Kể lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca'

Nhà thơ Thanh Thảo03/10/2021 23:00
Kể lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ 'Đàn ghi ta của Lorca'

Nhà thơ Thanh Thảo gửi bạn đọc bài viết về quá trình sáng tác bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" như để tri ân thầy cô giáo cùng các em học sinh đã từng dạy và học bài thơ này trong sách giáo khoa lớp 12.

Một chú em dạy văn lớp 12 ở một trường chuyên Quảng Ngãi, rầu rầu báo với tôi: "COVID-19 đã chính thức đứng cùng phe với phát xít Franco rồi anh à. Chúng đã khiến bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của anh đang được giảng dạy mười mấy năm nay ở lớp 12 bị "rút xuống" với lý do… giảm tải chương trình do COVID-19. Nhiều giáo viên dạy văn ở các trường PTTH bất ngờ và tiếc lắm anh".

Tôi an ủi chú em: "Bây giờ thiếu gì thơ thay thế bài thơ ấy, thiếu gì nhà thơ thay thế được Lorca hả em?".

Nhân dịp không mấy vui này, xin giới thiệu bài viết của tôi về quá trình sáng tác bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" như để tri ân thầy cô giáo cùng các em học sinh đã từng dạy và học bài thơ này trong sách giáo khoa lớp 12.

dan-ghi-ta-cua-lorca.jpg
Nhà thơ Thanh Thảo - tác giả bài thơ "Cây đàn ghi ta của Lorca" - Ảnh: Internet

Bây giờ tôi có thể nhớ lại, trong một ngày của năm 1979, tại Trại sáng tác Quân khu Năm - Đà Nẵng, vào thời điểm trại này sắp giải tán, tôi với Ngô Thế Oanh (nhà thơ) và Trần Phương Kỳ (nhà nghiên cứu nghệ thuật Chàm, nhà dịch thuật) ngồi rách việc bèn đưa thơ Pablo Neruda và thơ Lorca ra dịch, từ bản tiếng Anh. Tôi và Ngô Thế Oanh lúc ấy chưa biết tiếng Anh, chỉ Trần Phương Kỳ là giỏi ngoại ngữ này. Kỳ dịch là chính, chúng tôi chỉ… phụ họa.

Sau khi Trần Phương Kỳ dịch rất hay trường ca “Trên đỉnh Macchu Picchu” của Neruda, chúng tôi xúm lại với mấy bài thơ của Lorca, trong đó có “Bài ca mộng du” và bài thơ dài “Bi ca cho Ignacia Sanches Mejias”. Cùng lúc, ùa vào tôi những bài thơ Lorca qua bản dịch Hoàng Hưng mà tôi đã chép trong sổ tay và mang theo trong ba lô ra chiến trường những năm trước đó. Thực ra, Lorca đã sống trong tôi từ những năm 1969-1970 qua bản dịch chép tay mà chúng tôi truyền cho nhau. Và tôi đã viết “Đàn ghi ta của Lorca” trong cái ngày rầu rầu của năm 1979 ấy.

Bài thơ được viết rất nhanh và gần như không sửa chữa gì thêm. Tôi đã đọc cho Ngô Thế Oanh cùng Trần Phương Kỳ nghe và nhận được sự đồng cảm ngay lập tức. Trần Phương Kỳ còn là cây ghi ta cổ điển có hạng, anh đã nhận ra ngay nhạc điệu của bài thơ này, kể cả đoạn “tremolo” lila lila lila trong bài. Chỉ vậy thôi. Bài thơ ấy tiếp tục nằm trong sổ tay của tôi cho tới năm 1985, khi tôi in tập thơ “Khối vuông ru-bích” tại NXB Tác phẩm mới - Hội nhà văn, nó mới được xuất hiện lần đầu.

Với người làm thơ, mà làm cũng không ít như tôi, thì khó nói mình yêu thích “đứa con” nào của mình hơn. Nhưng với tôi, Lorca luôn là một ám ảnh. Và bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca” tôi viết cốt giải tỏa phần nào ám ảnh ấy. Tôi cũng không hiểu mình tâm đắc cái gì nhất từ bài thơ này. Có thể là số phận bi thảm của Lorca nói riêng, của thơ ca nói chung chăng? Có thể là cái “tiếng đàn bọt nước” lúc hiện lúc tan như sự tự hủy và tái sinh liên tục của thơ chăng? Hay là khát vọng tự do mà Lorca vĩ đại đã truyền cho tôi qua thi ca của ông? Tôi không dám nói chắc cái gì, chỉ biết, tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn.

