Hiện nay, với sự lan tỏa của việc đọc sách, các phương pháp đọc khác nhau thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Các câu lạc bộ đọc sách, điểm sách, cuộc thi đọc sách và các hoạt động khác cũng ngày một nhiều hơn. Ở Nhật Bản, cái gọi là "nghệ thuật đọc" chủ yếu đề cập đến các phương pháp và kỹ năng đọc nhanh. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần tăng tốc độ đọc, họ có thể đọc một số lượng lớn sách hiệu quả hơn, từ đó làm giàu thêm kiến thức của mình.
Hiện tại, có rất nhiều sách nói về phương pháp đọc nhanh trên thị trường. Một số cuốn sách thậm chí còn nói rằng nó sẽ giúp người đọc đọc hàng chục nghìn từ trong một phút. Các hiệu sách cũng không ngừng giới thiệu các cuốn sách liên quan tới kỹ năng đọc nhanh. Điều này phản ánh một khía cạnh rằng nhiều người cho rằng tốc độ đọc của họ quá chậm, vì vậy, thị trường sách đọc nhanh đã được sinh ra.
Theo Hiệp hội "đọc nhanh nhớ nhanh Nhật Bản", tốc độ đọc trung bình của người Nhật là 500 đến 800 từ mỗi phút. Cá nhân tôi, đối với một cuốn sách kinh doanh không quá dày, tôi thường có thể đọc nó trong 10 phút. Với ước tính khoảng 60.000 từ trong một cuốn sách, tốc độ đọc của tôi là khoảng 6.000 từ mỗi phút. Tuy nhiên, tốc độ đọc và chất lượng đọc (hiểu nội dung sách) không tương đương nhau.
Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong việc đọc là có thể diễn đạt (đầu ra) những thông tin có giá trị trong cuốn sách dưới dạng nói và viết. Chỉ khi làm được điều này, bạn mới thực sự được xem là "đọc sách".
1. Ngay cả khi bạn đọc chậm và chăm chú, nếu bạn không thể nhớ nội dung, điều đó sẽ rất lãng phí thời gian
Cũng có một số độc giả thích đọc chậm và chuyên sâu. Đọc chuyên sâu cũng có cái thú là đọc chuyên sâu, thư thái dạo chơi trong đại dương tri thức, tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc nhất trên đời. Tuy nhiên, đọc từng từ một cách chậm rãi sẽ mất rất nhiều thời gian.
Tất nhiên, đối với những người có nhiều thời gian thì không thành vấn đề, nhưng đối với những sinh viên bận rộn và những người lao động đi làm, thì việc đọc chậm và chuyên sâu là quá xa xỉ, và họ khó có thể dành ra nhiều thời gian cho việc chuyên sâu. Chưa kể, dù có đọc chậm đi chăng nữa, bạn chưa chắc đã hiểu được hết nội dung cuốn sách.
Có lẽ mọi người đều đã trải qua điều này. Đọc xong một cuốn sách, có thể là một tháng, nửa tháng, thậm chí một tuần, nội dung của cuốn sách về cơ bản là đã bị bạn quên mất. Trong tương quan so sánh này, sẽ hiệu quả hơn nếu đọc nhanh và vẫn nắm vững nội dung chính của cuốn sách.
Các nhân tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu mục đích của việc đọc. Nếu bạn đọc một cuốn sách chậm và chuyên sâu, bạn sẽ quên nó sau một thời gian, nếu nó là vì mục đích giải trí, tất nhiên là ok. Đối với những con người hiện đại bận rộn, nếu mục đích là tìm hiểu kiến thức, tôi sẽ không khuyên bạn nên dành nhiều thời gian cho việc đọc chuyên sâu.
Nếu bạn muốn thấm nhuần nhiều kiến thức hơn vào đầu mình trong một khoảng thời gian ngắn thì đọc nhanh là phù hợp hơn cả. Tất nhiên, đọc chuyên sâu cũng có lợi thế của nó. Giáo sư Michael Masson của Đại học Victoria ở Canada phát hiện ra rằng việc đọc chuyên sâu có thể khiến người ta hiểu nội dung cuốn sách một cách sâu sắc và kỹ lưỡng hơn. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp một cuốn sách mà bạn rất thích và có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng phương pháp đọc chuyên sâu để từ từ tận hưởng niềm vui khi đọc.
