Học Kỹ nghệ phần mềm

GS John Vu29/07/2023 11:00
Học Kỹ nghệ phần mềm

Tôi bao giờ cũng khuyến khích sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc trong công nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên hiện thời nhưng lần này một trong những sinh viên năm thứ tư của tôi muốn chia sẻ câu chuyện của cô ấy:

“Là sinh viên năm thứ tư về Kĩ nghệ phần mềm, tôi có nhiều thời gian để suy nghĩ về kinh nghiệm của tôi hướng tới việc lựa chọn lĩnh vực học tập này. Cách nhìn của tôi về lĩnh vực này có thể khác với những người khác, hay thậm chí về cách tôi mong đợi nó là vậy khi tôi còn ở trung học.

Với sự khuyến khích của Gs Vũ, tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện của tôi: Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã lựa chọn quản trị kinh doanh làm lĩnh vực học tập cho dù đam mê của tôi là văn học. Anh tôi là người phát triển phần mềm và anh ấy khuyến khích tôi học khoa học máy tính, anh ấy nói: “Đây là nghề tốt nên làm vì nó có nhiều cơ hội.” Giống như nhiều học sinh trung học, tôi đã không nghĩ gì mấy về nghề nghiệp và cơ hội vì mối quan tâm riêng của tôi là văn học.

Cô giáo trường trung học bảo tôi rằng kĩ nghệ phần mềm sẽ là tốt cho tôi vì lĩnh vực này cần nhiều nữ kĩ sư. Cho dù tôi thích cô giáo nhưng tôi không hiểu tại sao cô muốn có nhiều nữ trong lĩnh vực kĩ nghệ. Bố mẹ tôi thì thực tế hơn: “Văn học là tốt nhưng không phải là cái gì đó mà con có thể kiếm sống được. Chọn cái gì đó cho con việc làm tốt rồi con có thể đọc mọi sách mà con muốn.” Đó là lí do tại sao tôi đã chọn Quản trị kinh doanh nhưng theo gợi ý của anh tôi, tôi cũng học môn “Nhập môn vào Công nghệ thông tin”. 

Môn này mở mắt cho tôi về cách công nghệ được áp dụng trong nhiều khu vực, kể cả doanh nghiệp. Tôi mê mải bởi bài giảng về thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến cho nên sau môn đó, tôi học môn “Phát triển Web” để học nhiều hơn về kinh doanh trực tuyến. Sau khi dựng vài bài tập website như được yêu cầu bởi môn này, tôi thấy rằng lập trình máy tính không quá khó cho nên tôi quyết định học môn “Lập trình Java” và học rất rốt nữa. Đến lúc đó, tôi quyết định chuyển lĩnh vực học tập sang “Kĩ nghệ phần mềm.”

Lí do hấp dẫn tôi vào Kĩ nghệ phần mềm là sự kiện rằng ngày này hầu hết mọi thứ đều dùng máy tính và bằng việc có tri thức và kĩ năng phần mềm, tôi có thể làm gần như mọi thứ. Nhưng yếu tố thuyết phục nhất tới từ giáo sư Vũ, người đã nói trên lớp: “Lập trình là quá trình sáng tạo, cũng giống như viết cuốn sách. Viết chương trình là hệt như viết tiểu thuyết riêng của bạn. Thiết kế phần mềm là cách mới để tạo ra mọi thứ; một chương trình thanh nhã là hệt như bài thơ hay. Kĩ nghệ phần mềm không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật vì bạn phải sáng tạo để làm nó.

Các tác giả viết sách, bạn viết chương trình và bạn có nhiều người dùng cần phát kiến và tưởng tượng. Máy tính không là gì ngoài cái máy câm nhưng chính bạn cho nó linh hồn; chính bạn làm cho máy tính làm điều kì diệu; chính bạn nói cho máy tính làm gì, và chính bạn cho máy cuộc sống của nó.” Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó theo cách đó, vì văn học là đam mê của tôi, tôi bắt đầu nghĩ về phần mềm như cách mới để viết có tính sáng tạo, và đột nhiên tôi yêu thích lập trình.

