Giới hội họa và các nhà sưu tập tranh Việt Nam tỏ ra không hài lòng với giá tranh 3 bức của danh họa Bùi Xuân Phái trên sàn đấu giá Larasati (Singapore).
Theo dự kiến, lúc 20 giờ 30 tối nay (17.6) theo giờ Singapore, phiên đấu giá tác phẩm hội họa có tên Contemporary Southeast Asian Art do nhà Larasati của Singapore sẽ chính thức được khai mạc.
Trong số nhiều bức tranh trong phiên đấu giá này có sự xuất hiện 3 tác phẩm của danh họa Việt Nam Bùi Xuân Phái gồm Biển (sơn dầu trên carton 20,5 x 27cm), Diễn viên chèo (sơn dầu trên bìa cứng 25,5 x 35cm) và Phố cũ (sơn dầu trên bìa cứng 15 x 21cm).
Đáng chú ý là 3 bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái đều có giá rẻ hơn những bức tranh trong thị trường nội địa của Việt Nam. Cụ thể bức Biển giá ước định từ 10.500 đến 13.500 USD; Diễn viên chèo giá ước định 9.000 đến 12.750 USD và Phố cũ giá ước định 7.500 đến 11.250 USD.
Tranh của danh họa Bùi Xuân Phái được giới thiệu trên trang đấu giá Larasati - Ảnh: Chụo màn hình
Thông tin đăng tải trên trang web của nhà Larho khiến giới hội họa Việt Nam cảm thấy bất ngờ vì cho rằng giá rất “bình dân” so với tên tuổi của danh họa Bùi Xuân Phái.
Theo nhà sưu tập và nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi, Bùi Xuân Phái là người sớm gây ấn tượng trên thị trường quốc tế, đáng lý bây giờ phải có hàng chục tác phẩm thuộc hàng top về giá bán. “Tuy nhiên do lối làm ăn bất chính, cách ứng xử mất uy tín và hơi vô lễ của một số hậu bối, làm tranh của ông không thể tăng giá lên cao, thậm chí trong nhiều trường hợp là bị tụt giá, mất giá”, ông nói.
Ông Lý Đợi cho biết, 3 bức tranh nói trên đều là những giao dịch thứ cấp, nghĩa là đã qua tay từ hai chủ sở hữu trở lên, có hai bức từng xuất hiện tại Christie's Hồng Kông hồi 2004. Vậy mà giá không thể bật lên cao, quả là hơi đáng buồn.
Tranh của Bùi Xuân Phái bị rớt giá trên sàn quốc tế có thể do người giữ tranh thật nhưng lại làm tranh giả tranh nhái đem bán, nên thị trường mất niềm tin, vì vậy hiện nay nếu là tranh thật của Bùi Xuân Phái muốn bán cũng là việc rất khó.
Trong lúc nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi phản ứng về mặt giá cả tranh của Bùi Xuân Phái thì nhiều họa sĩ, nhà sưu tập tranh Việt Nam lại đặt ra nghi vấn rằng 3 bức tranh của Bùi Xuân Phái có thể là tranh giả vì cả 3 bức tranh đều có phong cách được cho là "không có dấu ấn của Bùi Xuân Phái".
Họa sĩ Nguyễn Thanh Bình rằng nhà đấu giá đã “cố tình bôi nhọ một danh họa chân chính của Việt Nam” khi chú thích rằng lô đấu giá có kèm chứng nhận của con trai nghệ sĩ do nhà đấu giá Chrities’s cấp. Ông nhận định cả 3 bức tranh của Bùi Xuân Phái là tranh “fake”.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi thì mỉa mai: “Qua đời rồi, Bùi Xuân Phái sáng tác mạnh hơn khi ông còn tại thế”.
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng nêu ý kiến: "Thực ra tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái rất dễ nhận ra nếu tìm hiểu qua sớ vải, giấy trên mọi chất liệu như sơn dầu, bột màu. Tranh của cụ Phái rất dễ ..."phái" vì đơn giản sắc màu, nét cọ cả chữ ký..."
Danh họa Bùi Xuân Phái - Ảnh: Tư liệu
Danh họa Bùi Xuân Phái sinh năm 1921 tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội), một làng nổi tiếng với những tác phẩm tranh nghệ thuật khắc gỗ dân gian Kim Hoàng.
Ông tốt nghiệp khoa Hội họa tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941-1945. Từ năm 1956 đến năm 1957, ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Hà Nội.
Sau khi thôi giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Bùi Xuân Phái dành toàn bộ tâm huyết để vẽ những bức tranh đường phố cổ Hà Nội. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60 hay 70.
Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.
Năm 1984, ông mở một cuộc triển lãm cá nhân thì khi đi tác phẩm của mình mới được trưng bày. cho đến khi năm 1984, Năm 1996, ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Họa sĩ Bùi Xuân Phái mất ngày 24.6.1988 tại Hà Nội. Xưởng vẽ nhỏ của ông hiện trở thành bảo tàng, nơi ghi dấu những tác phẩm của người họa sĩ tài danh, để tôn vinh những di sản hội họa của ông.
Tên ông - Bùi Xuân Phái được đặt cho một con đường ở khu đô thị mới Mỹ Đình thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội và ở quận Hải Châu của thành phố Đà Nẵng.
Ngày 1.9.2019, nhân kỷ niệm 99 năm ngày sinh của ông, trang tìm kiếm nổi tiếng Google đã vinh danh Bùi Xuân Phái bằng biểu tượng Doodle mang hình họa sĩ tay cầm cọ, tay cầm giá màu.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL về việc đưa "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong Lưu Khâu Vai" vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
"Chiếc cổng" này có tuổi đời lên tới 8 thập kỷ ở xóm Liên Hòa (Hòa Bình) từ khi được công nhận là cây di sản, bao thế hệ người dân làng đã coi đây là báu vật "bất khả xâm phạm".
Khởi nguyên là thức uống được ưa chuộng trong những chuyến viễn hành muôn dặm từ xa xưa, rốt cuộc con đường lan tỏa của cà phê cũng đã kết nối phương Đông với phương Tây, tạo cầu nối giữa các nền văn hoá, văn minh.
Từ ngày 25/6 đến 25/7/2021, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) phối hợp cùng CLB Nghệ sĩ trẻ - Hội Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu đến công chúng triển lãm đặc sắc "Chúng ta đang NGHỊCH gì?".
Bức tranh "Tháng 6 cháy bỏng" từng rơi vào cảnh vô giá trị, khi khung tranh còn "được giá" hơn cả bức tranh. Bức tranh đẹp đẽ rực rỡ là vậy, nhưng nàng thơ trong tranh có cuộc đời buồn bã.
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.
Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.
DeepSeek giống như cần sa, nó có tác dụng giảm đau. Nhưng một khi bạn bị nghiện, nó sẽ chỉ gây tổn hại đến não và khiến bạn hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ.
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.