Nhớ Tết xưa

Vũ Trung Kiên10/02/2024 12:00
Nhớ Tết xưa

Mấy chục năm xa quê và sống ở thành phố, tâm hồn, tính cách của người Nam Bộ đã là một phần máu thịt trong tôi. Thế nhưng, vào những ngày cuối năm khi không khí tết tràn về trên các nẻo đường, tôi lại nhớ da diết Tết xưa ở xứ Bắc.

Tết ở quê tôi thật sự bắt đầu kể từ ngày cúng ông Công, ông Táo. Đi đâu cũng nghe mọi người hỏi nhau về "đánh đụng lợn" ở đâu. Mẹ tôi có lẽ là người lo lắng nhất, bởi Tết đến, bà bao giờ cũng phải sắm 5 bộ đồ mới cho 5 anh em chúng tôi.

Những ai đã trải qua những năm tháng khó khăn sẽ nhớ vô cùng những cái tết, bởi đó là những ngày hiếm hoi trong năm được ăn thịt lợn do hợp tác xã bán phân phối (theo đầu người) và mọi nhà có thể "đụng lợn" để ăn Tết.

Thông thường, vào tháng 3, 4 trong năm là mọi người đã bàn nhau để "đụng lợn". Ngày ấy, lợn được nuôi bằng cám, cây chuối xắt nhỏ hay rau bèo rồi nấu lên, vì thế các gia đình phải bàn trước vì lợn nuôi cả năm may ra được 40 - 50 chục ký, lại còn phải bán "nghĩa vụ"... Nhà nào đông người thì 2 nhà nuôi chung một con, ít người thì 4 nhà chung một con. Cũng có gia đình chỉ dám chung nửa cái đùi lợn. "Đụng lợn" không trả bằng tiền mà bằng thóc, thông thường cứ 1 ký lợn hơi sẽ đổi bằng 6 hoặc 6,5kg thóc. Cứ khoảng 27, 28 Tết là không khí nhộn nhịp hẳn bởi các nhóm bắt đầu mổ lợn.

Trời rét, anh em chúng tôi nằm trong chăn lắng tai nghe tiếng lợn kêu ở góc nào để đoán xem nhà ai, nhóm nào đang mổ lợn. Lợn sau khi bị giết và xẻ thì phần thịt ra thịt, xương ra xương, còn nội tạng để riêng. Mỗi phần tư con lợn được tính là một đùi. Tất cả mọi người đều được chia phần đầy đủ không thiếu một phần nào. Riêng nồi cháo thì các gia đình chia nhau mang về ăn. Gia chủ có lợn thì thường đem biếu các gia đình không có điều kiện để "đánh đụng" một tô cháo và mấy miếng lòng, bởi họ tuy được mua được thịt do hợp tác xã bán nhưng chỉ có thịt mà không có các phần khác.

Đêm 29 Tết có lẽ là đêm háo hức nhất của tất cả chúng tôi, bởi sáng 30 chúng tôi sẽ đi chợ huyện. Đi chợ huyện chủ yếu là đi chơi Tết, nhưng cũng có người được cha mẹ giao mua tranh và gậy cho ông bà ông vải (là 2 cây mía). Chợ sáng 30 Tết rất đông vui nhưng chỉ tầm 11 giờ trưa là hầu như không còn bóng dáng ai, bởi mọi người đều tất bật ra về để chuẩn bị đón Tết. Lúc này, trên khắp các con đường, cánh đồng, từng nhóm người chào nhau ríu rít. Tất cả họ đều đang đi làm một nhiệm vụ thiêng liêng là rước ông bà về ăn Tết. Những việc này thường do con trai trưởng và cháu đích tôn dẫn đầu, nhưng phải có đông con cháu đi theo. Việc đầu tiên là dùng cuốc làm sạch khu mộ, sau đó thắp nhang và khấn mời ông bà về ăn Tết. Nhang đốt ở mộ sẽ được nhổ một cây đem về, trên đường đi nếu tắt hoặc cháy hết phải đốt cây khác cho tới lúc về đến nhà cắm lên bàn thờ. Kể từ đó, mọi người tin rằng tổ tiên đã về sum vầy, đón Tết cùng con cháu. Và cũng từ lúc đó cho đến ngày đưa ông bà chiều mùng 3 Tết, nhang trên bàn thờ phải được đốt liên tục.

