“Thiếu gia kim hoàn" chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội

16/02/2021 13:30
“Thiếu gia kim hoàn" chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội

Sinh ra trong gia đình là đại gia kim hoàn vô cùng giàu có ở Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20, giờ đây trong ký ức ông Phạm Ngọc Giao (80 tuổi), Tết xưa, Tết cổ truyền vô cùng thiêng liêng, ấm áp, là dịp để đại gia đình sum họp, xua tan mọi phiền muộn trong cuộc sống.

Tôi cảm ơn "cậu mợ" vì không cho tôi tiền!

Tìm đến căn biệt thự rộng 700 mét vuông tại số 6 Đinh Liệt, (Hà Nội), chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ và bề thế của căn nhà.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 1.

Căn biệt thự rộng 700 mét vuông của ông Phạm Ngọc Giao nằm bề thế giữa phố Cổ, Hà Nội

Dù nằm giữa trung tâm phố Cổ, Hà Nội, nhưng căn biệt thự như được tách biệt hẳn với thế giới tấp nập, vội vã bên ngoài. Khuôn viên nhiều cây xanh, yên tĩnh, thoáng mát đến lạ thường.

Căn biệt thự này là công trình hiếm hoi tại Hà Nội còn giữ được nguyên vẹn những nét cổ kính cho đến ngày nay. Chủ nhân căn nhà là vợ chồng cụ ông Phạm Văn Thanh và cụ bà Phạm Thị Tề, hai người là những thợ kim hoàn hàng đầu ở Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 2.

Căn nhà vẫn giữ được những nét cổ kính từ xa xưa

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 3.

Khuôn viên rộng lớn, quanh năm xanh mát

Ồng Phạm Ngọc Giao (80 tuổi), là một trong những người con của cụ Thanh hiện đại diện cho con cháu họ Phạm trong dòng tộc sinh sống trong ngôi nhà này.

Sinh ra trong "nhung lụa" nhưng thay vì được cho nhiều tiền tiêu xài hoang phí, ông Giao lại sớm được cha mẹ giáo dục về cách tiêu tiền hợp lý, trau dồi những phép tắc, lễ nghi được cho là chuẩn mực đạo đức của những năm tháng xưa.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 4.

Ông Giao chia sẻ về cuộc sống của gia đình bề thế trước đây

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 5.

Mọi vật dụng trong nhà vẫn nguyên vẹn từ xa xưa

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 6.
“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 7.

Bức tranh, ảnh về cụ Thanh và các thành viên trong gia đình, dòng họ

"Gia đình tôi xuất thân ở làng Châu Khê (Bình Giang, Hải Dương) lên Hà Nội an cư lập nghiệp với nghề lọc vàng truyền thống. Hồi ấy văn hoá gia đình của bố tôi là một nhà buôn, trước đây chúng tôi vẫn gọi cha mẹ là "cậu mợ". Hồi ấy nhà có 10 người giúp việc, mỗi người đều có riêng một người trông coi, chăm sóc nên chúng tôi được chăm sóc cẩn thận", ông Giao chia sẻ.

Theo ông Giao, căn nhà cổ kính vào trước năm 1944 thuộc về một nữ đại gia phố Hàng Bồ. Sau đó căn nhà được cụ Thanh mua lại với giá khoảng một nghìn cây vàng thời bấy giờ.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 8.
“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 9.

Hoa văn được tạo dựng tinh tế

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 10.

Căn nhà rộng lớn "đi mỏi chân không hết"

Trong tiềm thức của ông Giao, bố ông luôn là một người biết quan tâm, chăm sóc gia đình. Cụ Thanh không bao giờ to tiếng với vợ con hay người giúp việc trong nhà.

"Tôi học được từ bố rất nhiều điều, ông không bao giờ to tiếng với ai cả. Với người giúp việc ông cũng coi như con cháu trong nhà, không để thiệt thòi. Mỗi dịp lễ tết, ông vẫn mua sắm đầy đủ cho từng người giúp việc, tạo sự gần gũi với họ. Bởi lẽ vì vậy nên tôi định hình suy nghĩ được từ nhỏ chứ không ăn chơi, quậy phá", ông Giao tâm sự.

Ông Giao ấn tượng mãi ngày ông sinh nhật 18 tuổi, cái tuổi danh giới từ một cậu bé trở thành một chàng thanh niên. Đó cũng là lần đầu tiên ông được cụ Thanh coi như một người "đàn ông" đã trưởng thành.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 11.

Căn nhà được kiến trúc sư Phạm Hoàng thiết kế 2 tầng, mang phong cách kiến trúc Pháp pha trộn với kiến trúc đình làng Việt cổ

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 12.

Hoa văn trên mái nhà được thiết kế tỉ mỉ

Cụ Thanh mời ông đi ăn riêng, mời đi uống cà phê với tư cách hai người đàn ông trưởng thành: "Đi ăn uống xong cụ bảo, giờ "cậu" đưa đi mua quà sinh nhật 18 tuổi chứ không có tiền cho. Cụ mua cho tôi một cái áo mưa, cái xe đạp thiếu niên rồi ra hợp tác xã mùa thu sắm cái mũ cho tôi với ý muốn tôi sẽ tự chọn hướng lập nghiệp", ông Giao nhớ lại.

