Phương pháp dạy

GS John Vu08/02/2023 10:00
Phương pháp dạy

Trong nhiều năm, các đại học đã thử cải tiến các phương pháp dạy bằng việc thêm công nghệ như video, phim ngắn, và tài liệu đọc thêm nhưng kết quả không cải tiến gì mấy.

Ngay cả ngày nay nhiều đại học vẫn đang dùng cùng phương pháp dạy không khác gì mấy với hàng nghìn năm trước: sinh viên tới trường, ngồi yên lặng để nghe bài giảng của thầy; đọc sách giáo khoa, ghi nhớ sự kiện và công thức rồi làm bài kiểm tra. Kiểu học này yêu cầu nhiều thời gian của cả thầy giáo và sinh viên nhưng tạo kết quả trong những người tốt nghiệp biết nhiều sự kiện và công thức mà không thể áp dụng được chúng để giải quyết vấn đề. Trong nhiều năm, các đại học đã thử cải tiến các phương pháp dạy bằng việc thêm công nghệ như video, phim ngắn, và tài liệu đọc thêm nhưng kết quả không cải tiến gì mấy.

Vấn đề là phương pháp dạy cơ bản đã không thay đổi. Cách nhìn chung trong các thầy giáo là dạy có nghĩa là đọc bài giảng, vì gần như hầu hết các thầy đều được đào tạo theo cách đó và khi họ là sinh viên, họ đã học bằng việc lắng nghe bài giảng. Tuy nhiên, đọc bài giảng không còn hiệu quả vì sinh viên ngày nay không phải là hệt như sinh viên mười, hai mươi hay năm mươi năm trước.

Một thầy giáo trẻ thất vọng bảo tôi rằng sau bài giảng của thầy, không sinh viên nào trong lớp có thể trả lời được câu hỏi: “Các em vừa nghe được cái gì trong bài giảng?” Thầy đó hỏi tôi: “Có phải việc đọc bài giảng của tôi kém mà phần lớn sinh viên không nghe?” Tôi bảo thầy đó rằng ngày nay sinh viên năng động và không có kiên nhẫn như trong quá khứ. Họ không thể giữ được chú ý nhiều hơn vài phút và thường bị sao lãng bởi người khác như emails, tin nhắn v.v. Thầy đó hỏi: “Vậy việc dạy hiệu quả cho kiểu sinh viên này là gì?”

Tôi giải thích: “Phương pháp đọc bài giảng là trao đổi một chiều nơi bạn nói và sinh viên nghe nhưng họ không nghe thì nó không hiệu quả. Phương pháp tốt hơn là hội tụ vào thảo luận trên lớp nơi bạn nêu ra câu hỏi để làm cho sinh viên tham gia vào thảo luận. Trao đổi hai chiều này sẽ buộc họ lắng nghe, suy nghĩ, xử lí thông tin, và thảo luận. Dựa trên thảo luận của họ bạn có thể đánh giá việc hiểu của họ và sửa cho họ và đó là cách dạy mới. Về căn bản bạn dành ít thời gian cho đọc bài giảng nhưng bạn dạy qua phản hồi ngay lập tức. Phần lớn việc dạy được thực hiện bằng lắng nghe sinh viên trả lời câu hỏi và thảo luận rồi cho phản hồi liệu họ là đúng hay khônh để cải tiến việc hiểu của họ.

Trong kiểu dạy này, thầy giáo không nói với sinh viên “Điều đó là sai” vì sinh viên không biết tại sao nhưng giải thích cái gì là sai, tại sao nó sai và câu trả lời đúng phải là gì. Thỉnh thoảng thầy giáo có thể hỏi lớp: “Các em nghĩ gì? Ai có câu trả lời hay hơn câu đó không?” để giám sát việc hiểu của phần lớp còn lại trước khi giải thích câu trả lời đúng. Theo phương pháp này, thầy giáo không chỉ bảo sinh viên họ đã làm gì sai, mà chỉ cho họ câu trả lời đúng ngay lập tức (phản hồi trực tiếp).

