'Huế – Nhớ Mạ ta xưa': Câu chuyện gìn giữ hồn ẩm thực Huế

Nhật Hạ25/06/2024 11:00
'Huế – Nhớ Mạ ta xưa': Câu chuyện gìn giữ hồn ẩm thực Huế

Tại sự kiện ẩm thực "Huế - Nhớ Mạ ta xưa” trong chuỗi “Hương vị quê nhà" diễn ra vào tối 22.3, câu chuyện gìn giữ hồn ẩm thực Huế xưa trong nếp nhà được kể một cách mộc mạc, hồn hậu từ người con xứ Huế.

Huế là vùng đất cố đô, nơi nghệ thuật ẩm thực mang dấu ấn riêng với vẻ đẹp của sự tao nhã, tinh tế và đa dạng, từ ẩm thực cung đình đến ẩm thực dân gian. Trong đó, người phụ nữ Huế góp một vai trò quan trọng việc gìn giữ ẩm thực Huế, bởi chính họ được trao truyền những bí quyết nấu nướng từ các bà các mẹ theo truyền thống gia đình. Thế hệ nối tiếp thế hệ, họ như những nghệ nhân gìn giữ nét đẹp của ẩm thực Huế qua mỗi bữa ăn hàng ngày trong nếp nhà. Có lẽ vì thế, những người con xứ Huế dù đi đâu, làm gì cũng không thể quên mùi bếp thân thương của mạ mình. Câu chuyện được kể từ những người con xứa Huế thuộc hai thế hệ: Mạ Nguyễn Thị Thương và Tiktoker Đào Hữu Quý.

Mạ Thương - người phụ nữ Huế giữ hương vị quê hương trong nếp nhà

Mạ Thương là mẹ của kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp thuộc Công ty A21studio – người thiết kế hầu hết các công trình của Hum Ventures (chủ quản chuỗi dịch vụ hiếu khách với các thương hiệu Hum Dining, Mặn Mòi, The Bloom, Chill Corner và Vườn Trong Phố).

thongmedia_046-lon.jpeg
Mạ Thương bên những món bánh nậm, bột lọc đặc sản xứ Huế

Mạ Thương rời Huế vào Nha Trang sinh sống đã hơn 50 năm, nhưng dù ở Nha Trang hay đi đến nơi đâu, bà vẫn mang theo bên mình những món Huế. Như một người mẹ, người vợ, hàng ngày bà nấu nướng như một lẽ tự nhiên dung dị, nấu từng bữa ăn cho chồng con, cứ thế nấu nhiều thì sẽ ngon và chuẩn vị.

thongmedia_059.jpg
Bà đang hướng dẫn cách thực hiện chiếc bánh bột lọc

Dù đã lớn tuổi, bà vẫn thích tự làm các món Huế cho con cháu thưởng thức. Với các món bánh nậm, bột lọc hay bánh canh tôm, bà thường tự mình đi chợ mua bột, lá chuối và các nguyên liệu, rồi về tự nhồi bột, cắt bột, làm nhân bánh, tỉ mỉ chuẩn bị từng công đoạn để làm ra món ăn ngon cho gia đình. Anh Nguyễn Hòa Hiệp chia sẻ, nhà anh ở Sài Gòn có trồng sẵn bụi chuối trong sân. Để mỗi lần Mạ vào, đã có sẵn lá chuối cho Mạ gói bánh nậm, bánh lọc. Mạ làm rất nhanh mà rất ngon. Có lẽ trong mắt của những đứa con, món của mẹ bao giờ cũng ngon nhất vì được nêm nếm đặc biệt với ‘gia vị yêu thương’.

thongmedia_044-lon.jpeg
Bánh bột lọc, bánh nậm ngày nay chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng ở nhiều quán ăn trong Sài Gòn. Tuy nhiên, hương vị bánh và nước chấm có thể khác nhau. Điều khác biệt là món ăn do Mạ Thương làm ăn với nước mắm mặn

"Người Huế làm gì cũng làm từ từ"

Đó là câu nói hóm hỉnh của Đào Hữu Quý – một Tiktoker đang sinh sống và làm việc tại Huế. Tại sự kiện ẩm thực “Huế - Nhớ Mạ ta xưa” ở Mặn Mòi (TP.Thủ Đức, TP.HCM), anh đã chia sẻ câu chuyện ẩm thực theo cách của một người trẻ gìn giữ và lan tỏa vẻ đẹp của văn hóa Huế trong thời hiện đại.

Khi còn bé, Quý sống với mệ nội và lớn lên cùng những câu chuyện của mệ và những người bà, người o nơi làng quê xứ Huế. Anh luôn bị hấp dẫn bởi những câu chuyện thời xa xưa và thấm đẫm trong không gian giàu bản sắc của vùng đất cố đô. Điều đó đã thôi thúc anh quyết định xây dựng kênh truyền thông trên mạng xã hội để giới thiệu nhiều hơn về ẩm thực, văn hóa, làng nghề của Huế.