Khi tôi học môn thiết kế phần mềm nơi mọi thứ phải được phân rã thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và được phân tích, tôi học kĩ năng giải quyết vấn đề. Từ ngày hôm đó trở đi, tôi nhìn vào mọi thứ như vấn đề được giải quyết. Chẳng hạn, “Không có thời gian học” có nghĩa là cái gì sẽ lấy nhiều thời gian nhất của tôi, và làm sao tôi có thể quản lí hiệu quả chúng để tránh phí thời gian. Khi bạn tôi có vấn đề với bạn trai của họ, họ thường dựa vào tôi để phân tích tình huống. Tôi tiếp cận tới chúng như vấn đề phần mềm: Cái gì đi sai? Vấn đề là gì? Triệu chứng là gì? Nguyên nhân là gì? Khi nào nó xảy ra? Cái gì đã xảy ra? Nó đã xảy ra bao lâu? Bằng việc hiểu vấn đề và cái gì có thể gây ra nó, tôi có thể có được giải pháp nhanh chóng.

Nhược điểm của nhiều nữ sinh viên đại học là họ không biết cách giải quyết tình huống và thường bị xúc động nhưng tôi thì không, tôi đã học cách giải quyết vấn đề một cách logic. Đến lúc tôi vào năm thứ hai, tôi trở thành cố vấn cho nhiều nữ sinh viên đại học người tìm sự giúp đỡ của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ việc học máy tính có thể cho tôi kĩ năng đó và tôi chắc chắn không nhiều thanh niên đã biết tới điều đó.

Học phần mềm yêu cầu logic. Bạn học rằng có nhiều cách giải quyết vấn đề nhưng bạn chọn giải pháp logic nhất. Thỉnh thoảng điều đó có nghĩa là phải thoả hiệp chất lượng vì hiệu quả chi phí hay bạn có thể phải dành nhiều thời gian hơn để có được phẩm chất cao nhất có thể được. Nhưng điều then chốt là ở chỗ bạn học nhiều cách tiếp cận để giải quyết vấn đề vì không có giải pháp hoàn hảo mà tuỳ thuộc vào tình huống, bạn ra quyết định riêng của bạn.

Cùng điều này với kiểm thử phần mềm, bạn thử nhiều cách tiếp cận rồi xác định cái nào là tốt nhất trong tình huống đó. Có thể không có lỗi không? Có chứ, nhưng nó đòi nhiều thời gian hơn và có thể làm trượt lịch. Có thể có ít lỗi hơn không? Có chứ chừng nào chúng không phải là găng. Đó là cùng điều tôi học để tiếp cận với cuộc sống của tôi vì tôi không thể có mọi thứ mà tôi ước cho nên tôi chọn cái tốt nhất theo hoàn cảnh và hạnh phúc với nó. Khi tôi ở trường phổ thông, tôi ước nhiều thứ nhưng bây giờ tôi biết rằng bạn có thể không có được cái bạn muốn nhưng bạn học hạnh phúc với bất kì cái gì xảy ra.

Không ai nói Kĩ nghệ phần mềm là dễ. Bạn vật lộn với mã và thiết kế mọi ngày và thỉnh thoảng bạn sẽ hoài nghi liệu bạn có ra quyết định đúng về học kĩ nghệ phần mềm không. Bạn dành nhiều đêm để làm cho mã của bạn làm việc nhưng bạn không một mình. Có nhiều người như bạn và họ sẽ ở lại cả đêm để gỡ lỗi chương trình của họ. Đột nhiên bạn có một nhóm bạn, người chia sẻ cùng thất vọng cho nên bạn không cảm thấy tệ. Tuy nhiên khi chương trình của bạn chạy, nó là khoảnh khắc của “Eureka” và bạn cảm thấy tuyệt vời thế. Sự kiện là, bạn sẽ có nhiều khoảnh khắc như điều đó, cuộc sống của bạn thăng và trầm mọi lúc nhưng bạn học từ sai lầm của bạn, bạn học cách kiểm soát xúc động của bạn.