Chiều 30 Tết, 5 anh em chúng tôi được mẹ nấu một nồi nước rau mùi để tắm rửa sạch sẽ, tẩy sạch mọi dơ bẩn của năm cũ, đón chào năm mới với niềm hy vọng mới. Sau khi rước ông bà xong cũng là lúc mọi người đi chặt đào để trang trí Tết. Trước đó, nhiều người đã đến những nhà trong làng có cây đào to để “xí” trước phần của mình. Quê tôi khi ấy chẳng ai bán hoa đào mà chỉ để cho. Nhà tôi có cây đào cổ thụ và mỗi năm có khoảng 15 người “xí” phần. Mọi người chỉ cần đánh dấu vào cành đào mà mình muốn chặt là chủ nhà sẽ để dành riêng và thông báo với người đến sau là cành đó đã có người chọn. Các cành đào chặt về sẽ được đem đốt chỗ chặt cho cháy đen để giữ nước cho cành, sau đó ngâm vào bình hoa đã châm nước. Với cách này, đến hết tháng giêng, hoa đào vẫn nở thắm trên bàn thờ.

Khoảng 7 giờ sáng mùng 1 Tết, trên đường bắt đầu có tiếng chúc nhau râm ran, đó là lúc mọi người đi đơm Tết. Tục lệ này hầu như đã mất hẳn gần 40 năm nay. Đơm Tết không phải là đưa đồ cúng đến nhà ai đó vào trước ngày tết như một vài thông tin trên mạng xã hội. Đơm Tết là bê mâm cúng đến nhà trưởng họ hoặc nhà anh cả vào sáng mùng 1 Tết. Trong làng sẽ có nhiều người họ hàng với nhau, vì vậy thường ông trưởng họ chịu trách nhiệm giỗ tổ. Ngoài ra, những anh em ruột thịt, chú bác ở gần nhau cũng có một ông trưởng chịu trách nhiệm cúng giỗ. Cứ sáng mùng 1 Tết là các gia đình thuộc chi dưới làm một mâm có đầy đủ tất cả những món ngon, món đặc biệt nhất của gia đình và người con trưởng trong gia đình ấy sẽ bê sang nhà thờ họ hoặc nhà bác cả để cúng tổ tiên.

Tôi vẫn còn nhớ và ấn tượng cái bàn thờ tại nhà bác trưởng họ của chúng tôi: sáng mùng 1 Tết có gần 50 mâm đơm xếp ra đến hết sân do con cháu nhiều và nhiều chi, nhánh. Thông thường, mấy ngày Tết bác trưởng họ không đi đâu xa mà chỉ ở nhà đón con cháu đến thắp hương cúng bái tổ tiên.

Từ 8 giờ trở đi, các gia đình lần lượt đến nhà bác trưởng họ hoặc bác cả. Các mâm đơm trên bàn thờ cũng lần lượt được xem xét và chọn lấy một hai món để mọi người cùng nhau ăn uống. Việc ăn uống này "hay thì thật là hay" nhưng cũng có điều bất tiện. Năm nào trời nắng thì ôi thôi, bằng ấy cái mâm trên bàn thờ làm mồi cho lũ ruồi nhặng, còn năm nào trời lạnh thì các mâm đơm để một chút là đã lạnh ngắt. Vậy mà có mâm để đến tận chiều tối còn được đưa xuống để mọi người ăn.

