Viễn kiến cho tương lai

GS John Vu02/03/2023 11:00
Viễn kiến cho tương lai

Giám đốc điều hành (CEO) của Sony Kazuo Hirai thừa nhận với lí do chính khiến nó mất thị phần là vì nó đã không đáp ứng đủ nhanh với các điều kiện thị trường thay đổi.

Trong hơn 25 năm, công nghiệp điện tử Nhật Bản đã chi phối thị trường toàn cầu với các thương hiệu như Sony, Panasonic, JVC, Hitachi v.v. Nhưng trong tám năm qua, tất cả những công ti này đều mất tiền và thậm chí có thể đi ra khỏi kinh doanh. Tuần trước, Giám đốc điều hành (CEO) của Sony Kazuo Hirai thừa nhận với nhiều báo chí Nhật Bản rằng lí do chính nó đang mất tiền và thị phần là vì nó đã không đáp ứng đủ nhanh với các điều kiện thị trường thay đổi.

Trong nhiều năm, Sony là thương hiệu và biểu tượng nổi tiếng nhất của thành công của Nhật Bản nhưng thất bại hiện thời của nó đã dẫn tới thay đổi chính trong công nghiệp của người Nhật Bản. Ông Hirai giải thích: “Chúng tôi sẽ cải tổ cấu trúc chính với viễn kiến mới và chiến lược mới. Và kinh doanh tương lai của chúng tôi sẽ hội tụ vào dịch vụ tính toán mây, thiết bị đeo được, giải trí, và tài chính.”

Mặc dầu ông ấy đã không nhắc tới kinh doanh ti vi của nó nhưng điều hiển nhiên là có thời công ti đã là người lãnh đạo trong thị trường ti vi, Sony nay đã mất thị trường đó vào tay Samsung. Sony cũng đang ra khỏi thị trường máy tính và dừng làm các máy PC Vaio của nó. Một nhà phân tích công nghiệp viết: “Thị trường phần cứng bị bão hoà và mất tiền, tương lai là trong phần mềm với app di động, big data và tính toán mây. Vấn đề là những người quản lí hàng đầu ở Nhật Bản tất cả đều xuất thân từ kinh doanh phần cứng, họ đã thành công và đi lên các vị trí lãnh đạo và tư duy của họ là từ “phần cứng của quá khứ” và không thể nghĩ được tới tương lai trong thị trường cạnh tranh này.

Điều được mong đợi là với chiều hướng mới, phần lớn những người quản lí hàng đầu sẽ được thay thế bởi những người quản lí trẻ hơn, năng nổ hơn với nền tảng phần mềm và nhiều công ti đang ra khỏi kinh doanh phần cứng và chuyển vào trong các khu vực phần mềm với tính toán mây và di động là ưu tiên hàng đầu của họ.”

Một nhà phân tích công nghiệp khác viết: “Khi công nghệ thay đổi, “văn hoá công ti” cũng phải thay đổi. Văn hoá công ti là tư duy và nguyên lí rằng mọi người làm việc trong chia sẻ công ti. Khi văn hoá công ti thay đổi, những người không thể thay đổi được sẽ bị loại bỏ kể cả người quản lí và công nhân. Ngày nay chúng ta đang kinh qua những thay đổi công nghệ và văn hoá trong mọi công ti, điều đó là tuỳ ở mọi người học cách thay đổi cùng nó và họ phải thay đổi nhanh chóng vì không ai có thể đứng yên hay đi lùi lại quá khứ.

Thách thức là để hiểu về các công nghệ đang nổi lên và cách chúng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, công việc của họ, việc làm của họ, và xã hội. Về căn bản, mọi người cần biết tương lai sẽ giống như cái gì để cho họ có thể điều chỉnh theo nó nhưng điều đó yêu cầu tri thức công nghệ nào đó mà phần lớn mọi người không có.”

