Cảnh báo nạn catfishing trên mạng

Cẩm Bình09/02/2024 12:00
Cảnh báo nạn catfishing trên mạng

Catfishing là hành vi tạo danh tính trực tuyến giả nhằm mục đích chơi khăm, quấy rối hoặc lừa đảo người khác. Nó thường xuất hiện trên mạng xã hội hoặc nền tảng hẹn hò đang phổ biến để thiết lập quan hệ phục vụ ý đồ sai trái.

Đối tượng tạo danh tính giả còn có thể lấy được hình ảnh thân mật của nạn nhân hòng tống tiền, hoặc sử dụng thông tin cá nhân đánh cắp danh tính.

Thuật ngữ “catfishing” được cho bắt nguồn từ bộ phim tài liệu Catfish năm 2010, kể về chàng trai trẻ Nev Schulman bắt đầu mối quan hệ trực tuyến với một cô gái tên “Megan” nhưng hóa ra lại là phụ nữ lớn tuổi. Ở cuối phim, chồng người phụ nữ chia sẻ câu chuyện cá tuyết sống Alaska từng được xuất khẩu cùng cá da trơn (catfish) để giữ cho cá tuyết luôn hoạt động và cảnh giác - giống như ngoài đời mọi người phải không ngừng cảnh giác với người khác.

nan.jpg

Vì sao tạo danh tính giả?

Tổ chức Cybersmile Foundation cho biết có rất nhiều lý do, nhưng lý do phổ biến nhất là thiếu tự tin. Một người không hài lòng với bản thân có thể cảm thấy hạnh phúc hơn khi đóng giả thành người hấp dẫn hơn trong mắt người khác. Không loại trừ khả năng họ làm vậy nhằm chơi khăm, dấn thân vào một mối quan hệ khác ngoài mối quan hệ hiện tại, quấy rối hoặc tống tiền. Vài trường hợp còn vì muốn khám phá sở thích tình dục.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra đối tượng tạo danh tính giả thường là nam giới có học thức. Theo một nghiên cứu năm 2022 thì kẻ giả danh có thể theo tôn giáo nào đó, muốn xây dựng các mối quan hệ trực tuyến không bị ràng buộc bởi quá nhiều quy tắc trong cuộc sống thực.

Trong một nghiên cứu khác công bố năm ngoái, giảng viên tâm lý Evita March (Đại học Liên bang Úc) phát hiện người sở hữu đặc điểm tính cách mạnh mẽ như thích bạo dâm, biến thái nhân cách, ái kỷ thường tạo danh tính giả trên mạng cao hơn người bình thường.

Tại Mỹ lừa đảo tình cảm liên quan đến catfishing thuộc nhóm hành vi phạm tội trực tuyến gây thiệt hại tài chính lớn nhất. Trong năm 2022 tổng cộng 19.050 người Mỹ trình báo mất gần 740 triệu USD vào tay đối tượng lừa đảo hình thức này.

Tại Anh, Cục Thông tin lừa đảo quốc gia trong năm 2022 nhận hơn 8.000 trình báo về lừa đảo tình cảm với tổng thiệt hại 92 triệu bảng Anh (116,6 triệu USD). Mức thiệt hại trung bình là 11.500 bảng Anh (14.574 USD) mỗi nạn nhân.

Tại Singapore, lừa đảo tình cảm nằm trong số 10 hình thức lừa đảo được trình báo nhiều nhất. Số tiền đối tượng tạo danh tính giả lừa được tăng hơn 30% từ 33,1 triệu SGD (24 triệu USD) năm 2020 lên 46,6 triệu SGD (34 triệu) năm 2021.

Lực lượng Cảnh sát quốc tế (Interpol) ghi nhận quy mô catfishing ngày càng lớn do sự gia tăng của các “trung tâm lừa đảo trực tuyến” liên quan đến nạn buôn người ở Đông Nam Á. Nạn nhân buôn người bị ép trở thành kẻ lừa đảo, tạo danh tính giả tiếp cận nạn nhân mới.

Nạn nhân catfishing

Cybersmile Foundation cho biết trước đây catfishing thường xảy ra ở người trưởng thành thông qua các nền tảng hẹn hò, nhưng hiện tại lại trở nên phổ biến không kém ở thanh thiếu niên.

Nghiên cứu do ứng dụng nhắn tin Snapchat thực hiện năm 2023 với hơn 6.000 thanh thiếu niên Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) ở Úc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Anh, Mỹ cho kết quả 2/3 trong số họ hoặc bạn bè từng bị kẻ giả danh hoặc tin tặc nhắm đến hòng lấy cắp hình ảnh riêng tư phục vụ âm mưu tống tiền.

Người lớn tuổi dễ mất tiền do lừa đảo liên quan đến catfishing hơn. Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ ghi nhận trong năm 2021 số lượt trình báo bị lừa đảo của nhóm tuổi 18 - 29 tăng gấp 10 lần, tuy nhiên nhóm tuổi trên 70 lại mất nhiều tiền hơn.

