấp quản lí đã thay đổi từ việc cho chỉ đạo sang cộng tác; từ ra lệnh sang động viên nhưng bao nhiêu sinh viên kinh doanh biết điều đó? Câu hỏi của tôi là “Khi nào họ sẽ dạy về quản lí công nhân tri thức?” Ngày nay người quản lí phải có khả năng trao đổi về mục đích của công ti theo cách động viên cam kết của công nhân nhưng bao nhiêu sinh viên kinh doanh được dạy về kĩ năng trao đổi và kĩ năng liên con người? Các qui tắc kinh doanh cũ nhấn mạnh vào tính ổn định và tránh rủi ro nhưng chúng ta đang sống trong thế giới đầy những thay đổi và chúng ta phải nhận rủi ro nào đó.
Bao nhiêu sinh viên kinh doanh được dạy về qui tắc mới của việc không chống lại thay đổi mà quản lí thay đổi? Thế giới kinh doanh đã thay đổi từ “làm quyết định ở trên đỉnh” sang “làm quyết định theo nhóm” ở các mức thích hợp. Chúng ta không cần nhiều người quản lí các cấp ngồi đằng sau bàn giấy và gửi thông tin lên cho tới khi nó đạt tới đỉnh để làm quyết định. Máy tính có thể làm điều đó nhanh hơn nhiều và hiệu quả hơn nhưng bao nhiêu sinh viên kinh doanh được dạy về phần mềm trinh sát doanh nghiệp?
Ngày nay người quản lí phải là người lãnh đạo thay đổi, chuyên môn hoá trong quản lí thay đổi với kĩ năng liên con người để động viên những người khác bằng việc chia sẻ viễn kiến chiến lược của công ti, trong khi đồng thời vẫn tuân thủ các qui tắc đạo đức. Họ phải nhìn vào bản thân họ một cách nội tâm khi làm quyết định để chắc rằng mọi quyết định đềo có tính đạo đức. Nhưng bao nhiêu sinh viên kinh doanh được dạy về viễn kiến công ti, mục đích doanh nghiệp và đạo đức? Cam kết với viễn kiến, mục đích doanh nghiệp, và khả năng động viên người khác cam kết với viễn kiến này là yếu tố bản chất trong môi trường doanh nghiệp ngày nay nhưng bao nhiêu sinh viên kinh doanh được dạy về lập kế hoạch tương ứng với chiến lược, thực hiện hành động để vượt qua khó khăn và gióng thẳng các hoạt động để đạt tới mục đích doanh nghiệp?”
“Khi tôi xem lại các chương trình đào tạo của trường kinh doanh, tôi thấy rằng có những kĩ năng nào đó mà người tốt nghiệp kinh doanh phải có nhưng không được dạy cho nên tôi đề nghị các trường kinh doanh để xây dựng các môn học đề cập tới những kĩ năng này. Ngày nay người quản lí doanh nghiệp phải có khả năng lập kế hoạch công việc một cách chiến lược để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Họ phải có khả năng quản lí thay đổi và tính đa dạng, điều đang xảy ra trên khắp thế giới.
Người quản lí mới phải hiểu viễn kiến của công ti và có khả năng động viên công nhân cam kết với những hành động giúp cho công ti đạt tới viễn kiến. Họ phải có khả năng làm quyết định nhanh chóng để đáp ứng cho bất kì đe doạ doanh nghiệp nào bằng việc có cảnh quan toàn cầu. Người quản lí doanh nghiệp mới phải có đạo đức và bao giờ cũng hành động với tính toàn vẹn. Họ phải có tri thức về công nghệ thông tin và có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Công việc ngày nay toàn là công việc tổ và họ phải có khả năng tạo điều kiện và quản lí tổ; và sau rốt họ phải có cách nghĩ tự phát triển để tiếp tục học và có khả năng nhận ra xu hướng hiện thời và điều kiện thị trường.”