Trong phương pháp đọc bài giảng cũ, thầy giáo không biết sinh viên hiểu bao nhiêu tài liệu bài giảng mãi cho tới khi họ làm bài kiểm tra và điều đó thường là hàng tuần tới hàng tháng sau đó. Trong trường hợp đó, thầy giáo dành nhiều thời gian cho điểm bài kiểm tra (câu trả lời đúng hay sai) nhưng phần lớn sinh viên không biết đúng là như thế nào. Ngay cả khi thầy giáo giải thích câu trả lời đúng sau khi cho điểm, phần lớn sinh viên đã quên điều họ đã học nhiều ngày hay nhiều tuần trước.

Cách tiếp cận “thảo luận” KHÔNG cho sinh viên nhiều tài liệu để học mà thay vào đó giới hạn vào vài khái niệm và cung cấp phản hồi ngay lập tức cho nên sinh viên có thể học cái gì đó ngay lập tức. Chia khái niệm phức tạp ra thành những mẩu nhỏ cho sinh viên học và sửa họ ngay lập tức là hiệu quả hơn với sinh viên ngày nay, người không kiên nhẫn vậy. Tôi thường bắt đầu lớp bằng việc hỏi sinh viên: “Điều gì chúng sẽ học hôm nay?” mà sinh viên có thể trả lời nó dựa trên việc đọc tài liệu mà họ phải đọc trước khi lên lớp. Thế rồi tôi sẽ đọc bài giảng trong năm tới mười phút và bắt đầu thảo luận trên lớp. Tôi nghĩ cách tiếp cận này là tốt hơn vì sinh viên có thể hội tụ vào một hay hai điều họ phải học tốt trước khi chuyển sang điều khác.

Tôi tin cách tốt nhất để cải tiến việc học của sinh viên là hội tụ vào nghe và sửa đôi điều sinh viên học từng ngày. Tất nhiên sinh viên hiểu rằng có nhiều điều họ phải học nhưng từng ngày họ chỉ cần hội tụ vào một hay hai điều nhưng học chúng kĩ. Họ phải đổi thói quen học tập từ ghi nhớ nhiều thứ như trong quá khứ sang học một hay hai điều mỗi ngày nhưng học chúng kĩ bằng việc tham gia vào hoạt động trên lớp và lắng nghe câu trả lời đúng về chi tiết.

Từ quan điểm của người thầy, bạn đang hội tụ vào “quá trình học” (như suy nghĩ, xử lí, phân tích và trả lời). Trong quá khứ, chúng ta đã hội tụ vào “sản phẩm của việc học” (như, đọc bài giảng, kiểm tra, cho điểm), KHÔNG vào quá trình phát triển ra việc hiểu và kĩ năng. Sản phẩm là kết quả của quá trình, không hội tụ vào quá trình học, chúng ta không cung cấp thông tin mà sinh viên có thể dùng để học tốt hơn. Bằng việc hội tụ vào kết quả hay sản phẩm, chúng ta đẩy mạnh ám ảnh điểm trong sinh viên. Thay vì học cái gì đó, họ chỉ muốn có điểm tốt hơn, để qua các kì kiểm tra, để có được bằng cấp mà không hội tụ vào việc học thực mà có thể làm thấm nhuần niềm đam mê trong học tập và thu nhận tri thức.

Các thầy giáo thường phàn nàn rằng sinh viên ngày nay bị ám ảnh bởi điểm số, ám ảnh bởi bằng cấp nhưng làm sao họ đã trở thành kiểu đó? Họ được chúng ta dạy cho điều đó khi chúng ta để phản hồi của chúng ta vào điểm số của họ. Chúng ta làm điều đó bởi vì hệ thống giáo dục của chúng ta dựa trên “quan niệm dạy cổ” đã được tạo ra từ hàng nghìn năm trước hội tụ vào việc cho điểm sinh viên  qua kiểm tra. Chúng ta đang bảo họ rằng điểm chính của giáo dục là điểm số và mục đích của giáo dục là bằng cấp. Chúng ta chịu trách nhiệm cho ám ảnh điểm của sinh viên bằng việc tạo ra hệ thống cho điểm để phân biệt sinh viên giỏi có điểm giỏi và chỉ sinh viên giỏi sẽ qua được các kì kiểm tra và được bằng cấp.

