Đào tạo giáo viên

Lê Thủy16/01/2023 11:00
Đào tạo giáo viên

Khi tôi dạy ở một số nước, tôi ngạc nhiên rằng chỉ ít giáo viên trở lại trường để cập nhật tri thức của họ nhưng đa số không thấy nhu cầu về cải tiến nghề nghiệp của họ.

Một giáo sư bảo tôi: “Chúng tôi đã có bằng cấp và đã từng dạy trong nhiều năm rồi, sao chúng tôi cần trở lại trường?”

Nếu chúng ta nhìn vào các nghề như y tế, phi công, và kĩ nghệ, việc đào tạo hàng năm là được yêu cầu để đảm bảo sự nhất quán về chất lượng và cập nhật các kĩ năng. Những nghề này giữ đảm nhiệm riêng cho công việc của họ và yêu cầu họ chứng tỏ có kĩ năng được cập nhật nhất trước khi họ có thể tiếp tục làm việc. Chẳng hạn, bác sĩ y tế thực hiện giải phẫu, xử lí bệnh tật; phi công bay máy bay, và kĩ sư xây dựng nhà và cầu và tất cả họ đều làm điều đó tương ứng theo chuẩn nào đó và phải đổi mới chứng nhận công việc của họ hàng năm để làm công việc.

Tôi nghĩ các giáo viên phải có qui tắc tương tự để chuyển giao việc đào tạo có chất lượng. Không có kĩ năng cập nhật làm sao chúng ta có thể chắc rằng thế hệ tương lai nhận được tri thức cập nhật để phát triển kĩ năng điều tạo khả năng cho họ là người có năng suất cho xã hội?

Nghề dạy học hiện thời ở nhiều nước phụ thuộc chủ yếu vào nỗ lực cá nhân. Không có tri thức chuẩn được cần tới một khi giáo viên bắt đầu dạy. Không có hướng dẫn về cải tiến nghề nghiệp liên tục cho nên có biến thiên cực lớn trong kĩ năng dạy giữa các giáo viên. Không có hệ thống hỗ trợ cho nghề này, các giáo viên bị bỏ lại cho cách riêng của họ để cải tiến kĩ năng riêng của họ với kết quả không dự đoán được. Nếu chúng ta nhìn vào các nước có nền giáo dục tốt nhất như Phần Lan, Nhật Bản, Singapore, và Hàn Quốc chúng ta có thể thấy rằng việc đào tạo giáo viên của họ là rất có tính lựa chọn với những hướng dẫn nghiêm ngặt và chuẩn cao.

Một người bạn ở Phần Lan bảo tôi: “Dễ vào trường y hơn là trường giáo dục; chỉ một người trong số hàng trăm ứng viên là được chọn làm giáo viên vì Phần Lan coi nghề giáo là rất nghiêm túc và lương là cao như bác sĩ y khoa.”  Khi tôi ở Phần Lan, tôi cũng thấy rằng giáo viên ở đây dành nhiều thời gian vào việc cải tiến kĩ năng dạy của họ, một số người quay video việc dạy trên lớp của họ để về sau xem lại mình để tìm cách cải tiến kĩ thuật dạy của họ. Tôi không ngạc nhiên là Phần Lan hiện thời được xếp hạng là có hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới.

Không may ở các nước khác mà tôi tới thăm, nghề dạy học không được đối xử cao như tôi mong đợi. Bằng đại học thường được yêu cầu để dạy nhưng không có cách đo kĩ năng dạy. Không có yêu cầu đào tạo hàng năm và giáo viên có thể dạy cùng môn trong nhiều năm bằng việc dùng cùng tài liệu mà không có thay đổi gì. Đó là lí do tại sao nhiều người tốt nghiệp đang có tri thức lỗi thời và hoàn toàn không được kết nối với những thực tại của thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Vì lương giáo viên ở những nước đó thường thấp, nhiều người phải làm việc phụ thêm để kiếm sống, họ không có thời gian để cải tiến kĩ năng của họ hay học các môn phụ thêm để cải tiến tri thức của họ. Trong kiểu hệ thống này, thầy dạy càng lâu, lương của họ càng khá hơn cho nên một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm có xu hướng ở lại cùng một trường dạy cùng một môn và giáo viên trẻ hơn sẽ gặp khó khăn cạnh tranh về việc làm.

Tất nhiên, thay đổi hệ thống giáo dục truyền thống là khó. Họ sẽ yêu cầu nhiều nỗ lực và tiền bạc để làm cho việc dạy thành nghề tương tự như y tế. Nhưng không thay đổi sẽ còn hại hơn vì với toàn cầu hoá, cạnh tranh là dữ dội và không có lực lượng lao động có kĩ năng mạnh, đất nước sẽ thấy bản thân nó không thể nào cạnh tranh được. Năm ngoái, nhiều nhà kinh tế đã dự báo rằng Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (BRIC) sẽ là những nền kinh tế mạnh nhất trong hai mươi năm tới do tăng trưởng kinh tế hiện thời của họ, tôi không đồng ‎ý. Tôi nghĩ Phần Lan, Singapore và Hàn Quốc sẽ là mạnh hơn vì họ có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.

Trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ này, KHÔNG phải dân số hay tài nguyên tự nhiên là đáng kể mà “bí quyết” và quản lí phát kiến mới tạo ra khác biệt. Chẳng hạn, các nước châu Phi có tài nguyên thiên nhiên dư thừa nhưng không có hệ thống giáo dục đúng và nguồn lực có kĩ năng, nhiều nước đã trở hành nạn nhân của chiến tranh và nghèo đói. Ấn Độ và Trung Quốc có dân số lớn nhưng không có hệ thống giáo dục đúng, họ đã vật lộn với các vấn đề xã hội và kinh tế trong nhiều năm mãi gần đây hệ thống giáo dục của họ đang bắt đầu thay đổi, kinh tế của họ được khấm khá lên.

Thay đổi kinh tế là có thể, nhưng chỉ nếu chúng ta hội tụ vào thay đổi hệ thống giáo dục trước hết và coi nghề dạy là nhân tố quan trọng nhất trong việc làm cho điều đó xảy ra. Chúng ta phải đầu tư vào đào tạo giáo viên và lương của họ như đầu tư chính vào tương lai vì họ đang giữ chìa khoá cho thịnh vượng tương lai: họ đào tạo lực lượng lao động tương lai xây dựng nên tương lai của chúng ta.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Việc quản lý dự án

Quản lí dự án phần mềm là việc khó.
2

Đại học

Tôi có nói chuyện với một người bạn là giáo sư đại học về cách thức đại học sử dụng ngân quĩ do chính phủ cấp. Anh ấy nói rằng ưu tiên thứ nhất là xây dựng kí túc xá, rồi cải thiện thư viện với nhiều sách hơn, cuối cùng mới tới phòng học.
3

Phần mềm

Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.
4

Cơ hội tốt nghiệp

Một người bạn hỏi tôi về việc làm cho con mình sẽ tốt nghiệp vào tháng bẩy. Anh ấy muốn biết tôi tìm khả năng gì khi tôi thuê người vào làm việc cho công ti tôi.
5

Người quản lý dự án

Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Công nghệ ở châu Phi

Ở một số nước châu Phi, sách giáo khoa in đang được thay thế bằng máy tính bảng và điện thoại di động vì tài liệu giáo dục bây giờ được đăng trực tuyến nơi học sinh có thể truy nhập bất kì khi nào họ muốn.

Việc làm tương lai

Trong vài năm qua, nhiều người tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm do suy thoái toàn cầu, ngay cả người may mắn, người đã có việc làm cũng thấy rằng lương của họ đã không thay đổi.

Lời khuyên cho người bố đang lo âu

Một người bố viết cho tôi: “Mặc dầu ba con tôi vẫn ở phổ thông nhưng tôi muốn chúng được chuẩn bị. Thầy có thể cho tôi biết một số lĩnh vực học tập và nghề nghiệp đang có nhu cầu cao trong mười năm tới không. Xin cám ơn sự giúp đỡ của thầy.”

Lời khuyên cho người chủ công ty

Một người chủ công ti viết cho tôi: “Thầy đã viết rằng “Công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ.” Vì nó liên tục thay đổi làm sao tôi đảm bảo được rằng công ti của tôi có thể thích nghi đủ nhanh bằng việc đầu tư vào công nghệ đúng? Xin thầy lời khuyên.”

Lời khuyên khác cho người tốt nghiệp trung học

Khi bạn còn trẻ, bao nhiêu người trong các bạn đã nghe bố mẹ bạn hỏi: “Con muốn là gì khi con trưởng thành?”

Thị trường việc làm ở châu Âu

Tương tự như Mĩ, châu Âu cũng có thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ vì không có đủ sinh viên công nghệ tốt nghiệp khỏi trường của họ.

Kĩ năng trao đổi

"Người quản lí muốn đề bạt em vào vị trí người quản lí dự án. Em nên làm gì để thành công ở vị trí mới này? Xin thầy lời khuyên.”

Tương lai của tính kết nối

Dự đoán là trong 10 năm tới, phần lớn các cửa hàng vật lí sẽ đóng cửa và cửa hàng trực tuyến sẽ phát đạt vì kinh doanh trực tuyến là con đường của tương lai.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 21/04/2024 11:00
Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Hóa ra "phong thủy" đẹp nhất của một người chính là 1 thứ này

Suy ngẫm - Trung Hạ - 21/04/2024 10:00
Hoa nở, bướm sẽ bay tới; nếu bạn ưu tú thì cuộc đời sẽ không bạc bãi.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Từ sách - Phim - Thu An - 21/04/2024 09:00
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Lời tiên tri Celestine - tấm bản đồ cho hành trình tỉnh thức

Từ sách - Phim - Mi Mi - 21/04/2024 08:00
“Lời Tiên Tri Celestine: Hành Trình Thức Tỉnh Tâm Linh Nhân Loại” có thể xem vừa là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu ly kỳ, vừa là cuốn sách tâm linh hấp dẫn khai phá về khía cạnh “ẩn” của cuộc sống, của con người.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 23/04/2024