Ôi em tôi, Sài Gòn không vỉa hè...

Theo Người Đô Thị09/07/2021 18:00
Ôi em tôi, Sài Gòn không vỉa hè...

Nhiều người đã bỏ dở gánh hàng rong để chạy về quê từ đợt dịch thứ nhất. Có người lay lắt dọn hàng ra rồi lại dẹp hàng vào. Và đến đợt phong tỏa của trận dịch thứ tư, kinh tế vỉa hè thuộc về phe nước mắt.

Anh bạn mua được ổ bánh mì rồi chạy lòng vòng tìm không ra quán nước để ngồi lót dạ buổi sáng, cho đến khi tìm thấy một quán cóc trong hẻm để dừng chân thì ổ bánh mì đã ỉu xìu.

Câu chuyện trên được kể trên mạng và nhận được nhiều lượt chia sẻ, bày tỏ sự đồng cảm.

Sài Gòn thời giãn cách, một việc rất bình thường như là mua ổ bánh mì và kéo ghế ngồi lại quán cóc đã trở nên khó khăn đến vậy khi mà hàng quán vỉa hè đa số đã dẹp tiệm theo lệnh giãn cách. Thói quen la cà của thị dân đã bị “phong tỏa” theo các chỉ thị được đánh số.

Sài Gòn, trống rỗng vì mất đi cảnh sống động muôn hình muôn vẻ trên các vỉa hè.

Thành phố “phát bệnh” ngay trên chính những vỉa hè, con hẻm, nơi ngày hôm qua đã là không gian của những mắt xích kinh tế vận hành và diễn tiến theo một trật tự riêng mà các chuyên gia đã không tìm ra một từ nào gọi tên chính xác hơn: “kinh tế vỉa hè”.

Cửa hiệu đóng kín, các bảng sang nhượng, cho thuê mặt bằng dày đặc, những chậu kiểng héo khô vì không còn được chăm sóc, những bờ tường bong tróc nếp sơn và những cửa sắt phủ lớp bụi qua mấy mùa không người vào ra. Và kia nữa, những khoảng trống nối những khoảng trống thay cho hình ảnh gốc cây nọ có tủ nước giải khát, góc đường kia có gánh bún bò, mái hiên đó có chị bán cà phê, đầu hẻm này có bà bán trái cây...

sg1.jpg

Đường phố Sài Gòn vắng lặng trong buổi sáng đầu tiên thực hiện giãn cách toàn thành phố 9.7 - Ảnh: HB

Sinh khí vỉa hè bị rút kiệt dần dần theo từng đợt sóng của đại dịch. Thi thoảng ta chỉ còn có thể thấy dấu vết của những ánh mắt âu lo thoáng qua trên lớp khẩu trang kín.

Đó có phải là ánh mắt của anh xe ôm công nghệ lo lắng đến lượt mình cũng sẽ bị cắt đường mưu sinh như những người ngày trước cùng che chung bóng mát một vòm cây góc phố? Đó cũng có thể là bà cụ bán vé số ngày trước có vỉa hè đông vui thì chặng di chuyển ngắn, nay phải đi lại nhiều hơn mà xấp vé bán ước mơ đổi đời vẫn còn dày trên tay? Đó có phải là cô nhân viên văn phòng quen hẹn hò bạn bè tán gẫu mỗi trưa nơi quán cóc quen thuộc cạnh cao ốc văn phòng? Nhớ vỉa hè, là nhớ nhịp mưu sinh của một đời sống bình dân từng làm nên hình ảnh, mùi vị và giác quan của thành phố.

Kinh tế vỉa hè Sài Gòn đã được ngợi ca như một thứ sản phẩm du lịch tự nhiên đem lại hương sắc văn hóa hấp dẫn khách quốc tế. Nhưng trước mỗi một biến động, đó lại là nơi dễ gánh chịu sự tổn thương bởi chính nó không thể tự biện hộ cho mình.

Nó không thể tìm thấy thế giá của mình trong hệ thống những quy định hợp pháp của một cấu trúc kinh tế tổng thể nặng số liệu thành tích và hào nhoáng. Nó đóng góp vào những chỉ số chính thức nhưng lại được xem là ngoại vi, bên lề, tự phát.

Và thật chua chát, nó còn là đứa con của đường phố, khi cần thì được đưa vào thành tích, được nhắc đến để đánh bóng cho cuộc sống phồn vinh, đa dạng nhưng sau đó lại trở thành tội đồ của kẹt xe, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, bị quy tội đem lại sự nhếch nhác phản văn minh...