Chúng ta không bao giờ hội tụ vào việc học vì chúng ta mong đợi rằng việc học tương đương với điểm số. Tất cả chúng ta đều học qua sai lầm, và nên khuyến khích sinh viên phạm sai lầm để học. Nhưng thay vì điều đó chúng ta có hệ thống trừng phạt sinh viên vì sai lầm của họ cho nên sinh viên không thực học cái gì. Để thay đổi, chúng ta phải thôi hội tụ vào việc đọc bài giảng và cho điểm và bắt đầu khuyến khích thảo luận nơi sinh viên sẽ phạm sai lầm và học từ đó. Chỉ thế thì chúng ta mới có thể thấy tiến bộ thực trong hiệu năng của sinh viên và hiệu quả dạy.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Là thầy giáo

Là thầy giáo là một chọn lựa và tất cả chúng ta đều làm chọn lựa đó khi chúng ta quyết định theo đuổi nghề này.
2

Xu hướng công nghệ di động

Ba mươi năm trước máy tính cá nhân (PC) đã tạo ra “Cách mạng phần mềm” với hàng nghìn công ti phần mềm và cùng với nó, nhiều triệu phú và tỉ phú.
3

Việc làm số thức

Thuật ngữ “Việc làm số thức” nói tới ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) cho một hoạt động hay qui trình. Việc làm số thức được coi là kiểu công việc tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới ngày nay.
4

Phụ nữ làm người chủ công ty công nghệ

Ở Mĩ, 56% người tốt nghiệp đại học là phụ nữ nhưng họ chỉ chiếm quãng 18% các vị trí điều hành trong các công ti lớn mặc dầu các khảo cứu xác nhận rằng công ti có số phụ nữ cao hơn ở mức quản lí cao nhất thường làm tốt hơn các công ti với số phụ nữ thấp hơn.
5

Cải tiến giáo dục

Trong thế giới toàn cầu hoá này, để vẫn còn có tính cạnh tranh, một nước phải cải tiến hệ thống giáo dục của nó bằng việc thúc đẩy tiến bộ trong khoa học và công nghệ.

Lập kế hoạch tương lai

Hệ thống giáo dục truyền thống không dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp.

Tìm việc làm

“Em tốt nghiệp đại học năm ngoái nhưng không thể tìm được việc làm. Chúng em cần lời khuyên của thầy. Xin thầy giúp cho.”

Đối thoại về phương pháp dạy

Ngày nay các đại học đang dùng “phương pháp dạy hỗn hợp” để làm tăng tính hiệu quả học tập của sinh viên. Mục đích là để tạo điều kiện cho việc học của sinh viên được tốt hơn, giảm đọc bài giảng trên lớp, và tăng tương tác qua thảo luận trên lớp.

Video xem trước bài giảng trên lớp

Một thầy giáo viết cho tôi: “Tôi thích ý tưởng về có video để xem trước bài giảng trên lớp. Thầy có thể giải thích thêm về làm những video này không?”

Môn học nhập môn

"Môn học nhập môn” là môn học đầu tiên mà sinh viên phải học trước khi học các môn khác.

Xu hướng tự động hoá

Theo một báo cáo công nghiệp, số các việc làm cơ xưởng ở Mĩ đã tăng lên đáng kể qua vài năm qua vì nhiều công ti Mĩ đang mang việc làm về nhà, và nhiều công ti nước ngoài đang chuyển công việc của họ sang Mĩ thay vì sang Trung Quốc.

Dạy điều liên quan

Nếu chúng ta có thể cải tiến lớp và phương pháp dạy, chúng ta có thể tạo ra khác biệt và có khả năng đạt tới mục đích dạy học của chúng ta.

Công nghệ thông tin và thế giới của chúng ta

Công nghệ thay đổi nhanh chóng và tạo ra những thách thức mới cho mọi công ti và cấp quản lí của nó nhưng một số công ti có thể không biết phải làm gì.

Cô gái cứu khách nước ngoài đột quỵ trong nhà hàng Đà Nẵng kể lại khoảnh khắc sinh tử "như trong phim"

Phong cách sống - Bích Chi - 28/03/2024 13:00
Đang ăn tối cùng bạn, thấy người đàn ông nước ngoài có dấu hiệu đột quỵ, chị Đặng Thị Hạ không nghĩ nhiều mà lập tức thực hiện cấp cứu ngưng tuần hoàn.