Thực ra, tôi cũng không nghĩ người ta sẽ chọn bài thơ này cho chương trình sách giáo khoa. Thơ tôi thường “đi bên lề” các quy ước thông thường, nó được viết một cách ngẫu hứng, và như tôi nói, nó nhằm giải tỏa cho tôi hơn là định hướng hay dẫn dắt ai. Nhưng bây giờ thì bài “Đàn ghi ta của Lorca” đã được chọn vào chương trình sách giáo khoa lớp 12. Cũng khá tình cờ. Vì đầu tiên, Giáo sư Trần Đình Sử đề nghị tôi gửi một trích đoạn trường ca “Khối vuông ru bích”. Tôi giở lại tập thơ “Khối vuông ru bích” để chọn, thì gặp lại bài “Đàn ghi ta của Lorca”. Tôi nghĩ có khi bài này hợp với các em học sinh hơn là “Khối vuông ru bích” vốn là một trường ca-thơ văn xuôi không dễ đọc.

Nhưng trước hết, tôi xin đính chính một chú thích từ sách giáo khoa, nói rằng câu thơ “giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng” trong bài thơ của tôi có liên hệ tới việc Lorca bị giết và bị bọn phát xít quăng xác trong một cái giếng hoang (?). Thực ra, cho tới bây giờ, người ta vẫn không thể tìm được hài cốt Lorca và không biết được xác ông đã bị vùi chôn ở đâu. Nói như người mình vẫn nói, thì ngay tới một cái “mộ gió” Lorca cũng không có. Tấm bia và mộ phần của Lorca trong nghĩa trang bây giờ chỉ đơn thuần mang tính tưởng niệm. Vì thế, không thể nói câu thơ của tôi nhằm vào một sự kiện cụ thể nào, vì nếu biết Lorca bị giết và quăng xác xuống giếng, người ta đã tìm ra được hài cốt của ông. Tôi nghĩ, giáo viên và học sinh có lẽ không chỉ cần biết sự thật này, mà cái chính, là tìm được sự đồng cảm với số phận và thơ của Lorca, sự ngưỡng mộ và yêu mến thơ Lorca mà bài thơ của tôi chỉ là một gợi ý nhỏ, một “chút men” gây cảm hứng nào đó.

Lorca không chỉ vĩ đại đối với người Tây Ban Nha, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người Tây Ban Nha gọi Lorca là “con chim họa mi Tây Ban Nha”, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước Mỹ, chỉ sau Walt Whitman, dù ông vỏn vẹn có khoảng 2 năm sống và sáng tác tại New York (1929-1930), và chỉ có một tập thơ viết từ nước Mỹ và về nước Mỹ:“Nhà thơ ở New York” được xuất bản lần đầu tại Mexico năm 1940, sau khi ông bị giết 4 năm.

Mượn cách nói của M.Gorki về X.Exênhin, ta có thể nói về Lorca “như là một cơ quan của thiên nhiên được sinh ra để làm thơ”. Thơ Lorca minh chứng một điều: nhà thơ có thể sáng tác từ nguồn dân ca mà vẫn là “nhà thơ tiên phong”, vẫn là nhà thơ cách tân. Nhưng Lorca còn hơn thế, ông như đứng giữa ngã năm những dòng chảy của các trường phái thơ ca và nghệ thuật những năm đầu thế kỷ 20, và ông vượt lên trên tất cả các trường phái ấy. Thơ ông rất khó đọc, dù như vậy chúng vẫn được đón nhận bởi hàng triệu người yêu thơ không chỉ ở Tây Ban Nha cùng các nước nói tiếng Tây Ban Nha, mà còn ở toàn thế giới.

Có thể nói thêm, vì sao phát xít Franco lại chọn Lorca là một trong những người đầu tiên mà chúng sát hại khi mới nổ ra Nội chiến Tây Ban Nha, trong khi Lorca không phải là cộng sản, không hẳn là cộng hòa, và cũng không trực tiếp tham dự như một chiến sĩ chống phát xít? Chính vì bọn phát xít đã “ngửi” ra ngay, một nhà thơ “thuần túy” như Lorca không bao giờ quy phục chủ nghĩa phát xít, không bao giờ có chỗ đứng trong một chế độ độc tài. Đó là một biểu tượng bằng thi ca của Tự do và cái Đẹp, của Dân chủ và Nhân quyền, những điều hoàn toàn xa lạ, hoàn toàn đối nghịch với chủ nghĩa phát xít.

