Lựa chọn lĩnh vực học tập ở đại học

GS John Vu31/07/2023 12:00
Lựa chọn lĩnh vực học tập ở đại học

Với người tốt nghiệp trung học, việc chọn lĩnh vực học tập trong đại học có lẽ là quyết định khó nhất nhưng nó là bản chất bởi vì nó cho sinh viên phương hướng để tập trung vào và cho phép họ lập kế hoạch nghề nghiệp của họ từ sớm.

Chắc chắn các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học giúp chuẩn bị cho sinh viên đi vào nghề nghiệp xác định mà hiện thời đang có nhu cầu cao trên khắp thế giới. Tuy nhiên, theo một khảo cứu đại học, chỉ vài người tốt nghiệp trung học ghi danh vào các lĩnh vực này vì phần lớn không biết điều họ muốn. Tác giả của khảo cứu này lưu ý: “Phần lớn trong số họ không có ý tưởng họ thực sự muốn làm gì khi họ tốt nghiệp. Ngay cả những người nói rằng họ làm, họ thực sự không làm. Bạn không thể đổi lỗi cho họ vì khi bạn chỉ mới 17 hay 18 tuổi, bạn không biết gì về “thế giới thực”. Không ai giải thích cái gì đủ rõ ràng cho bạn để ra quyết định đúng cho nên phần lớn họ chỉ có ý tương mơ hồ về lĩnh vực học tập và lập kế hoạch nghề nghiệp.”

Không may, nhiều bố mẹ trong nhiều năm đã từng hỗ trợ cho họ cũng không biết mấy về lập kế hoạch nghề nghiệp. Bố mẹ hỗ trợ cho con cái họ bằng quần áo đẹp, thức ăn nuôi dưỡng tốt, và không ngần ngại mua cho họ iPods, iPhones, hay iPads nhưng khi con cái họ sẵn sàng vào đại học thì hướng dẫn của bố mẹ là: “Vào đại học, học chăm chỉ, lấy bằng cấp, và rồi tìm việc làm.” Với họ, bằng đại học là mục đích vì nó có thể làm cho họ có việc làm cũng giống như điều đã xảy ra trong thời của họ. Họ không biết rằng thời đại đã thay đổi và ngày nay bằng đại học không còn là đảm bảo cho việc làm như ba mươi hay bốn mươi năm trước.

Ngày nay sinh viên đại học cần nhiều hướng dẫn hơn để giúp cho họ phát triển kĩ năng và chuẩn bị cho nghề nghiệp trong thế giới thực. Sau khi tốt nghiệp, họ phải có khả năng độc lập điều có nghĩa là họ phải có khả năng kiếm sống cho riêng họ trên cơ sở tri thức và kĩ năng của họ. Phụ huynh và con cái cần biết rằng có khác biệt giữa bằng cấp và kĩ năng vì các công ti không thuê người dựa trên bằng cấp mà trên năng lực của họ đáp ứng cho nhu cầu công ti.

Giáo dục đại học yêu cầu nhiều lập kế hoạch và hướng dẫn TRƯỚC khi sinh viên vào đại học. Sinh viên và phụ huynh phải nghiên cứu thị trường việc làm để nhận diện nghề có thể nào sẽ làm có nghĩa nhất. Họ phải tìm ra loại việc làm nào là sẵn có trong thị trường địa phương cũng như thị trường toàn cầu, lương nào một người tốt nghiệp trong lĩnh vực học tập nào đó có thể làm được v.v.

Những thông tin này là sẵn có, nhưng sinh viên phải tìm chúng bởi vì không ai sẽ trao nó cho họ. Nhiều người tốt nghiệp trung học chọn lĩnh vực học tập của họ dựa trên mối quan tâm riêng của họ hay thành tích học tập hàn lâm quá khứ của họ. Nếu họ học tốt về môn lịch sử ở trường trung học, họ có thể chọn lịch sử ở đại học. Nếu họ quan tâm tới âm nhạc, họ có thể học nhạc. Nếu họ giỏi viết, họ chọn văn học v.v. Ít người hỏi có bao nhiêu việc làm mở ra cho người làm sử, nhà văn và nhạc sĩ. Nhiều người thường lẫn lộn giữa mối quan tâm và nghề nghiệp. Mối quan tâm có thể là sở thích riêng, cái gì đó họ tận hưởng nhưng nó có thể không là nghề nghiệp mà họ có thể kiếm sống được. Nếu học sinh trung học không phân biệt được giữa hai điều này thì bố mẹ họ nên phân biệt và đây là chỗ hướng dẫn cho bố mẹ là quan trọng.