Cuộc sống “bên lề” của những chủ thể làm nên kinh tế vỉa hè vì thế đã trải qua nhiều co giãn, linh động muôn hình muôn vẻ. Những bài học không có trong bất cứ một sách kinh tế nào, những ký hiệu linh hoạt để đạt được cứu cánh là sinh tồn.

Nhưng lần này thì khó khăn. Nhiều người đã bỏ dở gánh hàng rong để chạy về quê từ đợt dịch thứ nhất. Có người lay lắt dọn hàng ra rồi lại dẹp hàng vào. Và đến đợt phong tỏa của trận dịch thứ tư, kinh tế vỉa hè thuộc về phe nước mắt.

sg2.jpg

Sài Gòn trống rỗng vì mất đi cảnh sống động muôn hình muôn vẻ trên các vỉa hè - Ảnh: HB

Văn hóa vỉa hè, văn hóa quán cóc đi vào văn chương, âm nhạc thật thơ mộng nhưng trong đời thực, lại là đời thực của thời giãn cách, là một nỗi trống rỗng lặng câm. Những con đường, góc phố rộng hơn nhưng dường như thiếu vắng sinh khí được làm nên bởi một nếp sống bình dân quen thuộc.

Ta chợt hiểu rằng, điều làm nên sắc vóc thành phố có khi lại không phải là những tòa cao ốc tráng lệ, mà lại là những gánh hàng rong, những góc quán cóc - nơi khái niệm nghĩa tình, sự bao dung hay hào sảng được trình hiện trong gieo neo khắc khoải.

Nhà kinh tế sẽ nhìn ra ở đó một biểu hiện đáng ngại của sức khỏe nền kinh tế. Còn khi ta nhìn sâu vào sự trống rỗng đó, thử hình dung xem, có biết bao số phận đang nổi trôi bất định trong thời cuộc tai ương.

Nguyễn An Nam


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Phổ Nghi sau khi ra tù có đến thăm vài vị thái giám già, đối phương mới nói 3 chữ đã khiến ông vô cùng bối rối

Rốt cuộc, những vị thái giám già đã nói gì khiến Phổ Nghi phải bối rối trong cuộc tái ngộ đầy cảm xúc ấy?

Đắm mình trong những cảnh tắm kinh điển của lịch sử nghệ thuật

Trong suốt nhiều thế kỷ, các họa sĩ đã luôn tìm thấy nguồn cảm hứng đến từ cảnh tắm. Hình ảnh con người đi tắm đã xuất hiện trong lịch sử nghệ thuật từ thời xa xưa.

Tranh cãi về giá tranh của danh họa Bùi Xuân Phái trên sàn Larasati

Giới hội họa và các nhà sưu tập tranh Việt Nam tỏ ra không hài lòng với giá tranh 3 bức của danh họa Bùi Xuân Phái trên sàn đấu giá Larasati (Singapore).

Chợ tình Khâu Vai trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL về việc đưa "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong Lưu Khâu Vai" vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người tình của các danh họa: Những bi kịch thảm khốc

Ít ai ngờ rằng làm người tình của các danh họa lại có thể bi kịch đến thế...

Chiếc 'cổng làng' sống suốt 800 năm, được công nhận là di sản và là bối cảnh của nhiều bộ phim đình đám

"Chiếc cổng" này có tuổi đời lên tới 8 thập kỷ ở xóm Liên Hòa (Hòa Bình) từ khi được công nhận là cây di sản, bao thế hệ người dân làng đã coi đây là báu vật "bất khả xâm phạm".

Bên tách cà phê - Kỳ 70: Hương vị cà phê trong nhân giới

Khởi nguyên là thức uống được ưa chuộng trong những chuyến viễn hành muôn dặm từ xa xưa, rốt cuộc con đường lan tỏa của cà phê cũng đã kết nối phương Đông với phương Tây, tạo cầu nối giữa các nền văn hoá, văn minh.

Sài Gòn bao dung, nghĩa tình được khắc họa trong tranh của họa sĩ Lê Sa Long

Hơn 40 bức tranh mới đây của họa sĩ Lê Sa Long là những câu chuyện về Sài Gòn bao dung, nghĩa tình.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Giải trí - Tiểu Vũ - 29/03/2025 13:37
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.

Xem xét 17 gia đình có con bị bắt cóc, tôi nhận ra rằng họ đều bỏ qua 5 lỗ hổng chết người sau

Kỹ năng - Hiểu Đan - 29/03/2025 13:00
Đến tận bây giờ, vẫn còn nhiều gia đình đang đau đáu tìm kiếm con mình. Nhiều phụ huynh khóc lóc, hối hận vô cùng vì bỏ qua những lổ hổng này!

