Nhớ đò ngang Long Kiểng

Từ Kế Tường15/10/2021 20:00
Nhớ đò ngang Long Kiểng

Dự án cầu Long Kiểng tại huyện Nhà Bè, vốn đầu tư 557 tỉ đồng đã dừng thi công từ tháng 12.2019 do mặt bằng chưa được bàn giao. Nhìn dự án dở dang, bâng khuâng nhớ lại thời vẫn còn con đò bến Long Kiểng.

Người Sài Gòn gọi cách đơn giản về một nhánh sông Sài Gòn ngay ngã ba Tân Thuận cắt quận 4 và quận 7 thành hai bờ, xuôi theo bên này đường Tôn Thất Thuyết và bên kia đường Trần Xuân Soạn, là sông Tân Thuận. Con sông không rộng, cũng không sâu nhưng lại là đầu mối giao thương đường thủy khá quan trọng cho các loại xuồng, ghe, tàu nhỏ xuôi ngược từ thành phố về, và các tỉnh miền Tây lên. Trên mặt sông, dù nước lớn hay ròng, cảnh xuồng ghe xuôi ngược luôn tấp nập, hàng hóa thường thấy chất đầy trên khoang là nông sản, mà nhiều nhất là các loại trái cây miệt vườn.

Sông Tân Thuận còn gọi là Kênh Tẻ xuôi sâu vào miệt Chợ Lớn quận 5, cầu Rạch Ông, cầu chữ Y… quận 6, quận 8… ngoài những cây cầu nối hai bờ còn gắn liền với những sự kiện lịch sử về những vùng đất, những con người mang tính cách đặc trưng của Sài Gòn và Nam Bộ, còn rất nhiều bến đò ngang đưa rước khách qua sông hình thành theo thời gian và những sự kiện lịch sử với cột mốc 300 năm, tạo thành nhịp điệu cuộc sống và nhịp đập của trái tim thành phố.

Và ở gần ngã ba đường Tôn Đản - Tôn Thất Thuyết phía quận 4 với ngã ba Trần Xuân Soạn - đường đi Rạch Đỉa bên những vùng quận 7, vùng Phú Xuân huyện Nhà Bè, ngã ba Long Kiểng sau mọi thăng trầm, những cuộc bể dâu vẫn còn hình bóng một bến đò ngang lấy tên là bến đó ngang Long Kiểng nối quận 4 và quận 7. Chiếc đò ngang chạy máy đuôi tôm xưa cũ giống như tuổi đời của một bến đò trên sông nước Sài Gòn.

Tôi không phải dân cố cựu quận 7, mà ở quận 4. Nhưng năm 1963, thảm họa cháy nhà ở khu vực Khánh Hội quận 4 khiến người dân nghèo của vùng đất Khánh Hội phải di dời về khu tái định cư Tân Quy Đông quận 7 (thời đó gọi chung là Nhà Bè) nhận đất, tự cất lại nhà sinh sống và làm dân quận 7 Nhà Bè, trong đó có gia đình tôi. Thuở ấy tôi mới học lớp đệ ngũ (lớp 8 bây giờ) trường Nguyễn Văn Khuê nằm trên đường Nguyễn Thái Học quận 1, đi học bằng xe đạp.

Khu tái định cư Tân Quý Đông lúc mới hình thành toàn đồng ruộng vùng trũng, chính quyền dùng xáng cạp đào một con kênh xuyên ngang vùng đất ruộng này thổi bùn lên lấp cả một cánh đồng rồi chia nền cho người tái định cư cất nhà. Hồi ấy tôi đi học vai vác chiếc xe đạp, quần dài cởi ra quấn cổ, tay cầm cây gậy xăm hai bên dò đường bởi xung quanh là bùn lầy, giữa là bờ đê, nếu đi trật bờ đê là tụt xuống bùn lầy tới cổ.

Khi ra tới con lộ trải đá đỏ lởm chởm, tôi và những đứa trẻ con học trò của khu tái định cư tìm những vũng nước đọng rửa chân, mặc quần dài vào rồi đạp xe lên bến đò Long Kiểng. Bến đò chỉ có 2 chiếc xuôi ngược đưa rước khách mà số lượng người qua sông rất đông nên lúc nào cũng phải chờ, thường phải mất từ 20 phút đến nửa tiếng đồng hồ, người và xe đạp mới qua được. Xuống đò ngang phải chia nhau ngồi hai bên thành đò để giữ thăng bằng, tay luôn vịn chặt chiếc xe đạp. Tài công lái đò, vừa là chủ đò chủ bến, là một người đàn ông lớn tuổi, dáng gầy tong, vẻ bệnh hoạn, luôn ho khụ khụ cả những hôm không trái gió trở trời. Hôm nào được đi trên chiếc đò do con trai ông lái, khách nhẹ thở hơn vì anh ta là một thanh niên lực lưỡng, điều khiển đò như làm xiếc, qua sông rất nhanh và không phải đứng tim vì hồi hộp sợ thảm họa chìm đò.        

Tôi chỉ ở khu tái định cư Tân Quy Đông quận 7, Nhà Bè trong 2 năm rồi về Thị Nghè quận Bình Thạnh ở nhà thuê trọ học. Trải qua bao thăng trầm. Sau năm 1975 khi công tác nơi quận 4, thỉnh thoảng tôi cũng đi xe đạp về thăm ba tôi và đều phải qua bến đò Long Kiểng. Vẫn chiếc đò ngang chạy máy đuôi tôm xưa cũ như thời tôi còn đi học, nhưng người điều khiển đò bây giờ là hai anh em con ông chủ bến.

