Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – Vì sao trước đây không để bảng hiệu chợ Bến Thành?

Quang Thịnh16/11/2022 08:00
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – Vì sao trước đây không để bảng hiệu chợ Bến Thành?

Vẫn còn đó những điều mới mẻ sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú về ngôi chợ hơn 100 tuổi này.

Chợ Bến Thành luôn là ngôi chợ nhộn nhịp trong những câu chuyện ký ức của thị dân hoặc được nói đến rất nhiều trong những đề tài khảo cứu về vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Nó quen thuộc đến mức ai cũng nghĩ rằng đã biết hết về ngôi chợ này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những điều mới mẻ sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú về ngôi chợ hơn 100 tuổi.

Ngôi chợ nhiều tên gọi nhưng không có bảng tên

Năm 1860, chợ Bến Thành được người Pháp xây dựng đơn sơ nằm trên bờ kinh Lớn. Tuy ngôi chợ đã xuất hiện từ rất sớm trên nhiều bưu ảnh nhưng có một điều khá lạ là chưa bao giờ cái tên Bến Thành được viết một cách chính thức. Trên các bưu ảnh xưa, chợ được gọi bằng nhiều tên như chợ trung tâm/chợ chính (marché central); có khi chỉ ghi vỏn vẹn là chợ (marché); hoặc “táo bạo” nhất thì cũng chỉ ghi là chợ Sài Gòn (marché de Saigon).

Từ năm 1914, chợ Bến Thành được dời về vị trí như ta thấy hiện nay với quy mô rộng lớn và khang trang hơn. Dù vậy, trong các bưu ảnh vẫn không nhắc cái tên chợ Bến Thành: có bưu ảnh ghi là tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales); cũng có khi là chợ lớn (grand marché - không viết hoa kiểu tên riêng); nhưng đa số được ghi một cách chung chung là chợ trung tâm/chợ chính (marché central). Đó là kể sơ qua cách mà người Pháp gọi ngôi chợ này trên bưu ảnh, chứ trên thực tế thì cổng chợ chưa bao giờ treo bảng tên.

Càng lạ hơn, khi tiếp quản ngôi chợ Bến Thành từ người Pháp sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn vẫn không treo bảng tên ở cổng chợ. Ai đi chợ này thời đó đều thấy phía trên mặt tiền chính của chợ chỉ là một mảng tường quét vôi màu vàng cam.

Duy chỉ có một thời gian ngắn chợ được đặt tên là chợ Quách Thị Trang để ghi nhận sự kiện cô nữ sinh Quách Thị Trang ngã xuống trong cuộc biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm tại công viên Diên Hồng (trước cửa Nam) năm 1963. Nhưng bảng tên chợ Quách Thị Trang cũng chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị lặng lẽ gỡ đi. Hồi 1973, tôi cùng bạn bè lên nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi mua sách. Lúc đi ngang cổng chính của chợ, thấy treo kín các bảng quảng cáo kem đánh răng Perlon và giày Bata, đám học trò lớp Sáu chúng tôi cứ tưởng tên chợ là… Perlon hay Bata.

Chợ từng mang tên nữ sinh Quách Thị Trang trong thời gian ngắn - Ảnh tư liệu

Người Sài Gòn xưa nay vẫn thường gọi là chợ Bến Thành

Mặc cho việc chợ không có bảng tên và không hiện diện trên các văn bản chính thức nào của chính quyền, người Sài Gòn từ những ngày đầu tiên vẫn luôn gọi là chợ Bến Thành. Không những thế, ngôi chợ còn được ưu ái vô ca dao hẳn hoi. Cụ thể năm 1904, Sài Gòn gặp một cơn bão rất lớn, thường gọi là bão năm Thìn. Trận bão lụt này làm thiệt mạng hàng ngàn người và được lưu truyền trong những câu ca dao xưa:

Bến Thành nóc chợ cũng bay

Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường.

 

Một câu ca dao khác lại vẽ ra khung cảnh tiếng còi tàu và tiếng lao xao của khách bộ hành khi tiến gần chợ Bến Thành:

Mười giờ tàu lại Bến Thành

Xúp lê còi thổi bộ hành lao xao

Trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca (xuất bản năm 1909), tác giả Nguyễn Liên Phong đã dành hơn 50 câu thơ nói về ngôi chợ này trước khi nó được dời sang vị trí mới:

Bến Thành chợ rộng tứ vi

Mấy cửa hàng xén ở thì quanh năm

Chỗ ăn, chỗ ở chỗ nằm....

