Nhảy việc làm

GS John Vu04/03/2023 11:00
Nhảy việc làm

Thuật ngữ “người nhảy việc” được áp dụng cho những người thường xuyên đổi việc làm trong nghề của họ.

Vì thiếu hụt người có kĩ năng trong công nghệ thông tin (CNTT), lương của những công nhân này đang tăng lên nhanh chóng, điều dẫn tới vấn đề khác: Công nhân đổi việc làm thường xuyên để kiếm tối đa lợi ích. Một người lập trình giải thích: “Nếu tôi ở lại một công ti, tôi có thể được tăng lương 5% hàng năm nhưng nếu tôi đổi việc làm, tôi có thể dễ dàng kiến được 10% hay có thể 15% cho nên không có lí do ở lại một chỗ trong hơn một năm.”

Các cuộc điều tra công nghiệp phần mềm thấy rằng công nhân trẻ trong độ tuổi hai mươi chuyển việc làm cứ mỗi mười tám tháng; trong khi ở độ tuổi ba mươi, đổi việc làm cứ sau hai năm rưỡi nhưng một khi họ đạt tới độ tuổi ba mươi hay bốn mươi, phần lớn ưa thích ở lại hay ít chuyển việc làm hơn.

Công nghiệp này để ý rằng điều này đưa ra vấn đề và phản ứng nhanh chóng, khi người quản lí thuê người kiểm các bản lí lịch, điều đầu tiên họ nhìn vào là lịch sử nghề nghiệp của người xin. Bằng việc nhìn vào điều này, họ có thể xác định liệu người xin có là “người nhảy việc” hay không. Ngày nay phần lớn các công ti không đọc đơn xin mà dùng hệ thống tự động quét qua hàng nghìn đơn xin để nhận diện người xin có đủ phẩm chất cho phỏng vấn. Những hệ thống này bây giờ được lập trình để loại đi những người xin ở lại một việc làm ít hơn 3 năm.

Một người quản lí thuê người giải thích: “Chúng tôi cố gắng không cho phép bất kì người nhảy việc nào qua được qui trình thuê người của chúng tôi. Phần lớn những người nhảy việc chỉ chạy theo tiền, không có ý định xây dựng nghề nghiệp dài hạn. Nhiều người chỉ có kĩ năng cơ bản nhưng thường phóng đại về kĩ năng của họ để được vị trí tốt hơn và họ thường ra đi trước khi công ti để ý tới nhược điểm của họ.” Người quản lí khác nói thêm: “Chúng tôi phải chi nhiều tiền trong việc thuê và đào tạo họ cho việc của chúng tôi rồi sau khi đào tạo họ làm việc vài tháng rồi bỏ ra đi kiếm chỗ tốt hơn ở đâu đó. Không ai sẽ thuê người nhảy việc như vậy, người tận dụng ưu thế của đào tạo rồi bỏ việc làm. Qui tắc ngày nay là nếu bạn không làm việc trong hơn ba năm ở một chỗ, chúng tôi không thuê bạn.”

Tuy nhiên mọi công ti đều cần công nhân CNTT và nếu họ chuyển việc làm, công ti vẫn phải dành nhiều tiền hơn để thuê và đào tạo công nhân mới. Nhưng nếu công ti nâng lương để giữ họ ở lại thì điều đó lại tốn kém cho doanh nghiệp, và một số người sẽ ở lại thêm một chốc rồi đằng nào cũng chuyển việc làm. Một giải pháp tốt hơn cho công ti là nhận ra rằng KHÔNG PHẢI TẤT CẢ các công nhân đều tham; một số người muốn xây dựng nghề nghiệp dài hạn và để giữ họ, công ti phải hội tụ vào con đường nghề nghiệp của họ. Người quản lí phải cho họ công việc thách thức điều tôn cao trách nhiệm của họ và cung cấp cho họ đào tạo phụ để cho họ có thể học những điều mới để xây dựng kĩ năng của họ.

Nếu công nhân có thể thăng tiến vào vị trí tốt hơn và con đường nghề nghiệp của họ được xác định rõ ràng dựa trên tri thức và hiệu năng của họ, họ sẽ không chuyển việc làm. Phần lớn các công nhân CNTT đều muốn tham dự vào việc làm quyết định nào đó và tăng trưởng nghề nghiệp của họ thay vì lương. Được thăng cấp có nhiều trách nhiệm hơn cũng giúp thu được sự trung thành của họ và động viên họ phát triển tri thức và kĩ năng tốt hơn cho những phân công nhiệm vụ có tính thách thức trong tương lai.

