Nghèo có thể di truyền: Cha mẹ nghèo rất khó cho con thừa hưởng kiến thức và tầm nhìn!

Thiên Vy18/04/2023 10:00
Nghèo có thể di truyền: Cha mẹ nghèo rất khó cho con thừa hưởng kiến thức và tầm nhìn!

Nội hàm thực sự của nghèo đói là cha mẹ không bao giờ có thể cho con cái những thứ mà bản thân họ không có, ngoài xe hơi và nhà cửa, nó còn là suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn.

Đới Kiến Nghiệp, một giáo sư tại Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc, từng kể một câu chuyện như này trong buổi phát sóng trực tiếp.

Một ông chủ thường đi xuống dưới gầm cầu vượt để tuyển những nông dân mới lên thành phố làm việc. Sau đó, anh chuyển sang làm dự án, và nhân viên của anh cũng thay đổi từ công nhân xây dựng thành nhân viên phân loại vật liệu.

Để giảm chi phí lao động, anh đã thuê nhiều sinh viên đại học nhất với mức lương khởi điểm rất thấp trên thị trường nhân tài. Trong một lần tình cờ, anh phát hiện ra rằng cha mẹ của những sinh viên đại học này không ai khác chính là những công nhân nhập cư làm việc cho mình hồi đó.

Nói về điều này, Đới Kiến Nghiệp không khỏi cảm thán: Nghèo đói cũng đang di truyền, và nó thực sự có thể được di truyền.

Nghèo khó... có thể di truyền... - Ảnh 1.
 

01

Có một bộ dữ liệu như này.

Theo thống kê của Tiến sĩ giáo dục Suskind của Mỹ: Trong những gia đình có thu nhập kinh tế cao, trung bình mỗi giờ trẻ có thể nghe cha mẹ nói 2.000 từ liên quan đến kinh tế, văn học, chính trị và các lĩnh vực khác. Ở các hộ gia đình có thu nhập trung bình, con số đó giảm xuống còn 1.200 và ở các hộ nghèo, con số này giảm xuống còn 600.

Một gia đình khá giả không chỉ mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn mà còn cho phép trẻ em tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn cũng như cái nhìn rộng hơn. Trong những gia đình nghèo, cha mẹ phải làm việc vất vả chỉ để đủ cơm ăn áo mặc, con cái khó có cơ hội được hiểu biết nhiều hơn do thiếu nguồn lực giáo dục.

Từng có người đặt ra một câu hỏi rằng: Có khi nào bạn cảm thấy vận mệnh của mình khó có thể thay đổi chỉ với sự chăm chỉ hay không?

Một cư dân mạng từng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa (Top 5 đại học hàng đầu tại Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện của mình.

Khi mới vào đại học, anh ấy quen được một người bạn ở câu lạc bộ, người bạn học này tướng mạo cũng bình thường, thành tích học tập cũng chỉ ở mức trung, anh ấy cũng không để ý gì quá nhiều.

Sau đó thì anh ấy và người bạn này hầu như không còn liên lạc với nhau nữa. Cho tới khi chuẩn bị tốt nghiệp, hai người tình cờ gặp nhau ở cổng trường, anh ấy biết được rằng người bạn này chuẩn bị đi du học tại một trường đại học top 5 của thế giới, còn bản thân thì vẫn đang đau đầu trong câu chuyện tìm việc làm.

Anh ấy nói: "Sau này tôi mới biết, ba của người bạn đó là viện trưởng của một trường đại học, còn tôi tới từ một gia đình bình thường ở một thành phố hạng năm. Từ nhỏ người nhà đã nói với tôi rằng, đỗ vào Thanh Hoa, còn là người giỏi nhất so với bạn bè cùng trang lứa; còn thứ mà cậu ấy được nghe lại là, Thanh Hoa chưa bao giờ là trường đại học tốt nhất trên thế giới."

Từ nhỏ ba mẹ đã nói với tôi, đỗ vào một trường đại học tốt, sau này sẽ đỡ vất vả hơn; nhưng cậu ấy lại được ba mẹ nói rằng, đỗ đại học mới là bước đầu tiên.

Gia đình tôi chưa có ai học đại học, vì vậy sau khi đỗ đại học, tôi chỉ biết làm theo những người khác, chọn chuyên ngành, làm bài tập và tìm việc làm. Còn cậu ấy chuyển học viện, gửi luận văn, thi IELTS, đi du học… mỗi một bước đi ra sao, đều sớm đã được lên kế hoạch từ trước khi nhập học."

Anh ấy vốn nghĩ rằng mình có cùng vạch xuất phát với các bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa. Nhưng trên thực tế, nói về kiến thức và tầm nhìn được thừa hưởng từ gia đình, giữa họ đã có sự khác biệt rất lớn.

Một tác gia từng nói: "Nội hàm thực sự của nghèo đói là cha mẹ không bao giờ có thể cho con cái những thứ mà bản thân họ không có, ngoài xe hơi và nhà cửa, nó còn là suy nghĩ, nhận thức và tầm nhìn."

Một người còn trẻ giống như đất sét nung sứ vậy, hướng dẫn ra sao sẽ có hình thù như vậy.

Nghèo khó... có thể di truyền... - Ảnh 2.
 

02

Vương Kim Chiến, Viện trưởng Viện Giáo dục Cơ sở của Viện Khoa học Trung Quốc từng nói: "Trình độ nhận thức của cha mẹ quyết định mức trần của con cái".

Môi trường mà một đứa trẻ tiếp xúc lần đầu tiên sau khi sinh ra - gia đình - quyết định những gì một đứa trẻ nhìn thấy khi lớn lên là cơm áo gạo tiền hay giấc mơ ở những nơi xa xôi.