Người anh trai tuổi trung niên, không còn lực lưỡng như xưa và cô em gái thu tiền đò ngày nào giờ đã là một phụ nữ đẫy đà, da rám nắng. Cô điều khiển đò từ bên này quận 4 sang quận 7, chân đá lái, tay xê dịch chiếc máy đuôi tôm cho chiếc đò khẳm đầy khách và xe đạp rẽ sóng vượt sông Tân Thuận. Không biết cô ấy có còn nhận ra tôi hay đã quên anh học trò ốm yếu, mang kính cận thỉnh thoảng vẫn thiếu tiền đò ngang bằng một nụ cười lúng túng.        

Gần đây tôi lại có thêm mấy dịp về thăm các em tôi bên khu nhà tái cư nhưng không đi bằng đò ngang bến Long Kiểng mà đi bằng cầu mới Tân Thuận rất rộng. Ngoài cầu Tân Thuận còn mấy cây cầu nữa qua quận 7 rất hiện đại, nhưng dù đi bằng đường nào, muốn về khu nhà xưa tôi ở cũng phải tới ngã ba Long Kiểng. Không một lần nào tôi không khỏi bồi hồi xúc động khi nhìn bến đò ngang Long Kiểng tuy không còn hoạt động nữa nhưng vẫn còn một lối đi từ mép đường Tôn Thất Thuyết xuống bến như cách đây mấy chục năm. Nhưng lối đi này đang được mở rộng cho dự án xây cầu Long Kiểng. Đứng ở đây, nhìn bao quát khu vực bến đò xưa, tôi bồi hồi nhớ lại hình ảnh tuổi thơ mình đã một thời in dấu chân chỗ bến đò xưa chỉ còn trong ký ức.

Trên sông Tân Thuận giờ tên thường gọi là Kênh Tẻ có rất nhiều cây cầu mới xây rộng lớn và hiện đại để phục vụ người dân thành phố qua sông bằng xe máy, xe ô tô, trong đó có cầu Kênh Tẻ, và cầu Long Kiểng tương lai. Một phần Nhà Bè bây giờ là Q.7, nhiều lần tôi đi qua đây thấy Q.7 phát triển không ngừng, những con đường đất đỏ ngày xưa bây giờ không còn nhận ra vì đã được trải nhựa, chạy qua những khu phố, nhà cao tầng trên đất ngày xưa chỉ toàn đồng ruộng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

NTK nổi tiếng Diego Chula đột ngột qua đời ở Việt Nam, hưởng thọ 49 tuổi

Sự ra đi đường đột của Diego Chula - NTK có rất nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Thảm gạch mosaic của thương xá Tax bây giờ ra sao?

Đã 5 năm sau khi thương xá Tax phải dỡ bỏ, những người yêu di sản của thành phố đang mong đợi thảm gạch mosaic tuyệt đẹp và cầu thang lộng lẫy của tòa nhà này sớm được hồi sinh trong một ngôi nhà mới.

Họa sĩ trẻ tái hiện những ngày chống dịch ở TPHCM lên bìa carton

Trong những ngày giãn cách, họa sĩ Nguyễn Việt Cường đã tái hiện những câu chuyện, khoảnh khắc bình dị mà ấm lòng của Sài Gòn trong những ngày chống chọi với đại dịch lên thùng bìa carton.

Nhà văn Trương Đạm Thủy qua đời vì COVID-19

Ông mất tại Bệnh viện dã chiến quận Tân Bình, TP.HCM sau 5 ngày nhập viện điều trị COVID-19, hưởng thọ 81 tuổi.

Phố đồ cổ Lê Công Kiều - Một góc chợ xưa cho người hoài cổ

Nằm ở khu tam giác gần chợ Bến Thành, đối diện với “nhà thương Chú Hỏa” ngay trung tâm Q.1 có một con đường nhỏ chỉ dài khoảng hơn 200m, nổi tiếng từ trước năm 1975 là khu phố bán đồ cổ Lê Công Kiều.

Thảm gạch Mosaic thương xá Tax vẫn còn lại với nhân gian

Bên dưới thảm gạch Mosaic thương xá Tax là một "dòng sông men lam" lặng lẽ ẩn chứa nhiều điều phải học từ bờ này qua bến khác.

TP.HCM: Hợp nhất hai NXB Tổng hợp và Văn hóa - Văn nghệ

Theo đó, hai nhà xuất bản (NXB) sẽ hợp nhất thành NXB Tổng hợp TP.HCM, trực thuộc Thành ủy TP.HCM, Ban tuyên giáo Thành ủy là đơn vị chủ quản.

Bức ảnh phụ nữ Huế có trong Ảnh đẹp du lịch của National Geographic Traveller

Những bức ảnh đẹp nhất của cuộc thi Ảnh đẹp du lịch do National Geographic Traveller tổ chức đã khơi dậy cảm hứng cho biết bao người đam mê xê dịch nhưng phải “bó giò” sau 2 năm đại dịch, trong đó có 1 bức ảnh về phụ nữ Huế ở Việt Nam.

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025