Nhật Bản không phải là nước duy nhất chịu đựng những thay đổi công nghệ. Trên khắp thế giới, các nước đang vật lộn để bắt kịp với thay đổi, nhiều công ti lớn đang đóng kinh doanh, sa thải công nhân, làm tăng thất nghiệp và tàn phá nền kinh tế. Ngay cả Mĩ với nền kinh tế mạnh cũng đang vật lộn nữa. Trong hai mươi năm qua, trên 800 công ti lớn của Mĩ đã nộp đơn xin phá sản, hàng triệu người mất việc làm của họ và thay đổi này vẫn còn chưa đầy đủ. Người ta mong đợi rằng các công ti lớn hơn sẽ đóng cửa sớm.

Một nhà phân tích Phố Wall viết: Trong quá khứ, các công ti Mĩ lớn kéo dài ít nhất 65 tới 120 năm nhưng gần đây nhiều công ti chỉ có thể kéo dài quãng 10 tới 25 năm vì công nghệ thay đổi nhanh thế. Khó thay đổi khi người quản lí cấp cao, người đã từng thành công trong quá khứ không thể lãnh đạo được công ti hướng tới tương lai. Khi công ti đã được thiết lập bắt đầu thất bại; nhiều công ti mới và năng nổ được thành lập và thâu tóm thị trường. Khi các công ti phần cứng như DEC, Wang, IBM, và Data General thất bại, chính Microsoft, Apple, Lotus, và Adobe tiếp quản. Khi Microsoft không còn là lực chi phối, Google, Apple và Facebook thâu tóm thị trường.

Nhiều nhà kinh tế tin rằng trong thời thay đổi nhanh này, giải pháp tốt nhất là chuẩn bị nhiều công ti khởi nghiệp với những người tri thức, người có ý tưởng mới, tri thức mới, và kĩ năng mới trong công nghệ để lãnh đạo thay đổi và các nước có nhiều công ti khởi nghiệp, nhiều người có kĩ năng công nghệ sẽ là kẻ thắng.

Trong nhiều năm, nhà kinh tế học và xã hội học tin rằng thay đổi công nghệ tăng lên dần dần nơi nó có thể cải tiến các doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội bằng việc gia tăng các giá trị mới qua thời gian. Chẳng hạn, ô ô thay thế xe ngựa kéo hay máy bay thay thế tầu hoả. Tuy nhiên ngày nay họ bắt đầu nhận ra rằng công nghệ thông tin là một kiểu thay đổi khác nơi thay vì tăng dần, nó làm ngắt quãng và thay đổi một cách triệt để mọi thứ gần như tức khắc. Chẳng hạn, Internet đã hoàn toàn thay đổi kinh doanh toàn thế giới và điện thoại di động đã làm biến đổi nhiều thứ mà không ai thậm chí có thể nghĩ được nó là có thể chỉ mới vài năm trước.

Vấn đề là kiểu thay đổi này xảy ra nhanh chóng thế được dẫn lái bởi khả năng phát kiến và sáng tạo. Và khả năng này chỉ tới từ những người có tri thức người hiểu công nghệ đủ vững để thực hiện nó dựa trên viễn kiến của họ về điều tương lai sẽ là gì. Nói cách khác, nó yêu cầu một kiểu tư duy mới, viễn kiến mới để lãnh đạo và quản lí những thay đổi do công nghệ dẫn lái này.

Đó là lí do tại sao trong nhiều năm qua, nhiều nước đã thất bại không điều chỉnh được chính sách kinh tế của họ đủ nhanh để thích ứng với thay đổi công nghệ vì họ quen giải quyết với những thay đổi tăng dần qua các kế hoạch kinh tế nào đó đã có tại chỗ. Họ không thể thay đổi nhanh được vì điều đó yêu cầu viễn kiến và chiến lược mới dựa trên tri thức sâu sắc về công nghệ, điều nhiều người lãnh đạo không có. Mọi người sẽ thay đổi khi họ biết kết quả là gì, kinh doanh của họ sẽ trông như thế nào.

Nói cách khác, cái gì sẽ xảy ra cho họ và làm sao họ có thể được lợi từ nó. Không có hiểu biết, mọi người sẽ làm điều họ nghĩ là tốt nhất vào khoảnh khắc đó và điều đó có thể không phải là giải pháp tốt nhất. Đó là lí do tại sao trong nhiều năm, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu đã vật lộn để đối phó với thay đổi mà không có giải pháp rõ ràng khi nhiều công ti mất tiền và nhiều người mất việc làm.