Khoảng 6, 7 giờ tối, các gia đình mới đến bê mâm cỗ về, trên mâm còn gì thì bê về cái đó. Có mâm vì nhiều đồ ngon nên đã được dùng hết, cũng có mâm vẫn còn nguyên vẹn đến khi được mang về…

Cuộc sống hôm nay đã phát triển nhiều so với trước và có những phong tục đã mai một theo thời gian. Tất nhiên, chẳng ai hoài cổ tới mức mong muốn những cái tết nghèo khó như xưa. Thế nhưng mỗi độ xuân về, trong lòng người xa xứ lại da diết nhớ về những kỷ niệm thuở ấu thơ quây quần bên cha mẹ mỗi khi Tết đến xuân về. Đối với những người “cố lý tha hương”, nhất là những người vì hoàn cảnh phải xa xứ, mỗi khi xuân về lại nhớ cố hương, nhớ tổ tiên, nhớ cội nguồn da diết…

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Mùa thu Hà Nội và những món ngon từ cốm

Khi nói tới món cốm trứ danh nổi tiếng trên đất Bắc, hẳn nhiều người không thể không nhắc tới làng Vòng (thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), bởi nơi đây có nghề làm cốm truyền thống.
2

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục

Bình Định là quê hương của nhà Tây Sơn, người dân ở đây luôn kính ngưỡng các anh hùng nghĩa sĩ của phong trào nông dân, nhưng một vị công thần triều đại đối nghịch được tôn kính là điều khá thú vị.
3

Mì Quảng: Hương vị quê hương và câu chuyện di sản

Mì Quảng - món ăn đậm chất hồn quê “gốc rạ” của quê tôi, xứ Quảng Nam. Mì Quảng ngon không chỉ bởi hương vị “rất Quảng” mà còn vì sự gắn kết đặc biệt với đời sống, không gian văn hóa đậm đặc “chất” Quảng.

Chúa Nguyễn Hoàng - Người khai phá cõi trời nam

Dân gian xưa nay vẫn lưu truyền “Lời Trạng dạy: Hoành Sơn nhất đái. Thuận Hóa miền vạn đại dung thân. Từ khi Chúa Nguyễn dời chân. Trời Nam một cõi dần dần mở mang”.

Trở về ký ức tuổi thơ với những phiên chợ quê ngày tết

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê ngoại thành, chính vì thế ký ức tuổi thơ tôi luôn đầy ắp những kỷ niệm, những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc và bình dị ngày thường cũng như ngày tết.

Những kiêng kỵ ngày tết ở một số nơi miền Bắc nước ta

Trong những ngày Tết Nguyên đán, tại không ít nơi ở miền Bắc nước ta, người dân vẫn giữ một số tập tục kiêng kỵ khá đặc biệt.

Chiều 30 Tết xưa ở miền Tây

Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, tết ở miền Tây rất êm đềm và nhiều kỷ niệm.

Những phong tục đón năm mới trên khắp thế giới

Mặc dù phần lớn thế giới tổ chức lễ hội mừng năm mới vào ngày 31.12, nhưng cách đón năm mới thì rất đa dạng.

'Quảng Ngãi trăm nhớ ngàn thương’ qua ảnh

Vẽ đẹp của thiên nhiên, con người Quảng Ngãi đã hiện ra khá rõ trong triển lãm ảnh "Quảng Ngãi trăm nhớ ngàn thương” được tổ chức tại TP.HCM.

Đưa quan họ cổ lên sân khấu, nghệ sĩ Vượng râu khiến khán giả thích thú với 'Tết vạn lộc'

Đến hẹn lại lên, chương trình "Tết vạn lộc" mang đến cho khán giả những tiết mục hấp dẫn chào mừng năm mới 2024 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ.

Chuyện ít người biết về nàng công chúa Lào trên đất Ninh Bình

Nhồi Hoa công chúa là tên Việt của nàng trong các phong sắc thời nhà Nguyễn. Hiện ở thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình còn lăng mộ và đền thờ nàng rất cổ kính và linh thiêng, một di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng.

