Một công nhân thừa nhận: “Từ năm 2008, lương của tôi đã không thay đổi chút nào. Khi tôi hỏi họ bảo tôi rằng nếu tôi không thích việc đó, tôi có thể ra đi vì có những người khác muốn có việc làm của tôi.” Sự kiện là các công ti không cho công nhân lên lương chừng nào họ chưa phải làm việc đó. Trong thời kinh tế kém, họ thường sa thải công nhân được trả lương cao, thuê những người mới tốt nghiệp, người cần việc làm và sẵn lòng nhận bất kì cái gì bất kể tới lương.
Một nhà phân tích công nghiệp viết: “Ngày nay bằng cấp đại học không đảm bảo cái gì. Một số bằng cấp là vô giá trị vì có quá nhiều người có nó nhưng bằng cách nào đó thanh niên không chú ý tới xu hướng thị trường. Nếu bạn nhìn vào người tốt nghiệp bị thất nghiệp, phần lớn trong họ đều học trong các lĩnh vực học tập mà không có nhu cầu và không có tương lai. Một số người chọn các lĩnh vực này vì họ thích những lĩnh vực đó nhưng nhiều người không biết về toàn cảnh việc làm vì họ vẫn tin rằng có bằng cấp sẽ làm cho họ có việc làm.
Trong suy thoái kinh tế này, mọi người phải cố giữ việc làm của mình lâu nhất có thể được cho nên không có việc làm mở ra cho những người mới tốt nghiệp.” Trong nhiều năm, sinh viên thường được bảo rằng họ phải có được bằng đại học vì không có việc làm nào mà không có bằng cấp, nhưng không ai bảo cho họ lĩnh vực học tập nào cần theo đuổi, bằng cấp nào cần có và loại tri thức và kĩ năng nào họ phải có.
Trong khi thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học biến thiên giữa các nước nhưng ngay cả khi kinh tế được phục hồi hoàn toàn, vẫn có mức cao những người tốt nghiệp bị thất nghiệp và một số lớn những người tốt nghiệp “bán thất nghiệp”, người làm việc trong những việc không yêu cầu tới bằng đại học.
Sự kiện là ĐIỀU BẠN HỌC sẽ ảnh hưởng tới liệu bạn có KIẾM ĐƯỢC VIỆT LÀM hay không và bạn sẽ làm ra được BAO NHIÊU tiền. Chẳng hạn, người tốt nghiệp STEM (Science, Technology, Engineering và Math) có được việc làm tốt nhất với lương cao nhất nhưng những người khác có thể không được thế. Bộ Giáo dục Mĩ báo cáo trong năm 2013 rằng lương trung bình của người tốt nghiệp quản trị kinh doanh với bằng cử nhân là $55,000 trong khi người tốt nghiệp toán học được $68,000 và người tốt nghiệp khoa học máy tính được $84,000.
Câu hỏi là: “Tại sao không có nhiều sinh viên theo đuổi bằng cấp trong các khu vực có việc làm tốt nhất và lương cao nhất?” Báo cáo này thấy rằng không phải mọi sinh viên đều nhận biết về sự kiện này và không phải mọi lĩnh vực đều là khả thi cho mọi sinh viên. Báo cáo này kết luận rằng mọi sự không có vẻ tốt cho người tốt nghiệp đại học trong các khu vực phi STEM như văn học, xã hội học, lịch sử, nghệ thuật, sân khấu, và nhiếp ảnh v.v. Ngay cả lĩnh vực quản trị kinh doanh một thời là nóng nhưng bây giờ thì không vì đã có dư thừa công nhân trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính.
Một nhà phân tích viết: “Thị trường việc làm dựa trên qui tắc cung cầu. Trước cuộc khủng hoảng tài chính, kinh doanh và tài chính là “việc làm nóng” với nhiều sinh viên thế ghi danh vào nhưng với hơn một triệu công nhân kinh doanh mất việc làm trong suy thoái vừa qua và bây giờ đang đi tìm việc làm, những người mới tốt nghiệp không có kinh nghiệm không thể cạnh tranh được với họ.”
Theo một báo cáo công nghiệp toàn cầu, từ quan điểm kinh tế, bất kì nước nào đều sẽ được lợi bằng việc có giáo dục STEM tốt hơn vì các lĩnh vực này đang bành trướng nhanh chóng hơn bất kì lĩnh vực nào khác và hầu hết mọi thứ trong thế kỉ 21sẽ được dẫn lái bởi khoa học và công nghệ.
Báo cáo công nghiệp toàn cầu dự báo rằng trong vòng mười năm tới 1 trong 8 việc làm toàn cầu mới sẽ có liên quan tới STEM hay một ước lượng quãng 14.8 triệu việc làm toàn bộ. Trên 90% những cơ hội việc làm này sẽ yêu cầu bằng đại học. Thách thức then chốt với giáo dục STEM là phần lớn học sinh không nhận biết đầy đủ về giá trị của STEM. Cho dù họ biết, ít người chọn vì các môn STEM khắt khe hơn các lĩnh vực khác như khoa học xã hội, lịch sử, văn học và nghệ thuật.
Một thầy giáo giải thích: “Học sinh thường tránh các môn khó và nhiều người thậm chí không nghĩ tới nghề nghiệp chừng nào họ chưa kết thúc trường học và điều đó thường là quá trễ.” Để thúc đẩy mối quan tâm tới STEM, học sinh cần được làm quen sớm với các môn STEM trong trường trung học để xây dựng nền tảng tốt để đảm thảo thành công tương lai. Học sinh cũng cần các thầy giáo có đủ phẩm chất, nhiệt tình để dạy họ những điều cơ bản bản chất của các lĩnh vực STEM như khoa học, toán học, thống kê và một số môn lập trình.
Có các chướng ngại khác như thiếu tài nguyên giáo dục, và phẩm chất giáo viên không thích hợp cho các nước đang muốn đưa nhiều môn STEM vào chương trình giảng dạy của họ. Một nhà giáo dục giải thích: “Vì các môn STEM yêu cầu công nghệ phức tạp và phẩm chất giáo viên chuyên sâu, nhiều trường không thể tìm được giáo viên đủ trình độ để dạy STEM. Tuy nhiên có các giải pháp như các môn học trực tuyến nơi một thầy có thể dạy cho một lớp lớn với hàng trăm học sinh hay thúc đẩy các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) nơi học sinh có thể học từ những thầy giỏi nhất từ các đại học hàng đầu qua Internet. Trong những trường hợp này, học sinh có thể thu được truy nhập vào các môn học STEM chuyên sâu, và họ có thể tương tác với các chuyên gia trong lĩnh vực này để hiểu kĩ hơn các lĩnh vực STEM nào là thực sự được đòi hỏi.