Cuối cùng bạn học cách tận hưởng thành công của bạn cũng như thất bại của bạn. Bạn cũng học sự kiện của cuộc sống đầy những thăng trầm nhưng bạn không cho phép chúng giữ bạn lại. Nếu bạn trai của bạn không thích bạn nữa, tìm bạn trai khác. Anh ấy không phải là người duy nhất và dứt khoát không phải là tốt nhất. Tôi học không sợ lãng mạn đại học. Tôi biết tôi là ai, tôi có thể làm gì và tôi không cần ai đó bảo tôi khác đi. Không ai nói học phần mềm có thể làm mạnh cho bạn về mặt trí tuệ và xúc động như điều đó.

Nhiều sinh viên học lập trình máy tính, thấy nó khó rồi bỏ. Họ học các lớp khác rồi bỏ cho tới khi họ tốt nghiệp và học được sự thật về “cuộc sống thực”. Tôi đã thấy nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp người hối tiếc về “cuộc sống dễ dàng” ở đại học. Trong môn “Nhập môn vào công nghệ”, tôi đã học về thiếu hụt trầm trọng công nhân có kĩ năng. Giáo sư nói: “Nếu mọi sinh viên trong máy tính và phần mềm trên thế giới đang tốt nghiệp ngày nay và tất cả đều được thuê, thế giới vẫn có thiếu hụt vì họ cần nhiều người kĩ thuật.

Không ngạc nhiên là phần mềm là nơi có việc làm, và trên khắp thế giới, các công ti đang hăm hở tìm người phần mềm. Bạn có thể có “cuộc sống dễ dàng” hay “cuộc sống gian khó” trong đại học nhưng sau khi tốt nghiệp, cuộc sống của bạn sẽ khác vì nó sẽ xác định bạn là ai, bạn làm gì. Nói cách khác, tương lai của bạn tuỳ thuộc vào thái độ của bạn trong đại học cho nên tại sao từ bỏ? Tại sao coi nói là “cuộc sống dễ dàng”? Tại sao không đưa nỗ lực phụ nào đó vào?

Là sinh viên năm thứ ba trong kĩ nghệ phần mềm, tôi có ba đề nghị thực tập mùa hè năm ngoái từ Google, Facebook và Amazon. Tôi tới Amazon và đã học được nhiều và trước khi tôi trở về trường, người quản lí của tôi cho tôi một đề nghị vị trí làm việc toàn thời khi tôi tốt nghiệp. Anh tôi khuyên: “Đợi đi, đừng chấp nhận cái gì vì công ti khác sẽ đề nghị thêm cho em. Với bằng cấp này em sẽ có nhiều chọn lựa và em nên chọn chỗ tốt nhất.” Tôi thích lời khuyên của anh cho nên tôi chờ đợi và tháng trước, tôi có năm đề nghị từ Google, Facebook, Microsoft, IBM, và LinkedIn thậm chí trước khi tôi tốt nghiệp.

Nếu bạn là ai đó người vẫn suy tư về khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, và quản lí hệ thông tin hay sợ khó học công nghệ thông tin thì lời khuyên của tôi là: “Cứ làm nó đi.” Đừng chú ý tới những cậu con trai bảo bạn rằng con gái không thể làm được điều đó. Đừng chú ý tới mọi con trai ghen tị với tâm trí logic của bạn. Đừng chú ý tới  cách nhìn rằng máy tính là khó. Tiến lên và viết mã, nếu nó không chạy, sửa nó cho tới khi nó làm việc. Không có cảm giác nào tốt hơn là tạo ra cái gì đó đáng ngạc nhiên như phần mềm. Nếu bạn nghĩ bạn không thể làm nó một mình được, tìm ai đó như bạn và hình thành một nhóm rồi bạn sẽ học về làm việc tổ. Đừng để bất kì ai dừng bạn lấy điều bạn muốn. Bình luận cuối cùng của tôi: “Học công nghệ và bạn sẽ làm thay đổi thế giới.”