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.

Để lại 99% tài sản cho 2.000 nhân viên, 3 người con không được một xu thừa kế vẫn ủng hộ

Phong cách sống - Kim Linh - 13/09/2024 10:00
Doanh nhân này sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm nổi tiếng nhưng lại chia hết cổ phần cho nhân viên thay vì các con.

Sếp tồi - Chiến lược để cải thiện môi trường công sở

Từ sách - Phim - FN - 13/09/2024 09:00
Chúng ta đang sống ở nơi làm việc, chiếm đến 1/3 tổng thời gian của một ngày, nhưng phải làm gì nếu bạn đang khổ sở và kiệt sức dưới trướng của một người sếp tồi, hoặc đang phải quản lý sếp tồi, hay chính bạn là sếp tồi?

Buông bỏ buồn buông - Vượt qua đường chân trời

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 13/09/2024 08:00
"Buông bỏ buồn buông" là cuốn sách tập hợp 75 mẩu chuyện ngắn của thiền sư Ajahn Brahm, gửi gắm những thông điệp sâu sắc về sự thứ tha, bao dung và buông bỏ những gánh nặng trong trái tim mình.

TPHCM kêu gọi mọi tầng lớp tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào miền Bắc

Truyền cảm hứng - Q.Huy - 12/09/2024 17:01
Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM truyền tải thông điệp, nghĩa tình và sự sẻ chia là giá trị quý nhất, giúp đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng bão lũ thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn, tái thiết lại cuộc sống.

Vùng địa lý của việc gia công ở nước ngoài đang dịch chuyển

Blog GS John VU - GS John Vu - 12/09/2024 12:00
Theo nghiên cứu của A.T. Kearney, Ấn Độ và Trung Quốc liên tục đứng đầu là các đích tới của đưa việc ra nước ngoài; nhưng các nước Trung/Đông Âu lại tụt xuống trong khi Đông Nam Á và Trung Đông lại vươn lên.

Giải mã cơ chế bí ẩn tạo ra hoa văn trên cánh bướm

Thư giãn - Anh Tú - 12/09/2024 11:00
Nghiên cứu mới công bố gần đây đã khám phá cơ chế di truyền đáng ngạc nhiên tác động đến sự phát triển màu sắc cánh bướm. Hóa ra “vật chất tối” trong gien giải quyết bí ẩn tiến hóa của loài bướm.

Mặt trận Tổ quốc TP.HCM phát động chương trình ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Truyền cảm hứng - Ánh Dương - PV - 12/09/2024 10:33
Chiều nay 12/9/2024, lúc 15 giờ 30, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức Lễ phát động đợt vận động và tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện, hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, tại T78 số 145 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM.

Tại sao chúng ta nên có một người bạn như Doraemon?

Suy ngẫm - Đông - 12/09/2024 10:00
Còn gì tuyệt vời hơn nếu chúng ta có một người bạn như Doraemon sát cánh trên mọi nẻo đường.

Thiền là gì? - Thiền là hiện tại, hiện tại là thiền

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 12/09/2024 09:00
Với 72 câu/trích đoạn từ những bài nói chuyện của J. Krishnamurti qua nhiều năm, cuốn sách “Thiền là gì?” sẽ mở ra cho bạn cách tiếp cận theo kiểu Krishnamurti về chủ đề này một cách đơn giản đến ngạc nhiên, nhưng cũng cực kỳ sâu sắc.

Sếp của Einstein - 4 cấp độ của lắng nghe và cách để lắng nghe tích cực

Từ sách - Phim - Quìn - 12/09/2024 08:00
Trong Sếp của Einstein, Robert Hromas đưa ra 4 cấp độ của lắng nghe, và chỉ dẫn để đạt được ngưỡng cao nhất:
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 14/09/2024