Khi dời sang vị trí mới như hiện nay (từ năm 1914), ngôi chợ khang trang này lập tức trở thành niềm cảm hứng mới cho các tao nhân mặc khách:

Chợ Bến Thành mới

Kẻ lui người tới

Xem tứ diện rất xinh

Thấy em tốt dáng tốt hình

Chẳng hay em có chốn duyên tình hay chưa?

Phải chăng đó là cách người Sài Gòn - Gia Định xưa thể hiện nỗi niềm lưu luyến về một ngôi chợ có thật trong buổi đầu của vùng đất Bến Nghé này? Khác với thế hệ cố cựu, nhiều người sinh ra và lớn lên sau này, nhất là những người nhập cư từ xứ khác đến Sài Gòn, lại gọi tên chợ theo cách gọi của người Pháp: chợ Sài Gòn.

Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi mon (xi măng)

Giã em ở lại vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô
(hoặc: Anh về ngoài nớ, khó còn ra vô).

Đến năm 1975, người Sài Gòn cũng như các nơi quen gọi phần sót lại của ngôi chợ trên đường Nguyễn Huệ là chợ Cũ và chợ Bến Thành là chợ Mới hay chợ Sài Gòn. Sau năm 1975, chợ lần đầu tiên chính thức được đặt bảng tên chợ Bến Thành trước cổng chính (cổng Nam) và từ đó đến nay trở thành tên gọi phổ biến với mọi người.

Tại sao chính quyền thành phố Sài Gòn trong nhiều thời kỳ khác nhau lại không thực hiện một thao tác rất đơn giản, đó là đặt bảng hiệu là chợ Bến Thành cho phù hợp với thói quen gọi tên của người dân? Thử lý giải điều này, người viết thấy rằng có một chi tiết quan trọng, đó là ngôi chợ cũ được xây dựng vào năm 1860 trên đường Charner - nay là đường Nguyễn Huệ (và cả ngôi chợ mới được xây năm 1914 tại vị trí đầm Bồ-rệt) đều không được xây dựng trên nền chợ Bến Thành ban đầu. Có lẽ cũng chính vì thế mà chủ đầu tư xây dựng chưa bao giờ gọi cả hai ngôi chợ (cũ và mới) này là chợ Bến Thành.

Bí ẩn vị trí đầu tiên của chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành xuất hiện lần đầu tiên trong Gia Định thành thông chí, được Trịnh Hoài Đức miêu tả như sau: “Chợ Bến Thành - Phố, chợ, nhà cửa trù mật, ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang đón chở khách buôn ngoài biển lên bờ. Đầu phía bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thức hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền…”.

Về vị trí của ngòi Sa Ngư có hai giả thiết. Đa số các nhà nghiên cứu am hiểu về Sài Gòn xưa như Trần Văn Giàu, Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam đều cho rằng ngòi Sa Ngư là một (trong hai) đường nước song song dẫn từ sông Sài Gòn hiện nay vô thành Phiên An (thời kỳ đầu thuộc Pháp là kinh Chợ Vải, sau gọi là kinh Charner, hiện nay là đường Nguyễn Huệ). Từ đó, kết luận rằng chợ Bến Thành đầu tiên nằm từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có giả thiết thứ hai cho rằng chợ Bến Thành nằm hai bên cầu Thị Nghè với lập luận rằng ngòi Sa Ngư là rạch Văn Thánh hiện nay. Cả hai đều có những chứng cứ, lập luận đáng tin cậy về vị trí chợ Bến Thành ban đầu.

Mặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợ - Ảnh tư liệu.

Số phận chợ Bến Thành sau cuộc thảm sát

Cuộc thảm sát những người liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1835 mang tính hủy diệt lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Đến mức Trương Vĩnh Ký trong Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs (Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận) xuất bản sau đó 60 năm phải đau đớn thốt lên bằng tiếng Latin trong bài viết toàn tiếng Pháp: Vae victic (Khốn cho kẻ chiến bại).