Một nhà phân tích viết: “Cho dù mọi người có ý định tốt; tăng trưởng kinh tế vẫn bị tù đọng vì mọi công ti đang làm việc theo giải pháp riêng của họ và cố gắng sống còn. Không có viễn kiến và chiến lược được xác định rõ ràng vì phần lớn những người quản lí chỉ có thể quyết định được dựa trên kinh nghiệm riêng của họ, điều là quá khứ và không có khả năng nhìn xa vào tương lai.”

Khi kinh doanh kém, xu hướng của phần lớn những người lãnh đạo là hội tụ và việc sửa vấn đề, dừng mọi thứ để giảm chi phí và tiết kiệm tiền. Chọn lựa về việc giải quyết vấn đề trước mắt có thể không phải là vào mối quan tâm dài hạn của nó vì kiểu giải pháp này xói mòn niềm tin trong các công nhân, điều làm phủ định ích lợi doanh nghiệp.

Viễn kiến mới được cần để tạo ra sự hội tụ và bằng việc giữ viễn kiến rõ ràng hướng tới tương lai, công nhân và cấp quản lí có thể hội tụ vào việc phát sinh ý tưởng mới, sản phẩm mới, qui trình mới cho tương lai và thấy ra những khả năng mới. Về căn bản một viễn kiến mới đặt ra phong thái của thành công vì nó là cái gì đó để đạt tới. Nó tạo ra hi vọng và đặt ra mong đợi gây hứng khởi và động viên.

Yếu tố then chốt là trao đổi nó một cách đam mê với mọi người để thay đổi văn hoá công ti và đó là điều  giám đốc điều hành của Sony đang làm. Ông ấy đặt ra chiều hướng mới bằng việc tái tổ chức công ti, thay thế người quản lí cũ bằng người trẻ hơn và đẩy tới một viễn kiến mới: “Hội tụ vào phần mềm như Tính toán mây, Giải trí và Tài chính v.v.” và đóng kinh doanh phần cứng không sinh lời.

Một viễn kiến tương tự cũng được Giám đốc điều hành của Microsoft Nadella phát biểu: “Mây thứ nhất, Di động thứ nhất” nơi hội tụ mới sẽ là vào dịch vụ và di động. Bằng việc thiết lập viễn kiến mới, những người lãnh đạo này đang làm một phát biểu nói rằng, “Đây là điều thành công sẽ giống cái gì và cách chúng ta sẽ đạt tới nó.” Và nó sẽ hướng dẫn công ti hướng tới thành tựu của nó, và giữ cho hoạt động doanh nghiệp tăng trưởng thay vì sút giảm.

Xu hướng hiện thời là rõ ràng: “Phần cứng đã qua rồi và tương lai là trong Phần mềm như dịch vụ” nhưng bao nhiêu công ti và đại học nhận biết đầy đủ về xu hướng này và thay đổi kinh doanh của họ và chương trình đào tạo? Câu hỏi của tôi là bao nhiêu sinh viên sẽ tiếp tục học về phần cứng máy tính cá nhân khi họ đáng ra cần học về thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại thông minh? Bao nhiêu sinh viên sẽ tiếp tục học về quản lí hệ thông tin trong nội bộ khi họ đáng ra nên học về quản lí tính toán mây? Bao nhiêu sinh viên sẽ có tri thức và kĩ năng về cái gì đó đang có nhu cầu cao bởi công nghiệp và thị trường việc làm?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Học công nghệ: Cảnh quan của sinh viên

Jenifer là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm ngoái và hiện thời làm việc tại Cisco. Cô ấy đã viết cho tôi và muốn chia sẻ kinh nghiệm của cô ấy với các sinh viên khác:
2

Dạy Khoa học và Công nghệ

Kinh tế toàn cầu bây giờ được dẫn lái chủ yếu bằng khoa học và công nghệ.
3

Big data và quan hệ khách hàng

Ngày nay người mua hàng trực tuyến nên không có mối quan hệ giữa khách hàng và người chủ cửa hàng. Do đó, khách hàng có thể mua các thứ ở bất kì chỗ nào họ muốn vì không có sự trung thành với bất kì cửa hàng nào.
4