Tại Úc, 1/3 số vụ lừa đảo tình cảm gây tổn thất tài chính, trong đó số tiền phụ nữ bị mất nhiều hơn nam giới, số tiền người lớn tuổi mất nhiều hơn người dưới 45 tuổi.

Theo chuyên gia công nghệ thông tin Ngô Minh Hiếu: “Lừa đảo tình cảm rất khó tránh. Đây là hành vi thao túng cảm xúc”.

Dấu hiệu catfishing

Dấu hiệu thứ nhất là kẻ giả danh bất ngờ liên lạc, trò chuyện thường xuyên và dành nhiều lời khen ngợi hòng nhanh chóng xây dựng mối quan hệ lẫn lòng tin. Chúng hiếm khi hoặc không bao giờ gọi điện hay thực hiện cuộc gọi video với nạn nhân. Tài khoản mạng xã hội của kẻ giả danh thường không có nhiều bạn bè và ít khi đăng bài. Tìm kiếm đối tượng giả danh bằng danh tính cho ra ít kết quả, câu chuyện chúng nói không nhất quán (chẳng hạn nơi sinh sống hoặc trường từng theo học thay đổi trong mỗi lần trò chuyện).

Một dấu hiệu điển hình khác là ai đó nói rằng đã sớm phải lòng bạn, đề nghị cung cấp hình ảnh nhạy cảm lẫn tiền bạc.

Nhiều kẻ thường sử dụng ảnh sẵn có của người khác để tạo danh tính giả. Mọi người có thể phát hiện bằng cách truy ngược nguồn ảnh. Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển cho phép kẻ giả danh tạo ra hình ảnh riêng dùng làm ảnh đại diện, tuy nhiên do chúng vẫn dựa trên mẫu thiết kế sẵn nên loạt công cụ như AI-Generated Image Detector sẽ giúp phát hiện ra.

Nên làm gì nếu bị nhắm đến?

Giới chuyên gia khuyên không nên trực tiếp chất vấn kẻ giả danh, thay vào đó hãy hỏi tại sao không sẵn lòng nghe điện thoại hay gặp mặt trực tiếp, hoặc hỏi làm sao lại có thể phải lòng bạn nhanh như vậy.

Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2020, giáo sư tội phạm mạng Fangzhou Wang (Đại học Texas) cùng đồng nghiệp gửi gần 200 tin nhắn răn đe đến những kẻ giả danh đang hoạt động. Tin nhắn khiến kẻ giả danh ít phản hồi hơn, thậm chí vài trường hợp thừa nhận hành vi sai trái.

Nạn nhân cũng nên cắt đứt liên lạc và ngừng gửi thêm tiền. Kẻ giả danh thường nhắm tới người tương tác nhiều.

Bảo mật tài khoản mạng đồng thời giữ kín thông tin cá nhân vô cùng quan trọng. Chuyên gia Hiếu khuyên nên đưa thông tin ngày sinh, số điện thoại, thư điện tử về chế độ riêng tư, dùng công cụ như Have I Been Pwned kiểm tra xem thư điện tử của mình từng bị xâm nhập hay chưa.

Catfishing không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, khiến nạn nhân thấy xấu hổ vì từng bị lừa hoặc không tin tưởng người khác nữa. Nếu bị tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm, nạn nhân sẽ luôn lo sợ hình ảnh bị phát tán trong tương lai.

Theo giảng viên March, nạn nhân catfishing nên tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc nói chuyện với gia đình, bạn bè.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên bảo vệ con cái mình bằng cách cân nhắc khi đăng hình ảnh hoặc nội dung khác về con lên mạng xã hội, đặc biệt khi chúng chưa đủ tuổi thành niên.

Catfishing có phải hành vi phạm tội?

Catfishing không rõ ràng là hành vi phạm tội, nhưng đi kèm với nó là tống tiền hoặc lừa đảo.

Thách thức chính trong xử lý lừa đảo trực tuyến là vấn đề thẩm quyền. Cảnh sát hoạt động ở khu vực lãnh thổ nhất định nhưng tội phạm lại hoạt động xuyên biên giới.

Giáo sư Wang cũng chỉ ra mạng riêng ảo (VPN), thông tin xác thực giả mạo và phương thức liên lạc ẩn danh khiến nỗ lực truy lùng kẻ giả danh trở nên cực kỳ khó khăn. Lực lượng hành pháp còn còn khó thu thập bằng chứng khi các đối tượng biết lợi dụng AI cho mục đích xấu.

Tại Mỹ năm 2023, một phụ nữ tạo danh tính giả lừa nhiều người đàn ông giàu có đã bị kết án với tội danh tống tiền và quấy rối qua mạng.