TB: Nhân tiện, khi tôi làm việc ở Amazon, tôi đã được ngưỡng mộ cao vì đã có năm mươi con trai cho một con gái.

Linda Shuller


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công nghiệp phần mềm cần gì

Chúng tôi thảo luận với một nhóm quản lí cấp cao của các công ti phần mềm Trung Quốc khi họ thăm Carnegie Mellon về công nghiệp phần mềm ở Trung Quốc và họ bảo rằng rất khó tìm được người đúng với kĩ năng đúng bởi vì đào tạo đại học là KHÔNG nhất quán.
2

Phát triển nghề nghiệp

Mọi năm, tôi đều nhận được nhiều emails từ các sinh viên đã tốt nghiệp hỏi lời khuyên về nghề nghiệp của họ.
3

Xin việc

Mọi năm các công ti phần mềm đều nhận hàng nghìn đơn xin việc làm.
4

Người quản lý có kinh nghiệm

Một dự án điển hình thường yêu cầu các thành viên tổ có những kĩ năng kĩ thuật chuyên môn nhưng với người quản lí có kinh nghiệm, một mình kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ.

Giải pháp STEM

Khảo cứu của chính phủ thấy rằng tỉ lệ thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học là cao hơn dự báo trước đây nhưng cảnh quan việc làm thay đổi theo lĩnh vực học tập.

Khi công nghệ thay đổi…

Thiếu hụt hiện thời về kĩ năng công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra lương cao hơn cho các kĩ năng CNTT mong muốn và nhu cầu về nhiều đào tạo CNTT để tăng số người có những kĩ năng đó.

Giải quyết vấn đề người tốt nghiệp thất nghiệp

Theo một khảo cứu toàn cầu mới đây, trên khắp thế giới có nhiều triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp trong khi có nhiều việc làm mở ra nhưng không thể tìm được nhân viên đủ phẩm chất.

Nhu cầu về đào tạo công nghệ

87% các trường trung học ở Mĩ không cung cấp lớp học máy tính và cho dù họ có cung cấp, tín chỉ máy tính không được tính vào yêu cầu môn toán hay khoa học ở trường phổ thông.

Kĩ năng có nhu cầu cao

"Em là sinh viên năm thứ nhất trong Khoa học máy tính. Em muốn biết em cần có kĩ năng nào lúc em tốt nghiệp."

Phương pháp “Học qua Hành”

Một thầy giáo hỏi: “Tại sao thầy nghĩ “Học qua Hành” là tốt hơn phương pháp đọc bài giảng truyền thống? Làm sao phương pháp “Học qua Hành” có tác dụng với các môn Xã hội học, Lịch sử, Văn học, Kinh doanh, hay Giáo dục?”

Quản lí hệ thông tin trong công ti nhỏ

Ngày nay Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần của mọi doanh nghiệp và là dẫn lái then chốt cho kinh tế. Cuộc cách mạng số thức đang làm thay đổi mọi thứ cũng như cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi thế giới một thế kỉ trước đây.

Nhu cầu về người quản lý hệ thông tin

Mười năm trước, tôi được mời làm xê mi na về Công nghệ thông tin (CNTT) cho cấp quản lí của một công ti cỡ trung bình.

Dám Tha Thứ – Khi ta bắt đầu hiểu chính mình

Ai trong chúng ta cũng từng tổn thương. Có người mang nỗi buồn từ tuổi thơ, có người vẫn chưa quên một lời nói vụn vỡ, hay một người từng thân mà giờ đã hóa xa lạ. Nhưng điều khiến bạn mệt mỏi không phải là ký ức, mà là việc bạn phải ôm lấy nó mỗi ngày.

Vĩnh biệt "Copy/Paste", "AI/Regenerate" đang cách mạng hóa việc học tập của sinh viên

Kỹ năng - Thanh Long - 16/04/2025 11:00
"AI/Regenerate" được ví như Người Nhện, như thuốc thông minh, như người khuân vác kiến thức. Nhưng hãy coi chừng, AI cũng có thể gây nghiện.

