Nhạc sĩ Phạm Duy: Người thật thà phức tạp

Nhà thơ Thanh Thảo04/10/2021 11:30
Nhạc sĩ Phạm Duy: Người thật thà phức tạp

Ngày 5.10.2021 là kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy. Tạp chí Một Thế Giới nhân dịp này xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Thanh Thảo về vị nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam.

Xin nói ngay, cái tổ hợp từ “thật thà phức tạp” này là tôi mượn từ nhà thơ Nguyễn Đức Tùng ở Canada. Vậy xin phép anh Tùng cho tôi dùng đỡ tổ hợp từ này, vì tôi thấy nó hay quá.

Hay và hợp với cả cuộc đời Phạm Duy, người mà hôm nay chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Phạm Duy hơn Văn Cao 2 tuổi (Văn Cao sinh năm 1923), nhưng trong đời, hai ông dù ở cách rất xa nhau, vẫn coi nhau là bạn tri kỷ. Văn Cao đã nhiều lần nói những lời rất tốt đẹp về Phạm Duy. Và ngược lại, Phạm Duy luôn công khai ca ngợi Văn Cao là một thiên tài.

Tôi vừa chọn nghe lại mấy bài hát của Phạm Duy sáng tác đã cách nay hơn nửa thế kỷ. Như “Bà mẹ Gio Linh”. Như “Áo anh sứt chỉ đường tà” (phổ thơ Hữu Loan, bài “Màu tím hoa sim”), như “Khối tình Trương Chi (sáng tác tại Huế năm 1946), rồi “Ngày trở về”, “Thuyền viễn xứ”, “Ngậm ngùi” (phổ thơ Huy Cận), hay “Ngày xưa Hoàng Thị” (phổ thơ Phạm Thiên Thư sau năm 1955)… Tôi nghe “Bà mẹ Gio Linh” mà không cầm được nước mắt. Đó là sáng tác của một người nhạc sĩ thật sự thương dân, thực sự yêu nước, dù sau này cuộc đời ông có nhiều khúc rẽ, nhiều lúc “phức tạp” tới đâu. Để cuối cùng, Phạm Duy lại trở về với Tổ quốc mình, sống những năm cuối đời tại Sài Gòn thân thương, và vĩnh biệt trần gian ở ngay thành phố ấy.

Nói tới Phạm Duy là nói tới một nghệ sĩ lớn, một nhạc sĩ lớn. Nhưng con người ấy lại có cuộc sống bình dị đến không ngờ. Khi ông mất, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha khóc ông bằng bài thơ “Một ngọn khói”. Đúng là ngọn khói, thì vừa thực vừa ảo, tụ đó rồi tán đó, nhưng mùa qua mùa, khi người nông dân Nam Bộ đốt đồng, những ngọn khói thơm mùi rơm rạ lại cuộn bay lên tới trời xanh.

Những năm cuối đời, khi về sống tại Sài Gòn, Phạm Duy gặp và chơi thân thiết với một người cháu ruột của thi sĩ Bích Khê. Anh Lê Quốc Ân gọi Bích Khê bằng chú ruột. Anh Ân đam mê văn học nghệ thuật, đam mê ca hát, và là một “fan” chung thủy của âm nhạc Phạm Duy. Chính từ cuộc gặp gỡ và chơi thân mật giữa anh Lê Quốc Ân và Phạm Duy, mà nhạc sĩ đã đọc lại rất kỹ 60 bài thơ Bích Khê, và ông nảy ra ý định phổ nhạc một số bài thơ ấy. Xin trích ở đây một đoạn Phạm Duy viết về cái duyên phổ nhạc Bích Khê, mà anh Lê Quốc Ân vừa gửi cho tôi:

“Tôi phổ thơ của ông (Bích Khê), và đặt tên DỊ KHÚC, chữ Dị ở đây có nghĩa là bình dị. Trong một tháng, January - tức là tháng giêng năm 2010, tôi đã hoàn tất 9 bài, cộng với một bài tôi đã phổ từ năm 1969, tất cả nằm trong một hợp khúc gọi là Dị Khúc Bích Khê. Đó là những bài: Bích Khê Nghê thường, Sầu lãng tử, Huế đa tình, Hoàng hoa, Tranh lõa thể, Một cõi trời, Thi vị, Mơ tiên, Tôi đã chết rồi tiếng nói như châu và Tỳ Bà”.

