1. Muốn bầu không khí trong gia đình luôn hòa thuận, điều kiện tiên quyết là mỗi thành viên phải biết kiểm soát cảm xúc, giữ vững sự “ổn định” trong cách giải quyết vấn đề và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Tránh xa 4 thứ: Cờ bạc, lười biếng, bạo hành và tranh giành.
3. Đừng bao giờ trông mong tiền lương của một người sẽ duy trì cả một gia đình!
4. “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Một gia đình cần phải sở hữu nguyên tắc và nề nếp riêng. Nói lý lẽ, không sợ vấn đề xuất hiện, chỉ sợ mọi người thấy khó mà lui, không biết nhường nhịn lẫn nhau.
Vợ chồng hòa thuận, mẹ chồng nàng dâu nói cười vui vẻ. Dạy dỗ con trẻ nên có phương pháp thích hợp, không nuông chiều, không giới hạn sự trưởng thành con con, càng không nên đập nát ước mơ của trẻ.
5. Kết hôn rồi, bạn đời và con cái là người thừa kế hàng thứ nhất, cũng là người thân cận nhất với mình. Bố mẹ giờ đây lại tụt xuống hàng thứ hai, trong nhiều trường hợp, họ không còn là đối tượng để bạn ưu tiên hàng đầu.
6. Sở hữu một vài mục tiêu nhất quán.
Có thể phân thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Ví dụ như cả nhà đều quyết tâm kiếm tiền và tiết kiệm, để cùng nhau đi du lịch đến một nơi nào đó. Hoặc là cùng dốc sức nuôi dưỡng đứa trẻ trở thành người tài năng, có ích cho bản thân và xã hội.
7. Mỗi thành viên trong gia đình cẩn biết nghĩ cho nhau, đứng vào vị trí của đối phương để nhìn nhận vấn đề, thấu hiểu và thông cảm. Nếu không làm được điều này, gia đình rất dễ tan đàn xẻ nghé, vợ chồng bất hòa, chia tay là chuyện sớm muộn.
8. Cùng nỗ lực phấn đấu kiếm tiền, bớt vài sự than vãn và tiêu cực. Chia sẻ cho nhau nghe chuyện tích cực để truyền tải năng lượng sống dồi dào, thêm vài phần thấu hiểu và ủng hộ. Những sợi dây liên kết tình thân nhờ vậy mà thêm bền chặt, khăng khít.
9. Nền tảng kinh tế quyết định kiến trúc hạ tầng. Gia đình cần phải có năng lực kiếm tiền, đồng thời cũng nên biết cách quản lý tiền bạc để góp ít thành nhiều, giàu có từ đây mà ra.
10. Mỗi thành viên đều nên rèn luyện thói quen tốt, không ngừng nhìn nhận lại bản thân, phẩm chất đạo đức vẫn nên đặt lên hàng đầu. Xây dựng một gia đình hòa thuận và phát triển vô cùng khó, mà hủy đi một gia đình lại chỉ trong phút chốc.
11. Bậc trưởng bối có cái nhìn đúng đắn về chính mình.
Nếu bản thân sở hữu năng lực mạnh mẽ và tài giỏi, có thể ủng hộ và góp sức cho cả gia đình. Nhưng nếu nhận thức được bản thân không thể làm được nhiều thứ cho con cháu, vậy thì ít “lao tâm khổ tứ”, hạn chế vẽ đường dẫn lối cho thế hệ sau để tránh bất hòa, mâu thuẫn.
12. Không nên “vui vẻ với người ngoài, nhưng về nhà lại trưng ra bộ mặt nóng nảy, khó gần”.
Đây là điều mà hầu như ai cũng mắc phải. Đi xa rồi mới biết, nhà mới đáng quý nhất. Do đó hãy đối xử với gia đình thân thiện hơn, thêm vài phần nhẫn nại, ít lời than oán trách móc.
13. Không nên gửi gắm hy vọng vào thế hệ sau, nên hành động từ chính mình. Không nên sống bằng tư tưởng “con cháu phải phụng dưỡng mình vì đó là trách nhiệm của chúng”. Sống dung dị hơn, dựa vào bản thân là chính, không trông mong vào bất cứ ai.
14. Cần nắm bắt đúng cơ hội và thời điểm.
Đời người, bước chuyển vận chẳng có mấy khi, nhưng nhiều người lại không thể nhận ra để trân quý. Giống như khi con cái lựa chọn chuyên ngành, phụ huynh lại nhắm mắt làm ngơ, một câu động viên cũng không có. Giống như khi cha mẹ nói thân thể không khỏe, con cái lại nghe mà để ngoài tai, đến khi bệnh chuyển nặng, tiền mất tật mang, hối hận cũng không kịp.
15. Đừng tin “Không ai giàu ba họ, khó ba đời”. Nếu mỗi thế hệ đều không biết thay đổi tư tưởng, không biết cách làm giàu, thì nghèo vẫn hoàn nghèo, con cái thừa hưởng “vận nghèo khó” của bố mẹ từ đời này sang đời khác.