Có những số liệu khác nhau về số người bị giết sau cuộc nổi dậy thất bại này. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược ghi 1.831 người, Nguyễn Phan Quang căn cứ vào những bản mật tấu nói 1.284 người, Trương Vĩnh Ký trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận nói 1.137 người. Nhưng dù con số nào thì có lẽ những người trong và ngoài thành Gia Định còn sống sau cuộc hãm thành đều đã bị giết sạch (thành Gia Định hiện nay là phạm vi bốn con đường: Lê Thánh Tôn - cổng chính thành, Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu và Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Cũng theo Trương Vĩnh Ký thì những người buôn bán lẫn khách hàng thường đi chợ Bến Thành (vốn cách thành khoảng hơn 600m) chắc chắn đã bị “hành hình tức khắc”. Đại Nam chính biên liệt truyện cũng có miêu tả sự kiện thảm sát này: “Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, trong và ngoài thành (Gia Định - thành Quy) vài dặm (đều) chém ngay không xét xử (biền tru), rồi đào một hố to vất thây lấp đất (...)”.

Dĩ nhiên, số phận của chợ Bến Thành đầu tiên được Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí (viết trước đó khoảng 20 năm) cũng vì thế mà bị xóa sạch vết tích sau cơn bão lửa binh đao này.

Theo Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.
4

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
5

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.

Đường đến tự do - Đừng đọc cuốn sách này nếu bạn chưa sẵn sàng hướng tới mục tiêu tự do tài chính

Một trong những câu nói đắt giá nhất trong cuốn sách là: “Tự do tài chính không phải là một số tiền, mà là một trạng thái tâm trí.”

Muôn kiếp nhân sinh 2 - Khổ đau của chúng ta là kết quả của những gì ta đã gây cho người khác

Sợi dây nhân quả vô cùng phức tạp nhưng nghiệp quả dù nặng đến đâu vẫn có thể giảm bớt nhờ sự hiểu biết, phát triển tình thương.

Nhân duyên mèo định – Qua rồi thời quẹt Tinder, hãy để chú mèo kết duyên cho bạn

Không cần một ứng dụng hẹn hò nào cả, chú mèo MacGyver vẫn có thể xe chỉ luồn kim, đi tìm một nửa hoàn hảo cho cô chủ của mình. Liệu bạn có muốn sở hữu một chú mèo như thế?

Ba bài học lớn từ Krishnamurti về 'Tự do đầu tiên và cuối cùng'

"Tự do đầu tiên và cuối cùng" là một cuốn sách trừu tượng và cần phải suy nghĩ, chắc chắn không dành cho hầu hết mọi người. Krishnamurti quan tâm nhiều hơn đến việc thể hiện những trải nghiệm của mình, điều mà đôi khi có thể khá khó hiểu.

'Cởi trói linh hồn' dẫn đến 'con đường hạnh phúc vô điều kiện'

“Cởi trói linh hồn” không chỉ là sự chiêm nghiệm của một nhà nghiên cứu lão làng mà còn là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa dẫn đến “sự tự do tuyệt đối”.

Dám tha thứ - Thù hận không phải vì giận dữ mà sợ bị tổn thương lần nữa

Chúng ta nghĩ rằng nổi giận là cách duy nhất giúp ta có được cảm giác an toàn. Vì thế, chúng ta không thể từ bỏ giận dữ và thù hận. Giận dữ và thù hận là tín hiệu báo chúng ta biết rằng chưa đủ an toàn để tha thứ.

Những khoảng lặng cuộc sống - Chiếc đàn piano màu gụ đỏ

20 năm sau tôi mới có cơ hội trở lại Missouri và ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Bất chợt, tôi nghe được tiếng đàn piano rất hay do một cô gái xinh đẹp chơi.

Chủ nghĩa Khắc kỷ - Sống mạnh mẽ như thép được tôi luyện

Các bậc thầy khắc kỷ ngủ trên giường cứng, phơi mình trong lạnh giá và đói khát để luyện khả năng chịu đựng. Con người hiện đại có thể học được gì từ lối sống “hành xác” này?

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 21/04/2024 11:00
Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Hóa ra "phong thủy" đẹp nhất của một người chính là 1 thứ này

Suy ngẫm - Trung Hạ - 21/04/2024 10:00
Hoa nở, bướm sẽ bay tới; nếu bạn ưu tú thì cuộc đời sẽ không bạc bãi.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Từ sách - Phim - Thu An - 21/04/2024 09:00
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Lời tiên tri Celestine - tấm bản đồ cho hành trình tỉnh thức

Từ sách - Phim - Mi Mi - 21/04/2024 08:00
“Lời Tiên Tri Celestine: Hành Trình Thức Tỉnh Tâm Linh Nhân Loại” có thể xem vừa là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu ly kỳ, vừa là cuốn sách tâm linh hấp dẫn khai phá về khía cạnh “ẩn” của cuộc sống, của con người.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024