Đối thoại với người quản lý thuê người – Phần 1

Sinh viên thường nói với tôi rằng họ không biết tại sao họ đã không được thuê mặc dầu họ đã làm tốt trong phỏng vấn việc làm.
5

Cơ hội phát triển Web

Một sinh viên Khoa học máy tính năm thứ ba viết cho tôi: “Em thích làm việc như người phát triển Web, loại kĩ năng nào em cần để làm tốt trong nghề này?” Nếu em muốn làm việc trong công ti nước ngoài, em cần có kĩ năng nào? Xin thầy giúp.”

Biết khách hàng muốn gì

Với toàn cầu hoá, thế giới bây giờ được kết nối bởi công nghệ thông tin và với việc gia tăng nhanh chóng của các thiết bị di động, những công ti có thể thu thập và phân tích các dữ liệu này sẽ thấy nhiều thông tin hữu ích cho họ ưu thế cạnh tranh.

Phát triển ứng dụng di động

Một sinh viên khoa học máy tính năm thứ ba viết cho tôi: “Em còn một năm nữa trước khi tốt nghiệp nhưng em lo lắng vì có nhiều người tốt nghiệp đại học mà không có việc làm ở nước em."

Giáo dục STEM

Có quan niệm sai trong các sinh viên rằng các môn như Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là khó, trừu tượng, phức tạp và nên tránh vì không có nhu cầu học chúng.

Lập trình trong Big data

Một sinh viên viết: “Vì Big data có nhu cầu cao trong mọi ngành công nghiệp, em cần kĩ năng lập trình nào để làm việc trong khu vực này? Xin thầy giúp.”

Cách tiếp cận Thác đổ và Agile

Một sinh viên viết cho tôi: “Ngày nay nhiều công ti đang dùng cách tiếp cận Agile, tại sao chúng em cần học về vòng đời Thác đổ vì nó không còn tác dụng? Các trường có thể dạy Agile thay thế không? Xin thầy bình luận.”

Người quản lý mới

Khi các công ti thành công trong một kinh doanh, họ bành trướng sang kinh doanh khác dùng vốn lớn của họ, thương hiệu nổi tiếng, và tri thức chuyên gia về quản lí.

Lập kế hoạch tương lai của bạn

Có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở nước em, liệu có lĩnh vực học tập nào đảm bảo rằng người tốt nghiệp sẽ có việc làm không?

Thư gửi học sinh tốt nghiệp trung học

Các bạn học sinh thân mến, Khi các bạn tốt nghiệp trung học, các bạn kết thúc một kiểu giáo dục nhưng một số trong các bạn sẽ bắt đầu một kiểu giáo dục khác: Giáo dục đại học.

Khi bạn bị thất nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/03/2023 11:00
“Em tốt nghiệp năm ngoái nhưng không thể tìm được việc làm."

Không sở hữu 3 thứ này trước tuổi 30, trung niên chắc chắn chật vật

Phong cách sống - Thanh Tâm - 25/03/2023 10:00
Tại thời điểm mới tốt nghiệp, trình độ học vấn là một điểm cộng, nhưng đến khi tuổi cao hơn,  học vấn không còn mang tính quyết định nhiều như trước. Khủng hoảng tuổi trung niên có thể đến với những ai không biết tích lũy những thứ này khi còn trẻ.

Đừng trở nên xấu xa – Big Tech ‘thần thánh’ giữa ‘người trần mắt thịt’

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/03/2023 09:00
World Wide Web giống như một lãnh thổ mới, rộng lớn ngoài sức tưởng tượng, và bất kỳ ai xác lập được trật tự cho nó sẽ có quyền chiếm giữ.

Ping - Giải cứu Vườn Địa đàng: Luôn có hai lối đi, thông qua lựa chọn ta có thể đi đúng hướng hoặc không

Suy ngẫm - Quin - 25/03/2023 08:00
Một tảng đá có thể che khuất tầm nhìn chứ không bao giờ che cả Con đường. Không có nghịch cảnh, khó khăn nào đủ sức mạnh khống chế được ta, trừ khi ta cho phép nó.