Từ ngày hôm ấy, ông Giao tự kiếm việc, làm ra được những đồng tiền đầu tiên của mình. Ông Giao vẫn luôn cảm thấy may mắn vì cụ Thanh không cho ông nhiều tiền tiêu xài hoang phí để ông vẫn giữ được những nét dản dị đến ngày hôm nay.

"Tết là dịp xum vầy, chuyện cũ bỏ qua"

Là một gia đình giàu có hồi ấy nên Tết đến là một dịp vô cùng quan trọng đối với gia đình ông Giao. Dù ai có đi đâu, làm gì thì Tết vẫn luôn phải cố gắng để có mặt ở nhà, sum vầy dịp Tết bên người thân, gia đình.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 13.

Ông Giao cảm thấy may mắn vì không được cụ Thanh cho nhiều tiền tiêu xài hoang phí

"Dịp Tết xưa quan trọng lắm, ai có đi đâu, đi xa đến mấy cũng đều muốn cố gắng về để dự mâm cơm Tết, chuẩn bị cho ngày mới chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, chúc nhau sức khoẻ để có sự tăng trưởng trong năm mới. Điều quan trọng nhất mà mọi người vẫn chúc nhau là phải có đoàn kết, Tết đến là xoá đi những điều không tốt đẹp, chuyện cũ bỏ qua để lập lại các mối quan hệ", ông Giao tâm sự.

Một trong những nét đẹp không thể thiếu dịp Tết và là phong tục, tập quán của người Hà Nội xưa là chào hỏi. Dù ai có chưa vừa lòng nhau, có những chuyện cũ ngoài ý muốn từng xảy ra nhưng mỗi khi Tết đến là xua tan đi hết để cùng nhau vui xuân.

“Thiếu gia kim hoàn chia sẻ về cuộc sống nhung lụa và Tết xưa trong căn dinh thự “ngàn cây vàng” giữa phố cổ Hà Nội - Ảnh 14.

Theo ông Giao, Tết của người Hà Nội xưa là dịp để "đại gia đình đoàn kết", mang nhiều ý nghĩa vô cùng thiêng liêng

Sinh ra trong gia đình giàu có, Tết xưa của ông Giao không phải suy nghĩ, lo lắng quá nhiều thứ. Khác với các vùng thôn quê nghèo khó, người Hà Nội xưa không hỏi nhau "ăn Tết có to không?" hay "Tết đã đến nhà chưa?". Thay vào đó, mọi người chỉ gửi nhau những câu chào, lời chúc cho một năm mới may mắn, thành công.

Ngoài bánh trưng, câu đối đỏ là những thứ không thể thiếu ngày Tết thì các món ăn như cá chép kho, chè khô, bóng mỳ, canh măng tây nhập từ Pháp.. là những món mà gia đình ông Giao hay giới thượng lưu ngày ấy không thể thiếu.

Quan trọng nhất dịp Tết của người Hà Nội xưa là mâm cơm cuối năm, đêm giao thừa. Nhiều gia đình sẽ dành trọn vẹn một ngày cuối năm để chuẩn bị cho mâm cơm giao thừa chu đáo, đủ đầy nhất.

Trí thức trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Trương Ngọc Ánh: Đại gia giàu nhất nhì showbiz Việt nhưng vẫn luôn "cần một bờ vai để được chở che"

Nổi tiếng với những vai diễn ấn tượng và một sự nghiệp kinh doanh thành công đáng ngưỡng mộ, Trương Ngọc Ánh được mệnh danh là "người giàu ngầm nhất nhì showbiz Việt. Tuy nhiên, ở tuổi 45 cô vẫn đang tìm kiếm một bờ vai để có thể dựa vào.

Đường hoa Nguyễn Huệ nhận "cơn mưa lời khen" với lối thiết kế độc đáo

Người dân TP. Hồ Chí Minh đang dành sự quan tâm lớn đối với lối kiến trúc độc đáo và vô cùng ý nghĩa của Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu 2021.

Di nguyện cuối cùng của NSND Hoàng Dũng

Theo nghệ sĩ Công Lý, di nguyện cuối cùng của NSND Hoàng Dũng là tang lễ của ông được tổ chức một cách ấm cúng, giản dị, không ồn ào, không bi lụy.

Chuyện tình yêu của Tóc Tiên - Hoàng Touliver: Không ngôn tình, kín tiếng giữa showbiz thị phi nhưng sự nghiệp thăng hoa

Năm 2020 với cặp đôi Tóc Tiên - Hoàng Touliver là một năm thăng hoa trong cả sự nghiệp và chuyện tình cảm khi cả hai vừa liên tiếp để lại những dấu ấn trong làng giải trí Việt vừa kết thúc chuyện tình hơn 4 năm bằng một đám cưới ngọt ngào, ấm áp.