Phạm Duy đã phân tích từng bài thơ Bích Khê được ông phổ nhạc, tôi đọc rất thú vị, vì Phạm Duy đã chứng tỏ ông am hiểu về thơ, cả cổ điển và hiện đại, và phân tích “đâu ra đó” cả 10 bài thơ Bích Khê. Tôi nhớ, Phạm Duy đã so sánh nghệ thuật “thơ cắt dán” của Bích Khê với nghệ thuật “thơ tưởng tượng” của Hàn Mặc Tử, và đó là một so sánh rất mới lạ khi đọc và nghiên cứu về thơ của hai thiên tài này:

“Trước hết tôi thấy thơ Bích Khê là sự giao lưu giữa thơ cổ và thơ hiện đại, kiến trúc nghệ thuật, âm nhạc và hội họa. Đặc biệt trong lối tạo hình ông đã sử dụng một phương pháp mới là phương pháp cắt dán. Hình ảnh trong thơ Bích khê là sự lắp ghép, còn hình ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử là sự tưởng tượng. Do vậy nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng thật ra rất khác. Thơ Bích Khê mới hơn thơ Hàn Mặc Tử vì Bích Khê tiếp nhận được thêm những kiến thức siêu thực. Cùng trong hoàn cảnh bệnh tật, Bích Khê không cô đơn, tuyệt vọng như thi sĩ họ Hàn nên thơ Bích Khê không đạt được mức đớn đau, tuyệt tác như thơ Hàn Mặc Tử”.

Nhận xét và so sánh về thơ như thế là đạt tới đỉnh của phê bình nghệ thuật. Thời Bích Khê làm thơ, thì nghệ thuật cắt dán trong hội họa có thể chưa ra đời. Nếu vậy, thơ Bích Khê đã đi trước một bước trong sự hòa hợp nghệ thuật, điều mà nhiều nhà thơ ở thế kỷ hai mươi rất ham chuộng, và đã thể hiện với nhiều thành công.

Xem ra, thì đúng là Phạm Duy “phức tạp” thật. Nhưng đây là sự phức tạp trong tâm hồn, trong nhận thức, trong những tiếp biến về nghệ thuật mà những nghệ sĩ lớn thường có. Dù có thể không làm thơ như Văn Cao, nhưng Phạm Duy am hiểu sâu sắc về thơ, điều đó giúp ông rất nhiều trong việc phổ nhạc cho thơ.

Tôi còn nhớ, một người bạn thân của tôi ngày ở Đà Nẵng là cố nhà thơ Vũ Hữu Định. Thơ Vũ Hữu Định hết sức tự do, đậm chất giang hồ nghĩa hiệp, như chính con người anh. Phạm Duy ngày chưa hòa bình (năm 1970) ấy không hề quen biết Vũ Hữu Định, nhưng ông đã chọn đúng một bài thơ kiệt xuất của Vũ Hữu Định để phổ nhạc. Bài thơ của Định có nhan đề “Còn chút gì để nhớ”, còn ca khúc của Phạm Duy phổ thơ Định giữ nguyên lời thơ và cũng mang tên “Còn chút gì để nhớ”:

“phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng”

Đó là bài thơ hay nhất viết về Pleiku, và Phạm Duy đã rất tinh tường khi nhận ra giá trị của nó. Ông đã phổ nhạc rất hay bài thơ này, khiến cả bài hát và bài thơ cùng nổi tiếng từ những năm đầu 70 của thế kỷ trước.