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Tôi nể các cô gái thuộc nhiều thơ hơn là cô gái có nhiều áo đẹp’

Truyền hình - Tiểu Vũ - 28/03/2024 12:00
Theo đạo diễn Lê Hoàng thì không người Việt Nam nào không thuộc thơ, vì vậy anh nói: “Tôi nể các cô gái thuộc nhiều thơ hơn là cô gái có nhiều áo đẹp”.

Lời tâm sự xót xa của bạn bè nam sinh bị đánh chết não: Gấp 1.000 chú hạc giấy mong phép màu xuất hiện

Truyền cảm hứng - PV - 28/03/2024 11:00
Rất nhiều người đang cầu chúc cho nam sinh lớp 8 N.H.Đ. (Hà Nội) vượt qua cơn nguy kịch.

Muốn con thành công, Đặng Lê Nguyên Vũ, Bill Gates, Rockefeller áp dụng 3 điều mà ai cũng nên tham khảo

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 28/03/2024 10:00
Đây đều là những phương pháp giáo dục con cái mà các bậc cha mẹ nên tham khảo để giúp con cái thành công, hạnh phúc trên đường đời.

Đắc nhân tâm - Một giọt mật ngọt hơn thùng nước đắng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/03/2024 09:00
Có thể bạn chưa bao giờ bị gọi đến để giải quyết một vụ đình công hay nói chuyện với một hội đồng. Nhưng nếu bạn muốn được giảm tiền thuê nhà thì thái độ tiếp cận thân mật có thể giúp được bạn không?

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Từ sách - Phim - Quìn - 28/03/2024 08:00
Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.

Bất chấp nguy hiểm, cô gái nặng 45kg một mình đi thuyền vòng quanh thế giới

Phong cách sống - Ngô Trung Dũng - 27/03/2024 12:00
Cole Brauer (29 tuổi) đã vượt qua quãng đường khoảng 48.280km để trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng thuyền.

Đằng sau việc 'tải lậu' phim bom tấn 3 Body Problem của Netflix tăng đột biến ở Trung Quốc

Điện ảnh - Sơn Vân - 27/03/2024 11:00
Sự gia tăng đột biến việc vi phạm bản quyền trực tuyến series phim 3 Body Problem của Netflix ở Trung Quốc phản ánh sự quan tâm mãnh liệt của người dân nước này về việc hãng phát trực tuyến Mỹ xử lý như thế nào với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên toàn cầu.

50 tư duy của tỷ phú Jeff Bezos đế chế Amazon, ai cũng có thể học lỏm

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/03/2024 10:00
Tỷ phú Jeff Bezos đã áp dụng một số nguyên tắc nhất định trong cuộc sống, công việc để đạt được kết quả tốt.

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Từ sách - Phim - FN - 27/03/2024 09:00
Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong: Đứa trẻ tổn thương sẽ trở thành người lớn đau khổ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 27/03/2024 08:00
Nếu không được chữa lành, phần tổn thương sẽ luôn chực chờ để bộc lộ ra, thay bạn nắm quyền kiểm soát và liên tục đưa ra những quyết định bốc đồng mà sau này phần người lớn có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả.

Là thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/03/2024 12:00
Là thầy giáo là một chọn lựa và tất cả chúng ta đều làm chọn lựa đó khi chúng ta quyết định theo đuổi nghề này.

Thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 26/03/2024 11:00
Tưởng nhớ 23 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2024), gia đình nhạc sĩ vừa thông báo thành lập Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn để phát huy và lan tỏa những giá trị di sản của ông.

Cô Văn Thùy Dương dặn dò con gái chuyện làm vợ làm dâu

Suy ngẫm - Bảo Châu - 26/03/2024 10:00
Con gái cưng đi lấy chồng, cô Văn Thuỳ Dương viết tâm thư dặn dò con gái, gửi con rể và thông gia khiến nhiều người xúc động.

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/03/2024 09:00
Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 29/03/2024