"Mẹ ơi, chúng ta không được đi khoang hạng nhất vì nghèo sao?" - Câu trả lời của bà mẹ xứng đáng đưa vào sách giáo khoa

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 29/03/2025 12:00
Trên chuyến bay trở về nhà sau dịp Tết Nguyên đán, đứa trẻ hỏi 1 câu khiến bà mẹ có phần lúng túng.

Nhà địa tâm lý học giải thích: Tại sao sân bay cũng được coi là địa điểm tâm linh?

Thư giãn - Thanh Long - 29/03/2025 11:00
Một số chuyến bay từ múi giờ cao về múi giờ thấp có thể hạ cánh trước cả giờ khởi hành. Điều này rõ ràng đem lại cảm giác bạn đang du hành ngược trở về quá khứ.

Cha đẻ phần mềm Unikey: Từng nhận bão dư luận khi ra mắt ‘‘bộ gõ quốc dân’’

Phong cách sống - Khuê Hiền - 29/03/2025 10:00
Tại thời điểm Unikey mới được ra mắt, ông Phạm Kim Long đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi cung cấp phần mềm này miễn phí.

Xem lại Na Tra: Số mệnh chưa bao giờ là điều không thể thay đổi!

Điện ảnh - Đông - 29/03/2025 09:00
Người cha nghiệm ra được triết lý đáng suy ngẫm này.

Đường vào Thiền - Osho lật ngược khái niệm Thiền: Bạn đã hiểu sai như thế nào?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 29/03/2025 08:00
Đường vào thiền không đưa ra các kỹ thuật cụ thể để người đọc làm theo một cách máy móc. Thay vào đó, Osho hé mở một cánh cửa để chúng ta bước vào hành trình khám phá chính mình thông qua những câu chuyện, chỉ dẫn gần gũi và thiết thực.

Chi phí hẹn hò ngày càng cao, nhiều người “quay xe” quen búp bê người lớn

Suy ngẫm - Trang Đào - 28/03/2025 12:00
Chi phí tương tác ngoài đời thực ngày càng cao cũng là lý do khiến cho "bạn gái AI" đã trở thành lựa chọn tiết kiệm. Một nhà đầu tư thẳng thắn nói: "Những gì chúng tôi bán không phải là silicon, mà là thuốc giảm đau để chống lại sự cô đơn".

ChatGPT thêm tính năng chỉnh sửa ảnh dễ hơn, tạo biểu đồ và infographic cho công việc tốt hơn

Kỹ năng - Sơn Vân - 28/03/2025 11:00
Các tính năng mới này có sẵn cho cả người dùng ChatGPT miễn phí và trả phí thông qua mô hình GPT-4o của OpenAI.

Vì sao có nhiều cô gái biết tình yêu độc hại, "red flag" tứ tung vẫn "đâm đầu" vào bằng được để chịu tổn thương?

Phong cách sống - Chi Chi - 28/03/2025 10:00
Tình yêu và cách con người yêu từ lâu vẫn là một bài toán không thể giải mã hoàn toàn.

10 lời thoại nhói lòng trong "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt": Ai rồi cũng sống như trẻ mồ côi...

Điện ảnh - Van Nguyen - 28/03/2025 09:00
Góp phần làm nên thành công của Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt chính là những câu thoại đầy cảm xúc!

Podcast: Đường vào thiền - Yêu là con đường sử dụng tình dục một cách sáng tạo

Từ sách - Phim - 28/03/2025 08:30
Quá trình chuyển hóa, thăng hoa năng lượng tình dục chỉ có thể xảy ra thông qua tình yêu. Đây là lý do tại sao thật vô ích khi cố kìm nén tình dục. Nếu kìm nén, năng lượng tình dục bị kìm nén sẽ gây nên tình trạng mất trí; nó sẽ gây ra các chứng bệnh tâm thần.

Đường vào thiền - Yêu là cho đi, điều gì bạn nhận được đều là phúc lành

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/03/2025 08:00
Trên thế gian chỉ có hai kiểu người: những người đau khổ vì tình dục và những người biến năng lượng tình dục thành tình yêu.

Chủ tịch Alibaba nêu những thứ siêu AI không thể có, hoài nghi về robot hình người

Suy ngẫm - Sơn Vân - 27/03/2025 15:00
Phát biểu tại sự kiện Jumpstarter của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba ở Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Thái Sùng Tín cho rằng phần lớn những giá trị con người trân trọng không được phản ánh trong dữ liệu huấn luyện AI.

Sống an vui - Liệu có cách nào để tìm thấy bình yên giữa cuộc đời?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 27/03/2025 14:00
“Sống an vui” của Khangser Rinpoche xuất hiện như một người bạn đồng hành, giúp ta tìm lại sự bình an trong tâm hồn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 30/03/2025