Nước Anh không xem catfishing là tội hình sự, nhưng việc sử dụng danh tính giả tham gia hoạt động phi pháp vẫn có thể bị trừng phạt.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

70% dân số có "năng lực tiềm ẩn" để hát karaoke chuẩn như ca sĩ, cách để "mở khóa"

Bí quyết không phải là chọn bài hát tủ. Thay vào đó, các nhà khoa học cho biết có một loại bài hát mà bạn sẽ hát hay hơn cả bài tủ của mình.
2

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Những điều "mọt sách" nên làm vào cuối năm

Nếu bạn là một "mọt sách" chính hiệu thì đừng bỏ qua bài viết này

Báo động tình trạng nội dung khiêu dâm tạo bởi AI nhắm vào phụ nữ và trẻ em

Theo đài CNN, vụ việc phát tán hình ảnh khiêu dâm giả mạo nữ ca sĩ Taylor Swift tuần qua gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng kẻ xấu dùng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên nội dung khiêu dâm gây tổn hại đến phụ nữ và trẻ em.

Cha mẹ không thể đưa con mình tiến xa, nhưng sách thì có thể!

Trên chặng đường trưởng thành của một đứa trẻ, người cuối cùng không nên lười biếng chính là cha mẹ.

Vì sao xu hướng tiêu tiền mặt lại lên ngôi trong bối cảnh thi nhau tiết kiệm?

Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt và tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng, việc tiết kiệm không còn chỉ là lựa chọn của riêng người trẻ Hàn Quốc mà đã trở thành xu hướng ở nhiều nơi.

Hiếu PC mách cách tránh mất tiền khi dùng ví điện tử, app ngân hàng

Giữ bí mật thông tin cá nhân, đặt mật khẩu an toàn, không ấn vào link lạ... giúp bạn chủ động bảo mật tài khoản khi sử dụng ví điện tử, app ngân hàng, chuyên gia Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) chia sẻ.

Chuyên gia marketing Đoàn Đức Thuận: Đọc "gắp thông tin" để làm giàu kiến thức có chủ đích và hệ thống

Mới đây bàn về sách và việc đọc sách, chuyên gia marketing chiến lược Đoàn Đức Thuận đã có chia sẻ thú vị với độc giả: nên đọc theo kiểu "gắp thông tin" để làm giàu kiến thức có chủ đích và hệ thống. Dưới đây là bài chia sẻ cụ thể của anh.

Hơn cả không có tiền, nỗi buồn lớn nhất của một gia đình là cha mẹ cứ nói 2 câu cửa miệng này

Cha mẹ là những người quan trọng nhất trong cuộc đời con cái và lời nói của cha mẹ cũng có sức nặng nhất định đối với con cái.

Lừa đảo deepfake và nguồn cung hình ảnh từ trò chơi ảnh chân dung AI

Ảnh chân dung trí tuệ nhân tạo từ trò chơi cho vui, cập nhật xu hướng hay sự vô tư “tiếp tay” tạo nguồn dữ liệu cho tội phạm mạng khai thác sử dụng trong deepfake trở thành công cụ lừa đảo.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Văn hóa - Tiểu Vũ - 18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Thay đổi quy trình

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/09/2024 12:00
Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.

10 điều người EQ cao thích làm nhất khiến họ đi đến đâu cũng được yêu mến

Kỹ năng - Đông - 18/09/2024 11:00
Điều gì khiến người EQ cao "mê tít”?

Bỏ quên nhẫn vàng trong túi rồi mang áo đi cho, người tìm thấy có hành động đẹp

Truyền cảm hứng - S.A - 18/09/2024 10:00
"Người tốt gặp người tử tế” - cư dân mạng nhận xét về sự việc.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Tủ sách - Đan Thanh - 18/09/2024 09:00
Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Mách nhỏ “Bí quyết học giỏi ở trường”

Từ sách - Phim - Quìn - 18/09/2024 08:00
Bí quyết học giỏi ở trường là cuốn sách bật mí cho các bạn một phương pháp học tập hiệu quả chỉ với những cây bút chì màu, giấy và bộ não của chính mình.

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/09/2024 12:00
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.

Bill Gates: Thành công không phải là có bao nhiêu tiền mà là cứu được bao nhiêu người

Suy ngẫm - Băng Băng - 17/09/2024 11:00
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".

Cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống dọn trường sau bão Yagi được xem như hoa hậu

Phong cách sống - Yến Anh - 17/09/2024 10:00
Cô giáo mầm non Hoàng Minh Diệp ở Yên Bái được dư luận tôn vinh thực sự là hoa hậu trong lòng nhiều người khi lấm lem bùn đất dọn trường để đón học sinh trở lại sau bão số 3

Chủ nhân màn chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, chia sẻ nguồn tiền để từ thiện

Truyền cảm hứng - SA - 17/09/2024 09:00
So với người ở tuổi cô Hà, tư duy về tiền của cô quả thật rất khác biệt. Chính nhờ những đồng tiền này, cô "sống ngẩng cao đầu" và luôn đặt thiện nguyện lên hàng đầu.

Sếp tồi - Trở thành sếp của chính mình

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 17/09/2024 08:00
Michelle Gibbings đã góp nhặt và chia sẻ những hiểu biết xương máu của mình trong "Sếp tồi", cuốn sách giúp bạn tìm ra cách thức để đối phó một người sếp tồi, quản lý sếp tồi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của chính mình trong thế giới công sở.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 18/09/2024