Ngày nay nhiều công ti không dành đủ tiền vào đào tạo vì họ sợ rằng sau khi đào tạo công nhân sẽ bỏ đi. Họ không hiểu rằng không ai sẽ bỏ đi nếu họ thấy con đường nghề nghiệp rõ ràng và thăng tiến bên trong công ti hiện thời. Không người phát triển nào sẽ bỏ đi nếu họ biết rằng họ sẽ được trao cho nhiều trách nhiệm hơn trong công việc của họ và có thể được thăng cấp sang vị trí quản lí dự án nếu họ thực hiện tốt.

Không người quản lí dự án nào sẽ bỏ đi nếu họ biết rằng họ sẽ được trao nhiều trách nhiệm hơn trong công việc của họ và có thể sang vị trí người quản lí sản phẩm nếu họ thực hiện tốt. Không người quản lí sản phẩm nào sẽ bỏ đi nếu họ biết rằng họ sẽ được cho nhiều trách nhiệm hơn trong công việc của họ và có thể có được vị trí người quản lí cấp cao hay vị trí giám đốc. Chừng nào mà việc đào tạo đúng còn được cung cấp và con đường nghề nghiệp rõ ràng được thiết lập cho mọi công nhâm, công ti có thể tránh được vấn đề “việc nhảy việc” này và thịnh vượng trong thị trường cạnh tranh này.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Chảy não

Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.
2

Thái độ xấu

Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.
3

Nghề phần mềm

Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:
4

Quản lý dự án

Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Công nghệ mới, kĩ năng mới và nhu cầu mới

Công nghệ bao giờ cũng thay đổi và với bất kì thay đổi nào, kĩ năng cũng thay đổi.

Viễn kiến cho tương lai

Giám đốc điều hành (CEO) của Sony Kazuo Hirai thừa nhận với lí do chính khiến nó mất thị phần là vì nó đã không đáp ứng đủ nhanh với các điều kiện thị trường thay đổi.

Biết khách hàng muốn gì

Với toàn cầu hoá, thế giới bây giờ được kết nối bởi công nghệ thông tin và với việc gia tăng nhanh chóng của các thiết bị di động, những công ti có thể thu thập và phân tích các dữ liệu này sẽ thấy nhiều thông tin hữu ích cho họ ưu thế cạnh tranh.

Phát triển ứng dụng di động

Một sinh viên khoa học máy tính năm thứ ba viết cho tôi: “Em còn một năm nữa trước khi tốt nghiệp nhưng em lo lắng vì có nhiều người tốt nghiệp đại học mà không có việc làm ở nước em."

Giáo dục STEM

Có quan niệm sai trong các sinh viên rằng các môn như Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là khó, trừu tượng, phức tạp và nên tránh vì không có nhu cầu học chúng.

Lập trình trong Big data

Một sinh viên viết: “Vì Big data có nhu cầu cao trong mọi ngành công nghiệp, em cần kĩ năng lập trình nào để làm việc trong khu vực này? Xin thầy giúp.”

Cách tiếp cận Thác đổ và Agile

Một sinh viên viết cho tôi: “Ngày nay nhiều công ti đang dùng cách tiếp cận Agile, tại sao chúng em cần học về vòng đời Thác đổ vì nó không còn tác dụng? Các trường có thể dạy Agile thay thế không? Xin thầy bình luận.”

Người quản lý mới

Khi các công ti thành công trong một kinh doanh, họ bành trướng sang kinh doanh khác dùng vốn lớn của họ, thương hiệu nổi tiếng, và tri thức chuyên gia về quản lí.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Suy ngẫm - Băng Băng - 23/07/2025 10:00
Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 23/07/2025 09:00
Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Triết lý sống giúp hàng triệu người vươn lên từ con số 0

Từ sách - Phim - Quìn - 23/07/2025 08:00
Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Thậm chí người từng bị gắn mác "vô dụng" vẫn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách hay, làm điều gì đó mới mẻ và thay đổi cuộc đời họ bắt đầu từ hôm nay.

Quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/07/2025 13:00
Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/07/2025 11:00
Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.

“Tâm sự với AI” sau sa thải: Lời khuyên sốc từ lãnh đạo Microsoft

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 22/07/2025 10:00
Microsoft vừa mới sa thải thêm 9.000 nhân sự, nhưng lời khuyên “tâm sự với AI” mới là thứ khiến dư luận dậy sóng, hé lộ khủng hoảng thấu cảm giữa thời đại AI.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 22/07/2025 09:00
Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

"Cô gái váy hoa" gây sốt MXH Trung Quốc vì lý do cực mới mẻ

Phong cách sống - Thanh Huyền - 22/07/2025 08:00
Một cô gái bình thường đã trở thành "nữ anh hùng" trong mắt netizen sau khi có một quyết định gây chú ý.

Chảy não

Blog GS John VU - GS John Vu - 21/07/2025 13:00
Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Kỹ năng - Lê Tỉnh - 21/07/2025 12:00
Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Thư giãn - Nguyễn Phượng - 21/07/2025 11:00
Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 23/07/2025