Xem "Sex Education", tôi phát hiện lỗi sai nghiêm trọng khi dạy con, khiến đứa trẻ đánh mất chính mình

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 16/04/2025 09:00
Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm không phải là dẫn dắt con từng bước, mà là để con tự do bay trên bầu trời của chính mình.

Dám Tha Thứ – Khi ta bắt đầu hiểu chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 16/04/2025 08:00
Ai trong chúng ta cũng từng tổn thương. Có người mang nỗi buồn từ tuổi thơ, có người vẫn chưa quên một lời nói vụn vỡ, hay một người từng thân mà giờ đã hóa xa lạ. Nhưng điều khiến bạn mệt mỏi không phải là ký ức, mà là việc bạn phải ôm lấy nó mỗi ngày.

Chàng trai đi xe đạp Thống Nhất từ Hà Nội vào TP.HCM để xem lễ diễu binh 30/4

Phong cách sống - Hải My - 15/04/2025 13:00
Hành trình đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM của anh chàng này thu hút cả triệu người theo dõi.

Sức khoẻ ở người trung niên là KPI quan trọng nhất, luôn có sẵn ‘plan B’ khi thất nghiệp

Suy ngẫm - Mini - 15/04/2025 12:00
Chiến lược của người trung niên không phải là "liều ăn nhiều", mà là "chắc từng bước, thắng từng chặng".

Phát triển nghề nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/04/2025 12:00
Mọi năm, tôi đều nhận được nhiều emails từ các sinh viên đã tốt nghiệp hỏi lời khuyên về nghề nghiệp của họ.

Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI

Kỹ năng - Trang Đào - 15/04/2025 11:00
AI có thay thế công việc của chúng ta không?" - đó là câu hỏi đặt ra khi DeepSeek ra đời, đánh dấu bước tiến mới của công nghệ AI.

"Copy & Paste" sắp trở thành chuyện của quá khứ, Gen Alpha đang mở ra một kỷ nguyên mới

Phong cách sống - Trang Vũ - 15/04/2025 10:00
Thế hệ này hứa hẹn sẽ mang đến những sáng tạo đột phá.

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Từ sách - Phim - Thu An - 15/04/2025 09:00
Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.

Xem phim 'Sex Education', tôi quyết dạy con 'Chọn bạn mà chơi'

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 15/04/2025 08:00
Tình bạn như một ngọn gió, có thể đưa con vươn xa hoặc cuốn con vào những lối mòn khó quay lại.

7 thói quen của nhiều người có thể "hạ đo ván" sức khỏe bất cứ lúc nào

Kỹ năng - Mỹ Diệu - 14/04/2025 13:00
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn vô tình hình thành một số thói quen nhỏ và có thể bạn đang đắm chìm trong những thói quen đó. Nhưng những hành động nhỏ giúp bạn cảm thấy sảng khoái trong chốc lát thực chất có thể tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe.

Choáng váng trước cơn bão sa thải, nhớ ‘xốc’ lại tinh thần với lời dặn của Tư Mã Ý

Suy ngẫm - Diệu Đan - 14/04/2025 12:00
Tư Mã Ý xác thực là một đời thành công, không còn gì có thể nghi ngờ nữa. Cuộc đời ông chính là minh chứng của câu nói: Người trụ tới cuối cùng, đứng trên vạn người, chính là người khôn ngoan nhất.

Google thử nghiệm "Chế độ AI": Hỏi đáp phức tạp, đa chiều như ChatGPT

Kỹ năng - Nghĩa Nguyễn - 14/04/2025 11:00
Google đang thử nghiệm một tính năng mới đầy tham vọng cho công cụ tìm kiếm của mình mang tên "Chế độ AI" (AI Mode).

Trong nỗi đau khi con gái bị sát hại, nữ diễn viên Bạch Băng Băng vẫn lan tỏa cách giáo dục nhân văn

Truyền cảm hứng - Bảo Tín - 14/04/2025 10:00
Bà đã trải qua 7 năm kiếm con thất bại dù nỗ lực 16 lần thụ tinh nhân tạo, sau khi con gái đầu lòng chết.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 16/04/2025