Hoa hậu Chuyển giới Trân Đài: "Được làm con gái, có chết cũng mãn nguyện"

Lúc lên bàn mổ, mình sợ hãi nhưng tự trấn an bản thân rằng đây là cái giá để trở thành con gái. Giây phút ấy tôi nghĩ nếu có chết trên bàn mổ cũng sẽ chấp nhận", Hoa hậu Chuyển giới Trân Đài nói.

"Đại gia" Hà Anh Tuấn: Cứ có liveshow là cháy vé, cực đông fan nữ nhưng tự nhận "không phải hình mẫu để yêu"

Dù được nhiều người đồn đoán là đại gia ngầm, sở hữu số tài sản khủng nhưng ca sĩ Hà Anh Tuấn vẫn luôn giữ phong cách sống lịch lãm, giản dị. Ở tuổi 36, nam ca sĩ vẫn lẻ bóng dù là hình mẫu đàn ông lý tưởng của đông đảo khán giả nữ.

Tản mạn nhân ngày Lễ Tình nhân

Thần Tình yêu – không dùng khăn bịt mắt như Nữ thần Công lý hay Nữ thần May mắn nhưng lại hay bắn tên lung tung theo tính nghịch ngợm của đứa trẻ hiếu động.

Những vai diễn đáng nhớ của NSND Hoàng Dũng

Các vai diễn của NSND Hoàng Dũng ở trên sân khấu kịch lẫn điện ảnh, truyền hình đều để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.

'Từ bỏ' để thành công

Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Kỹ nghệ phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/04/2024 13:00
Kĩ nghệ phần mềm là bộ môn mà trong đó các kĩ sư tuân theo một qui trình xác định rõ để làm công việc của họ.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Phong cách sống - Minh Hằng - 19/04/2024 12:00
Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

Giải trí - Nguyễn Huy - 19/04/2024 11:00
"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.

4 kiểu người đừng bỏ lỡ, đồng hành với họ, sớm muộn bạn sẽ phát đạt

Suy ngẫm - Ngọc Tú - 19/04/2024 10:00
Đừng bỏ lỡ 4 kiểu người sẽ giúp bạn phát đạt khi họ xuất hiện sau đây.

'Từ bỏ' để thành công

Từ sách - Phim - Thu An - 19/04/2024 09:00
Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Minh đạo nhân sinh - Luôn sẵn sàng chờ đợi và học cách xử lý bất cứ điều gì xảy ra

Từ sách - Phim - Quìn - 19/04/2024 08:00
Chúng ta không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, nhưng chúng ta có một lựa chọn để hành động: tránh xa bức tường sắp đổ, để phản ứng với mệnh của chúng ta và định hình tương lai của chúng ta theo đó.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.

Dung nhan các thí sinh tại cuộc cuộc thi hoa hậu AI chưa từng có trong lịch sử ra sao?

Thư giãn - Băng Băng - 18/04/2024 11:00
Với khả năng của mình, AI sẽ tạo ra một hoa hậu trong trí tưởng tượng như thế nào?

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Văn hóa - Diệu Đan - 18/04/2024 10:00
Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Sát-na này là thiên thu - 15 kỹ năng sinh tồn giúp bạn vượt qua đau khổ (Kỳ 2)

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 18/04/2024 09:00
Khổ đau có thể được ví như trận cuồng phong, địa chấn, cơn sóng thần hay như biển lửa. Sức tàn phá bên trong của nó rất khủng khiếp. Nếu không thể quản lý khổ đau, chúng có thể phá hủy cả cuộc đời bạn và người thương của bạn.

Từ bỏ - Chúng ta thích ảo tưởng về sự tiến triển hơn là từ bỏ khi thất bại

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 18/04/2024 08:00
Trong nhiều tình huống, khi gặp một trở ngại khó giải quyết, mọi người thường có xu hướng chuyển sang một hành động dễ dàng khác và nghĩ rằng mình đang tiến triển, dù sự thật là chúng ta đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho những nỗ lực vô ích.

Người quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/04/2024 12:00
Tôi có một người bạn vừa được đề bạt làm người quản lí dự án phần mềm. Anh ấy sung sướng bởi vì sau nhiều năm làm người lập trình, cuối cùng anh ấy cũng đạt được chức vụ mà anh ấy hằng mong muốn.

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Kỹ năng - Cẩm Bình - 17/04/2024 11:00
Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.

Những câu nói ‘để đời’ của CEO Apple Tim Cook: Nhiều khi trong cuộc sống, thà dựa vào trực giác!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/04/2024 10:00
Nhiều khi trong cuộc sống, việc dựa vào trực giác sẽ phù hợp hơn. Điều thú vị là tôi thấy rằng trực giác đóng vai trò quan trọng khi đưa ra những quyết định quan trọng nhất", năm 2010, Tim Cook có bài phát biểu tốt nghiệp tại Đại học Auburn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 19/04/2024