Nhiều điều mà sinh viên học trong trường dường như không kết nối với điều họ sẽ làm về sau trong cuộc sống của họ. Là sinh viên, họ học nhiều về các lí thuyết và công thức nhưng hiếm khi dùng chúng. Họ ghi nhớ mọi kiểu sự kiện nhưng phần lớn quên chúng sau khi làm bài kiểm tra và mọi sự họ học ở trường bị quên đi sau khi tốt nghiệp. Không có nhắc gì tới con đường nghề nghiêp mà là một cấu phần quan trọng của cách họ sẽ sống và cách họ sẽ làm việc.
Các chỉ dẫn được trao cho sinh viên là “Được điểm tốt, tốt nghiệp, có bằng,” nhưng mọi thứ khác bị bỏ lại cho họ hình dung sau khi họ rời nhà trường. Sinh viên nhận được nhiều hướng dẫn về toán học, vật lí, hoá học, địa lí, văn học và sinh học, nhưng phần lớn bị bỏ lại tự làm theo cách của họ khi đi tới tuỳ chọn nghề nghiệp; hay kĩ năng nào họ cần, và làm sao các thứ họ đã học trong trường có thể đưa vào trong nghề nghiệp trong cuộc sống. Ngay cả bố mẹ cũng khuyên: “Vào trường, kiếm bằng rồi lo nghĩ về các thứ khác sau.” Đó là lí do tại sao bằng cấp trở thành mục đích tối thượng của giáo dục.
Ngày nay toàn thế giới đang thay đổi và mọi nước đều cần sinh viên có mục đích nghề nghiệp mạnh và có chiều hướng về tương lai của họ. Sinh viên phải có khả năng áp dụng tri thức họ học trong trường vào nghề nghiệp của họ. Họ phải được dạy về kết nối giữa lí thuyết và thực hành và kĩ năng nào họ phải phát triển mà sẽ được dùng trong nghề nghiệp của họ. Họ phải hiểu rằng bằng cấp KHÔNG là đảm bảo cho nghề nghiệp nhưng tri thức và kĩ năng của họ mới đảm bảo. Họ phải biết kĩ năng nào được cần và kĩ năng nào không còn được cần nữa. Họ phải có chọn lựa để lựa ra điều họ muốn theo đuổi mà khớp với đam mê của họ, nhưng họ cũng phải nhận biết về xu hướng công nghiệp và nhu cầu toàn cầu. Hiện thời những thông tin này là KHÔNG sẵn có cho sinh viên và bố mẹ để giúp cho họ làm quyết định.
Giáo dục truyền thống vẫn còn đi theo quan điểm thuộc địa cổ lỗ mà phân chia sinh viên thành các nhóm dựa trên các khu vực học tập và những khu vực này sẽ xác định họ sẽ học cái gì ở đại học. Do đó học sinh trung học được phân loại như “tập trung vào văn học” không thể học công nghệ hay khoa học ở đại học mà phải theo đuổi cái gì đó liên quan tới văn học.
Sự kiện là giáo dục trung học cung cấp mọi cơ sở cho học sinh một nền tảng tốt nhưng nó không nên ngăn cản họ khỏi việc theo đuổi cái gì đó ở đại học và có thể giúp cho họ phát triển nghề nghiệp tốt. Thanh niên đổi ý của họ mọi lúc, điều họ thích ở trung học có thể không phải là điều họ thích ở đại học. Sinh viên đại học phải có chọn lựa để chọn điều họ đam mê và phát triển các kĩ năng được cần và làm cái gì đó hữu ích.
Ngày nay thế giới cần một thế hệ mới những người tốt nghiệp không chỉ nhận việc làm mà còn tạo ra việc làm. Chúng ta cần những người tốt nghiệp có thể nắm lấy các cơ hội này, bắt đầu công ti, tạo ra nhiều việc làm hơn và đóng góp cho nền kinh tế. Do đó sinh viên phải được dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp sớm nhất có thể được để cho họ có thể đặt chiều hướng cho giáo dục đại học của họ và phát triển những kĩ năng cần thiết mà họ có thể làm cho phần còn lại của đời họ. Họ phải được dạy để KHÔNG chỉ trở thành công nhân mà còn trở thành người sáng lập ra công ti riêng của họ dùng tài năng và phát kiến của họ.
Khi tôi dạy ở châu Á, nhiều người hỏi: “Tại sao chúng tôi không thể tạo ra những người như Bill Gates hay Steve Jobs? Chúng tôi có giáo dục tốt tương tự như Mĩ và sinh viên của chúng tôi thông minh như sinh viên ở Mĩ.” Tôi trả lời: “Bao nhiêu sinh viên của bạn được khuyến khích bắt đầu công ti riêng của họ? Bao nhiêu bố mẹ khuyến khích con cái họ làm cái gì đó khác? Không có khuyến khích để bắt đầu công ti riêng của họ mà sinh viên thường được bảo phải kiếm việc làm hay làm việc cho một công ti. Chừng nào những quan điểm này còn chưa thay đổi, và sinh viên chưa được khuyến khích đặt phương hướng nghề nghiệp của họ, bạn sẽ không bao giờ phát triển được các nhà doanh nghiệp như điều đã xảy ra ở Mĩ.”
Ngày nay có nhiều người tốt nghiệp không chắc về bản thân họ và không có ý tưởng nào về tương lai của họ. Nhiều người lẫn lộn về con đường nghề nghiệp nảy sinh từ hệ thống giáo dục cổ lỗ mà không thể thay đổi được trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Tôi đã nói chuyện với nhiều sinh viên đại học, phần lớn không có ý tưởng nào về lập kế hoạch nghề nghiệp hay phải làm gì sau khi ra trường bên cạnh việc chỉ “có việc làm”. Ngay cả khi họ muốn theo đuổi một nghề nghiệp, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu hay làm sao bắt đầu vì họ chưa bao giờ được dạy về lập kế hoạch nghề nghiệp. Một số người tốt nghiệp bảo tôi rằng họ sẽ nghĩ về tương lai của họ SAU KHI hoàn thành trường nhưng điều đó là quá trễ và đó là lí do tại sao chúng ta có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp.
Điều chúng ta cần bây giờ là xây dựng kết nối giữa giáo dục đại học và nhu cầu thị trường. Chúng ta phải đổi tư duy “Lấy bằng trước rồi lo mọi thứ sau.” Trong trường hợp này, chúng ta khuyến khích sinh viên theo đuổi “bằng cấp” thay vì phát triển tri thức và kĩ năng. Chúng ta phải thiết lập kết nối giữa điều sinh viên học trong trường và điều họ sẽ cần về sau. Chúng ta phải hội tụ vào các kĩ năng phi hàn lâm như làm việc tổ, trao đổi, lãnh đạo và tri thức toàn cầu vì thế giới được kết nối đầy đủ bây giờ và thị trường việc làm không còn bị giới hạn trong một thành phố hay một nước mà mở rộng trên toàn thế giới.
Bằng việc giới thiệu cho sinh viên lập kế hoạch nghề nghiệp sớm nhất có thể được chúng ta có thể làm tiến hoá điều sinh viên học thành kĩ năng được cần để phát triển nghề nghiệp cả đời. Chúng ta phải cung cấp cho sinh viên mọi thông tin được cần để cho họ có thể hiểu tuỳ chọn nghề nghiệp của họ và đặt phương hướng của họ khi họ bắt đầu đại học chứ KHÔNG về sau.