Chính nhờ sự phức tạp và phong phú trong tâm hồn mà Phạm Duy không chỉ sáng tác những ca khúc rất hay, mà phổ nhạc những bài thơ cũng rất tuyệt. Tôi nhớ ca khúc nổi tiếng của ông “Áo anh sứt chỉ đường tà”, ông phổ từ bài thơ “Màu tím hoa sim” hết sức nổi tiếng của Hữu Loan. Cái độc đáo của ca khúc này là sự phối hợp giữa những đoạn nhạc trữ tình mang đậm chất nhạc Việt và những đoạn hành khúc rất nhạc Tây, mỗi đoạn nhạc đều mang những thông điệp riêng, nhưng kết hợp lại nhuần nhuyễn trong một cấu trúc rất chặt chẽ. Có thể coi đó là sự gặp gỡ giữa âm nhạc dân tộc Việt và âm nhạc phương Tây chăng?

Những nhà nghệ sĩ lớn, hầu hết đều phức tạp. Điều đó phản ánh độ dung chứa rất cao của tâm hồn họ. Vì thế, cần hiểu và chia sẻ với họ, hơn là phê phán họ.

Phạm Duy là một nhạc sĩ rất thật thà và rất “phức tạp” như thế, và tâm hồn ông cũng thật sự phong phú, thật sự tinh tế và thật sự bình dị, cởi mở.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
3

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
4

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.
5

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

Siêu mẫu Emily Ratajkowski tố bị sàm sỡ khi quay MV Blurred Lines

Siêu mẫu nổi tiếng nóng bỏng Emily Ratajkowski cho rằng nam ca sĩ Robin Thicke đã sàm sỡ cô khi hai người cùng ghi hình cho MV "Blurred Lines".

Kể lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca'

Nhà thơ Thanh Thảo gửi bạn đọc bài viết về quá trình sáng tác bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" như để tri ân thầy cô giáo cùng các em học sinh đã từng dạy và học bài thơ này trong sách giáo khoa lớp 12.

Đen Vâu 'from zero to hero': Vụt sáng thành hot rapper từ một công nhân dọn rác suốt 7 năm

Có danh tiếng, tiền bạc sau khi được công chúng biết đến nhưng Đen Vâu dường như vẫn là con người giản dị và khiêm tốn trước đây.

Du lịch sau COVID-19: Phú Quốc mở cửa sẽ khác "Hộp cát Phuket" của Thái Lan thế nào?

Thái Lan vào tháng 7 trước đã mạo hiểm mở cửa đảo nghỉ dưỡng Phuket đón khách nước ngoài, trong bối cảnh Đông Nam Á đang hứng chịu đợt bùng phát COVID-19 nặng nề.

Báu vật Nam Bộ 'Vọng cổ hoài lang' trong bảo tàng Pháp

Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên là nhà soạn nhạc, nghiên cứu và nghệ sĩ guitar danh tiếng, có nhiều am hiểu về âm nhạc đờn ca tài tử và cải lương. Mới đây, ông đã tìm thấy một bản thu âm bài “Vọng cổ hoài lang” của thập niên 1920 trong bảo tàng Pháp.

'Tiểu mỹ nhân' màn ảnh Hoa ngữ nổi tiếng từ 2 tuổi giờ ra sao?

Lưu Sở Điềm được xem là "tiểu mỹ nhân" của màn ảnh Hoa ngữ. Cô bé nổi tiếng từ năm 2 tuổi và nhận được sự quan tâm của truyền thông khi hợp tác cùng Tôn Lệ và Triệu Lệ Dĩnh.

Vĩnh biệt 10 nghệ sĩ ra đi giữa đại dịch Covid-19: Chỉ 2 tháng mà mất mát quá lớn!

Quá xót xa khi nhìn lại những mất mát của Vbiz vì Covid-19 trong 2 tháng qua.

NSND Trung Anh chia tay Nhà hát kịch Việt Nam sau hơn 40 năm gắn bó

Ngày 1.10, Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức buổi chia tay NSND Trung Anh sau hơn 40 năm gắn bó.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025