Nhưng với bài thơ tôi viết về Lorca, tôi chỉ muốn mọi người tiếp nhận nó như một bài thơ. Những gì bài thơ muốn nói, nó đã nói bằng ngôn ngữ, bằng nhịp điệu, bằng nhạc tính trong toàn bộ cấu trúc bài thơ. Có thể thấy phần nào số phận Lorca, số phận của thơ ông qua bài thơ ấy. Tôi đã yêu thương, ngưỡng mộ, đồng cảm với Lorca và tôi muốn chia sẻ những điều ấy với mọi người. Nếu các em học sinh bây giờ yêu thích nhạc flamenco, thì việc các em tiếp cận với thơ Lorca sẽ mang lại cho các em nhiều cảm xúc, cảm hứng hơn. Với các thầy cô giáo dạy văn lớp 12, tôi chỉ mong nhận được sự đồng cảm qua bài thơ này. Riêng tôi nghĩ, bài thơ sẽ không khó nếu chúng ta tiếp cận được với thơ Lorca, chúng ta yêu thơ Lorca và chúng ta truyền được cho học sinh của mình khát vọng tự do và dân chủ. “Thơ là dành cho tất cả mọi người” như Paul Eluard đã nói.

Còn về những từ tượng thanh “lila lila lila”mô phỏng tiếng đàn ghi ta có nhằm dụng ý nghệ thuật gì không, thì thú thật, khi viết, tôi cũng không có ý đồ nghệ thuật gì, bởi những từ tượng thanh này chợt đến, có lẽ là từ vô thức của tôi, và tôi viết ra như thế thôi. Tất cả những gì chúng ta phân tích về bài thơ, đều đến sau khi bài thơ đã hoàn chỉnh. Còn trong lúc sáng tác thì tôi nghĩ không nhà thơ nào “nhằm mục đích” gì cả. Sướng thì viết, thế thôi!


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
3

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
4

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.
5

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Đen Vâu 'from zero to hero': Vụt sáng thành hot rapper từ một công nhân dọn rác suốt 7 năm

Có danh tiếng, tiền bạc sau khi được công chúng biết đến nhưng Đen Vâu dường như vẫn là con người giản dị và khiêm tốn trước đây.

Du lịch sau COVID-19: Phú Quốc mở cửa sẽ khác "Hộp cát Phuket" của Thái Lan thế nào?

Thái Lan vào tháng 7 trước đã mạo hiểm mở cửa đảo nghỉ dưỡng Phuket đón khách nước ngoài, trong bối cảnh Đông Nam Á đang hứng chịu đợt bùng phát COVID-19 nặng nề.

Báu vật Nam Bộ 'Vọng cổ hoài lang' trong bảo tàng Pháp

Tiến sĩ Nguyễn Lê Tuyên là nhà soạn nhạc, nghiên cứu và nghệ sĩ guitar danh tiếng, có nhiều am hiểu về âm nhạc đờn ca tài tử và cải lương. Mới đây, ông đã tìm thấy một bản thu âm bài “Vọng cổ hoài lang” của thập niên 1920 trong bảo tàng Pháp.

'Tiểu mỹ nhân' màn ảnh Hoa ngữ nổi tiếng từ 2 tuổi giờ ra sao?

Lưu Sở Điềm được xem là "tiểu mỹ nhân" của màn ảnh Hoa ngữ. Cô bé nổi tiếng từ năm 2 tuổi và nhận được sự quan tâm của truyền thông khi hợp tác cùng Tôn Lệ và Triệu Lệ Dĩnh.

Vĩnh biệt 10 nghệ sĩ ra đi giữa đại dịch Covid-19: Chỉ 2 tháng mà mất mát quá lớn!

Quá xót xa khi nhìn lại những mất mát của Vbiz vì Covid-19 trong 2 tháng qua.

NSND Trung Anh chia tay Nhà hát kịch Việt Nam sau hơn 40 năm gắn bó

Ngày 1.10, Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức buổi chia tay NSND Trung Anh sau hơn 40 năm gắn bó.

Nhan sắc cô gái giành danh hiệu Vẻ đẹp vượt thời gian 2021

Trang Missosology đã chọn người đẹp Lindsey Coffey, người đang nắm giữ danh hiệu Hoa hậu Trái đất năm 2020, là mỹ nhân giành giải Vẻ đẹp thời gian.

Ảo thuật gia Shin Lim: Từ biến cố bi kịch mở ra... tương lai xán lạn

Ảo thuật gia người Mỹ Shin Lim (30 tuổi) nổi tiếng với những màn ảo thuật mê hoặc cùng các lá bài. Ước mơ ban đầu của anh là trở thành nghệ sĩ piano nhưng rồi biến cố xảy ra chấm dứt mơ ước.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025