Một kĩ thuật 'Học qua Hành' đơn giản

Blog GS John VU - GS John Vu - 24/03/2023 12:00
Một thầy giáo trẻ hỏi tôi: “Sinh viên của tôi toàn người mới với phương pháp “Học qua Hành” và tôi muốn biết nó hiệu quả thế nào khi so sánh với phương pháp truyền thống. Làm sao tôi biết liệu học đang học cái gì với phương pháp mới này? Xin thầy lời khuyên.”

Bài test tiết lộ tính cách, đặc điểm suy nghĩ của bạn - 80% đàn ông và phụ nữ cho kết quả khác nhau

Thư giãn - Dương - 24/03/2023 11:00
Bạn có thực sự hiểu hết bản thân mình không? Cùng tìm hiểu nội tâm bên trong thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

Học cách bao dung với thế giới không hoàn hảo

Suy ngẫm - Hang - 24/03/2023 10:00
"Thay vì lên án người khác, hãy cố hiểu họ. Điều đó có ích và hấp dẫn hơn nhiều thay vì phê phán; và nó sinh ra sự cảm thông, lòng khoan dung và sự tử tế." - Dale Carnegie

Đừng trở nên xấu xa – Big Tech nuôi dưỡng cơn nghiện công nghệ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/03/2023 09:00
Mọi người đều nghiện những thiết bị tiện ích, ứng dụng cũng như Facebook. Nó là phần sức mạnh nguy hiểm nhất của Big Tech: khả năng thao túng suy nghĩ, hành động và cả não bộ của chúng ta.

Thay thái độ đổi cuộc đời - Tôi đọc cuốn sách này để tìm lại chính mình

Từ sách - Phim - Võ Thị Hiền - 24/03/2023 08:00
Một hạt giống nhỏ nếu không tự bung mầm, vươn lên, xuyên qua bao lớp đất đá thì chỉ mãi nằm im lìm trong bóng tối.

Dạy Khoa học và Công nghệ

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/03/2023 11:00
Kinh tế toàn cầu bây giờ được dẫn lái chủ yếu bằng khoa học và công nghệ.

Quy luật thành công đều nằm ở 2% nhưng ít người có gan nghĩ tới

Suy ngẫm - Tae Tae - 23/03/2023 10:00
Nếu bạn tin vào thất bại, bạn sẽ là kẻ thua cuộc. Nếu bạn từ chối thành công, bạn sẽ không thể vươn đến đích. Chỉ khi những gì bạn tin tưởng thực sự thì đó mới là định mệnh của bạn.

Đừng trở nên xấu xa - Làm sao để người dùng và các Big Tech cùng chia sẻ lợi ích tốt hơn?

Từ sách - Phim - TĐ - 23/03/2023 09:00
Đừng trở nên xấu xa của Rana Foroohar là một bản cáo trạng về cách mà các công ty công nghệ lớn nhất hiện nay đang chiếm đoạt dữ liệu, sinh kế, phá vỡ kết cấu xã hội và hủy hoại tâm trí của chúng ta.

Đắc nhân tâm - Cuốn sách thay đổi cuộc đời

Từ sách - Phim - Phạm Ny - 23/03/2023 08:00
Mỗi chúng ta ai cũng có những sở thích riêng và bản thân tôi cũng vậy, tôi đam mê đọc sách. Có rất nhiều quyển sách hay và ý nghĩa, nhưng quyển sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie.

'Búp bê ma' nổi tiếng của Tây Ban Nha lên phim

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 22/03/2023 11:00
Câu chuyện về búp bê ma nổi tiếng của Tây Ban Nha đã chính thức lên phim với cái tựa “Vong hồn rước lễ”.

Đối thoại với người quản lí thuê người – Phần 2

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/03/2023 10:00
Timothy là người quản lí thuê người của một công ti phần mềm lớn, anh ấy giải thích về loại sinh viên mà anh ấy muốn thuê:
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 25/03/2023