So với sự thiếu thốn về vật chất và phương tiện giáo dục, điều đáng sợ hơn ở những gia đình nghèo là sự hiểu biết hời hợt của cha mẹ thường hạn chế những khả năng vô tận của con cái.

Nhà văn Trung Quốc, Yang Benfen cũng từng gặp phải những điều tương tự khi còn sống ở một vùng nông thôn ở Hồ Nam:

Có người bản thân chưa bao giờ đi học, cảm thấy đi học vô ích nên không cho con đi học. 

Có người chưa bao giờ rời khỏi làng quê, giấu giấy báo nhập học của con rồi nói một câu đánh thẳng vào tâm lý: "Gốc gác của con là ở đây".

Ngược lại, cha của Yang Benfen là một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu, ông không chỉ dạy con đọc, viết mà còn thường xuyên nói về những sự kiện bên ngoài làng.

Vào cuối những năm 1960, gia đình ông Yang cũng nghèo khó như những gia đình khác trong làng, cha của Yang Benfen thậm chí còn qua đời vì không có cái ăn trong một thời gian dài.

Nhưng sau khi kỳ thi tuyển sinh đại học được tổ chức lại, anh trai của Yang Benfen ra ngoài dạy học, em trai của bà cũng trúng tuyển đại học, cả gia đình nhanh chóng trở nên sung túc hơn.

Hầu hết con cháu của hàng xóm bà vẫn ở lại làng, tiếp tục cuộc sống nghèo khó ngày xưa. 

Nghèo thực sự, không phải là thiếu tiền, mà là nghèo về nhận thức. 

Cha mẹ khép mình lại và thế hệ tiếp theo cũng khó có được cơ hội thay đổi cuộc sống của mình.

Trong lòng cha mẹ có núi, trong mắt cha mẹ có sông, con cái mới có thể đứng thật cao và nhìn ra thật xa.

Nghèo khó... có thể di truyền... - Ảnh 3.
 

03

Robert Kiyosaki từng nói rằng nghèo đói không phải là thứ khắc sâu trong DNA của bạn, nó là cách hiểu của bạn về cái nghèo.

Đúng là nghèo có thể di truyền.

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể thông qua nỗ lực của chính mình, chọn một lối sống mới và cắt đứt chuỗi nghèo đói đó.

"Có thể vùng nước sâu có cá lớn, vùng nước nông chỉ có cá nhỏ, nhưng nếu bạn không ra khơi, bạn sẽ không có một con cá nào".

Đúng là không dễ để thay đổi vận mệnh của bản thân, nhưng nếu bạn không thay đổi chính mình, nó sẽ lại trở thành một định mệnh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Không phải tất cả mọi người trên thế giới này được sinh ra ở Rome, nhưng đối với những người quan tâm đến Rome, ông trời sẽ để lại một con đường, ít nhất là cho con cái của họ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.
2

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?
3

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.
4

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!
5

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Phát triển năng lực tưởng tượng cho trẻ em

Trong bài viết này, người viết chỉ nhấn mạnh đến việc phát triển một trong những năng lực quan trọng cho trẻ em, đó là năng lực tưởng tượng.

Krishnamurti và những triết lý về giáo dục

Trong số vô vàn buổi nói chuyện của Krishnamurti, có lẽ giáo dục là một trong những chủ đề được ông nhắc đến nhiều nhất. Và cho đến ngày nay, những tư tưởng về giáo dục của ông vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Có duyên gặp người sở hữu 4 phẩm chất sau, nhất định phải kết giao

Muốn phát triển trên con đường sự nghiệp, những mối quan hệ chất lượng cao sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tỷ phú Rockefeller: 99% thất bại và nghèo khó đến từ 1 thói quen ai cũng mắc

Theo tỷ phú Rockefeller, những người có thói quen này đều là những kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ.

Hành trình về phương Đông - Cái lý trí tự cao tự đại của con người vốn không có ích gì cả

Chúng ta chỉ mới ở vào buổi bình minh của khoa học, nhưng mỗi khám phá mới, mỗi kiến thức mới, đều đem lại cho chúng ta một bằng chứng rằng, vũ trụ này là công trình của một đấng hóa công.

Sao ta làm điều ta làm - Sự nghèo nàn của việc quá tôn thờ “chủ nghĩa vật chất”

Quan niệm về chủ nghĩa vật chất đã được thảo luận một cách rộng rãi và tranh luận sôi nổi.

Sao ta làm điều ta làm - Trải nghiệm dòng chảy có thật sự có ích?

Xã hội hiện đại có những gì mà triết gia Charles Taylor gọi là nỗi muộn phiền của “lý trí công cụ”. Mọi thứ đều được định giá trên phương diện lợi nhuận ròng - tỷ lệ chi phí/ lợi ích.

Những triết lý sống phổ quát và trường tồn với thời gian từ Người Ai Cập – Quyền lực và tình yêu

Mặc dù tác phẩm lấy bối cảnh ở Ai Cập cổ đại, nhưng thông điệp của cuốn sách khi miêu tả chiến tranh và những biến động xã hội, tình bạn và tình yêu là phổ quát và trường tồn với thời gian.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Suy ngẫm - Băng Băng - 23/07/2025 10:00
Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 23/07/2025 09:00
Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Triết lý sống giúp hàng triệu người vươn lên từ con số 0

Từ sách - Phim - Quìn - 23/07/2025 08:00
Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Thậm chí người từng bị gắn mác "vô dụng" vẫn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách hay, làm điều gì đó mới mẻ và thay đổi cuộc đời họ bắt đầu từ hôm nay.

Quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/07/2025 13:00
Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/07/2025 11:00
Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 24/07/2025