Một số sinh viên xem cái gì đó trên ti vi hay đọc ở tạp chí và nghĩ “Việc đó dường như vui và mình có thể làm điều đó.” Họ chọn điều họ nghĩ là vui mà không hiểu nhu cầu thị trường việc làm. Vài năm trước, một sinh viên bảo tôi: “Em xem chương trình trên ti vi nơi họ trang trí nhà cửa và em nghĩ em muốn làm điều đó. Nó thật vui và em muốn làm trang trí các thứ. May mắn, trong năm thứ nhất đại học em kiếm được việc làm mùa hè là người trang trí nội thất cho một công ti đồ đạc và thấy nó phần lớn là bán đồ đạc và trả lời điện thoại chẳng cần giáo dục đại học để làm việc đó. Em biết được sự thật giữa điều chiếu trên ti vi và điều thực tại là. Đó là lí do tại sao em chuyển sang Khoa học máy tính.”

Nhiều người tốt nghiệp trung học chọn lĩnh vực học tập dựa trên ảnh hưởng của bạn bè. Điều đó có thể là sai lầm vì phần lớn trong họ không biết điều họ muốn. Nhiều người vào đại học và vẩn vơ để xem cái gì làm họ quan tâm; họ chọn một lĩnh vực, học vài môn rồi chuyển sang lĩnh vực khác và làm điều đó vài lần mà không có phương hướng nào. Đến cuối họ có lẽ chọn lĩnh vực dễ nhất mà họ học tốt mà không biết đích xác phải làm gì với đời của họ. Đây là chỗ bố mẹ nên can thiệp và họ nên nhìn kiểu dự ứng nhân danh con cái họ vào thị trường việc làm, nơi việc làm có, và nghề nào có tương lai tốt hơn.

Bố mẹ nên được thông tin rõ về lập kế hoạch nghề nghiệp để cho họ có thể hướng dẫn con cái họ đi theo xu hướng thị trường. Không dễ thuyết phục thanh niên nhưng thỉnh thoảng bố mẹ phải nhấn mạnh vào những con đường nào đó bởi vì xét tới chi phí cao  của giáo dục đại học và thời gian con cái họ có thể phí hoài trong đại học. Về căn bản giáo dục đại học là đầu tư và nó nên được lập kế hoạch cẩn thận. Điều quan trọng cho bố mẹ và sinh viên là dành thời gian để hiểu những khả năng tương lai, mục đích giáo dục của họ, cũng như mối quan tâm, khả năng của họ và điều họ sẽ cần để hạnh phúc trong tương lai.

Tôi thường khuyên các bố mẹ nói với con cái họ: “Người tốt nghiệp làm gì với bằng cấp này cho công việc? Điều tốt nhất là cả bố mẹ và con cái đi tới trường và hỏi cố vấn nhà trường: “Sinh viên đã tốt nghiệp trong bằng cấp này trong vài năm qua, họ đang làm việc ở đâu? Loại lương nào họ làm ra? Họ có làm việc trong lĩnh vực học tập của họ không?’ Nếu câu trả lời là: ‘Họ chưa tìm được việc làm”, “Việc kiếm sống của họ không thật tốt”, “Họ vẫn thất nghiệp và không trả được món vay để học của họ,” thì đây là lúc cho bố mẹ và con cái nghĩ một cách nghiêm chỉnh về lĩnh vực học tập của họ.