Trong sự kiện ẩm thực này, một trong những món Quý giới thiệu là bún giấm nuốc, món ăn làm từ sản vật xứ Huế mà anh đã được học từ các mệ, các o. Có thể nói, Bún giấm nuốc nguyên bản được biết đến là món ăn mùa hè vì con nuốc chỉ xuất hiện mỗi năm một lần vào đúng mùa hè ở các vùng nước lợ của Huế. Theo TikToker Hữu Quý: “Con nuốc là lộc trời ban vì mỗi năm theo mùa, người dân chỉ được ăn 1 lần. Có khi là chờ 4 năm…”.

thongmedia_111-lon.jpeg
Tại gian bếp này, Mạ Thương làm món bánh canh bột lọc Huế và Tiktoker Hữu Quý thực hiện món bún giấm nuốc để thực khách được thưởng thức món ăn sản vật Huế

Chính vì sự xuất hiện hiếm hoi theo mùa của con nuốc mà ngày nay người ta thay thế nguyên liệu này bằng sứa biển để làm món ăn này phổ biến hơn. Nét độc đáo và kỳ công của món ăn chính là cách chế biến 2 loại nước dùng: một loại được nấu từ gan kết hợp với tương bần, đậu phộng cùng mè; và một loại từ cá bống thệ bắt trên sông Hương. Có thể nói vị ngọt thanh pha lẫn đậm đà khi kết hợp 2 loại nước dùng này cùng với bún và các nguyên liệu như nuốc, chả cua giã tay, tôm, thêm chút bánh tráng, rau sống, tương ớt cay nồng đặc trưng của Huế sẽ là một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Nói đến ẩm thực Huế không thể không nhắc đến sự phong phú của các loại bánh ngọt và chè. Tại sự kiện, Quý còn tái hiện cách làm bánh bó mứt, một món bánh dân gian thường được làm vào các dịp trong nhà có tiệc, giỗ ông bà hay đơn giản khi trong vườn nhà người Huế có nhiều trái cây được mùa chín rộ, mấy mạ thấy tiếc vì không ăn hết thì sẽ đem làm bánh, hoặc cuối năm khi trong nhà làm mứt đón tết có những thứ mứt vụn còn dư cũng sẽ được tận dụng làm bánh bó mứt. Quý giải thích để bó món bánh này, người Huế sẽ không dùng găng tay mà dùng tay trần của mình để cảm nhận nhiệt từ bánh. Mứt thì dùng 6 loại, trong đó có 3 loại mứt khô, 3 loại mứt ướt…

thongmedia_147-lon.jpeg
Tiktoker Đào Hữu Quý tái hiện cách làm bánh bó mứt

Tùy vào từng mùa mà sử dụng loại trái cây có sẵn của địa phương để làm mứt, độ đường cho từng loại mứt cũng khác nhau. Trái cây cắt sợi và ngâm với đường trong 8 tiếng, rim mứt với lửa liu riu đến khi mứt cạn nước, để mứt nguội.

Bột được dùng là loại bột làm từ gạo nếp ngon nhất xứ Hương Vinh, được làm sạch đem rang cùng lá dứa cho thơm và xay ra thật mịn.

Khi làm, người Huế sẽ rải một lớp bột nếp, chọn loại mứt mà mình thích, mỗi thứ một ít, vừa trộn bột và mứt vừa bó lại đến khi mứt bên trong và ngoài có độ ráo. Để bánh nghỉ qua đêm rồi cắt thành tiếng miếng vuông, gói trong giấy kiếng.

Bánh sau đó được đặt trong chiếc hộp ngũ sắc - mang yếu tố ngũ hành đặc trưng của văn hóa Phương Đông.

Không chỉ được thưởng thức các loại bánh thơm thảo, tại chương trình ẩm thực "Huế - Nhớ Mạ ta xưa", thực khách còn được thưởng vị trà mộc liên đặc sản nổi tiếng xứ Huế trong khi có thể cùng tham gia trải nghiệm xếp hộp giấy ngũ sắc xinh xắn dùng để đựng trà bánh theo kiểu truyền thống Huế.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Lễ hội sông nước 2024 mang về cho TP.HCM hơn 4.200 tỉ đồng

Theo Sở Du lịch TP.HCM, doanh thu du lịch và dịch vụ tại Lễ hội sông nước TP.HCM 2024 đạt 4.250 tỉ đồng. Công suất phòng bình quân tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn quận 1 tăng 20% so với thường kỳ.

Lễ hội sông nước - Tới bến Bình Đông thưởng thức trái cây nghe đờn ca tài tử

Tuần lễ trái cây “Trên bến dưới thuyền” ở bến Bình Đông (Q.8 TP.HCM) mang đến cho người dân và du khách những nét văn hóa của vùng đất phương Nam đờn ca tài tử, lễ hội trái cây...

Lễ hội sông nước: 'Lung linh dòng sông hát' - trình diễn drone nghệ thuật trên sông Sài Gòn

Lung linh dòng sông hát” - chương trình bế mạc Lễ hội sông nước TP.HCM 2024 sẽ mang đến cho người dân và du khách màn trình diễn nghệ thuật của hơn 1.100 drone trên sông nước Sài Gòn.

Lễ hội sông nước - Đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc thưởng thức mỹ vị chợ nổi miền Tây Nam Bộ

Đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc thưởng thức ẩm thực miền Tây Nam Bộ là một trải nghiệm thú vị trong Lễ hội sông nước TP.HCM 2024.

Nghe bài hát nhóm K-pop ảo biểu diễn tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về AI

Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo "AI for Good" 2024, nhóm nhạc ảo K-pop Lterniti trình diễn ca khúc "DTDTGMGN" phát hành năm 2022 cùng một bài hát khác là "Collapse".

Khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM: Chuyến tàu huyền thoại đã ra khơi

Câu chuyện của dòng sông Sài Gòn đã được tái hiện bằng vở đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại” trong đêm khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM 2024.

Lễ hội sông nước - Thưởng thức mỹ vị chợ nổi trên kênh Nhiêu Lộc

Một trong những nét mới của Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 là hoạt động mang tên “Mỹ vị chợ nổi” diễn ra tại bến nội đô Nhiêu Lộc (1 Hoàng Sa, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM).

TP.HCM cấm xe nhiều tuyến đường phục vụ Lễ hội sông nước

Sở Sở GTVT TP.HCM thông báo cấm xe 29 tuyến đường trong thời gian tổ chức Lễ hội sông nước lần thứ 2 nhằm tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024