Điều tốt hơn khác TRƯỚC khi ra quyết định về học cái gì là nói chuyện với sinh viên năm thứ ba hay thứ tư về cách họ chọn lĩnh vực học tập và cảnh quan tương lai của họ như thế nào. Những sinh viên này có lẽ có thể trả lời cho bạn nhiều câu hỏi cụ thể hơn mà tốt hơn người cố vấn vì họ có cách nhìn riêng của họ về nghề đặc biệt. Bên cạnh đó, họ có thể cung cấp thông tin về giáo trình, chương trình đào tạo, và kinh nghiệm của họ về làm việc. Bạn có thể thấy rằng các bằng cấp khác nhau đã tác động lên người tốt nghiệp rất khác khi họ theo đuổi các cơ hội sau khi tốt nghiệp. Với một số người, bằng cấp họ chọn làm cho tìm việc dễ dàng hơn, với số khác bằng cấp của họ không có nghĩa gì trong thị trường việc làm.

Bố mẹ và sinh viên phải hiểu rằng không phải mọi lĩnh vực học tập được tạo ra là ngang nhau. Tất nhiên, tất cả chúng đều cung cấp bằng cấp khi hoàn thành, nhưng chúng không đảm bảo việc làm. Khi bạn chọn một lĩnh vực học tập, điều khôn ngoan là kiểm sắp xếp việc làm của người khác, những người đã theo đuổi cùng bằng cấp này. Không có lí do tại sao bạn phải chọn một nghề đặc biệt khi biết rằng không có tương lai và không có việc làm. Trong thế giới hoàn hảo, lĩnh vực học tập tốt nhất sẽ là lĩnh vực bạn quan tâm vì đây là cái gì đó bạn dự định làm cho phần còn lại đời bạn. Tuy nhiên trong thế giới cạnh tranh này, một xem xét quan trọng khi chọn một lĩnh vực học tập là khả năng thu được việc làm sau khi tốt nghiệp.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Chảy não

Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.
2

Thái độ xấu

Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.
3

Nghề phần mềm

Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:
4

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.
5

Quản lý dự án

Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Học Kỹ nghệ phần mềm

Tôi bao giờ cũng khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc trong công nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên hiện thời nhưng lần này một trong những sinh viên năm thứ tư của tôi muốn chia sẻ câu chuyện của cô ấy:

Giải pháp STEM

Khảo cứu của chính phủ thấy rằng tỉ lệ thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học là cao hơn dự báo trước đây nhưng cảnh quan việc làm thay đổi theo lĩnh vực học tập.

Khi công nghệ thay đổi…

Thiếu hụt hiện thời về kĩ năng công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra lương cao hơn cho các kĩ năng CNTT mong muốn và nhu cầu về nhiều đào tạo CNTT để tăng số người có những kĩ năng đó.

Giải quyết vấn đề người tốt nghiệp thất nghiệp

Theo một khảo cứu toàn cầu mới đây, trên khắp thế giới có nhiều triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp trong khi có nhiều việc làm mở ra nhưng không thể tìm được nhân viên đủ phẩm chất.

Nhu cầu về đào tạo công nghệ

87% các trường trung học ở Mĩ không cung cấp lớp học máy tính và cho dù họ có cung cấp, tín chỉ máy tính không được tính vào yêu cầu môn toán hay khoa học ở trường phổ thông.

Kĩ năng có nhu cầu cao

"Em là sinh viên năm thứ nhất trong Khoa học máy tính. Em muốn biết em cần có kĩ năng nào lúc em tốt nghiệp."

Phương pháp “Học qua Hành”

Một thầy giáo hỏi: “Tại sao thầy nghĩ “Học qua Hành” là tốt hơn phương pháp đọc bài giảng truyền thống? Làm sao phương pháp “Học qua Hành” có tác dụng với các môn Xã hội học, Lịch sử, Văn học, Kinh doanh, hay Giáo dục?”

Quản lí hệ thông tin trong công ti nhỏ

Ngày nay Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần của mọi doanh nghiệp và là dẫn lái then chốt cho kinh tế. Cuộc cách mạng số thức đang làm thay đổi mọi thứ cũng như cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi thế giới một thế kỉ trước đây.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 26/07/2025