2. Chỉ cần bạn tìm được những "điểm chung", vừa đọc sách vừa làm việc khác, bạn cũng vẫn có thể nắm được nội dung tổng thể
Chẳng hạn, những cuốn sách dạy viết luận thường giải thích tầm quan trọng của việc viết ra một bài viết tốt. Những cách về mối quan hệ giữa các cá nhân sẽ giải thích sự cần thiết của việc xây dựng mạng lưới giữa các cá nhân. Sách kinh doanh cũng có những "điểm chung" nhất định, hoặc có những yếu tố nhất định không thể không kể đến. Vì vậy, không khó để nắm bắt được nội dung tổng thể của các cuốn sách ngay cả khi chúng ta đọc kiểu vừa đọc vừa bỏ qua.
Nhưng làm thế nào để có thể tìm thấy những "điểm chung" này? Tôi nghĩ trước tiên bạn nên hiểu chủ đề của cuốn sách, rồi hãy tìm ra "chủ đề ẩn sâu" trong sâu thẳm trái tim tác giả.
Đây là chìa khóa để tìm ra "điểm chung". Lấy ví dụ cuốn sách của tôi. Năm 2018, tôi đã xuất bản hai cuốn sách, một là "Năm cách để tạo ra những thay đổi ấn tượng trong bài viết của bạn" và "Kết quả tức thì! Nghệ thuật viết hiệu quả".
Cả hai cuốn sách đều dạy người đọc cách viết bài, nhưng chủ đề ẩn của chúng không giống nhau. Một là "kỹ năng viết mà ngay cả những người viết lách chuyên nghiệp cũng chưa chắc đã biết", và hai là "ý nghĩa được truyền tải bên ngoài bài viết."
Mục đích của việc đọc không phải để đọc thuộc lòng mà để tìm ra "chủ đề ẩn" mà tác giả muốn truyền tải trong khi tận hưởng niềm vui khi đọc. Đây là phần thú vị nhất của việc đọc. Ví dụ, những cuốn sách về phương pháp làm việc như "Quản lý thời gian", "Ghi chép" và "Giao tiếp" đều có một "chủ đề ẩn" hiểu chung, đó là "Những kỹ năng này nếu không được đưa vào thực hành thì sẽ là vô nghĩa, hơn nữa, nó chỉ có thể trở nên thành thục hơn trong quá trình giao tiếp trong thực tế". Trong những cuốn sách như phóng sự, chủ đề ẩn chủ yếu là "kiềm chế cảm xúc, cố gắng khách quan nhất có thể, và không nóng nảy".
Một cuốn sách có thể phản ánh con người của tác giả. Khi đọc, hãy cố gắng cảm nhận bản chất con người của tác giả, và bạn có thể khám phá các chủ đề ẩn dọc theo dòng bản chất con người.
3. Không thể áp dụng thực tế, không được tính là đọc
Đọc một cuốn sách sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không thể xuất ra, hay nói cách khác là không thể áp dụng nó vào thực tế. Đến giờ, về cơ bản tôi đã đọc 10.000 cuốn sách (đầu vào), và tôi đã viết gần 7.000 (đầu ra) bài. Trong vài năm qua, tôi đã đọc 1.000 cuốn sách mỗi năm và xuất bản 400 ghi chú đọc. Từ quá trình này, tôi đã đi đến một kết luận: cơ sở của đầu ra là "khả năng đọc hiểu".
Có bạn đọc rất nhanh, có thể đọc nhiều cuốn sách trong thời gian ngắn, nhưng nếu không hiểu được nội dung cuốn sách thì sẽ chẳng khác gì không đọc. Tương tự, dù bạn phải mất nhiều thời gian để đọc một cuốn sách chuyên sâu, nhưng nếu bạn chỉ đọc theo nghĩa đen mà không thể hiểu sâu về nó, bạn sẽ không thể đạt được hiệu quả đọc lý tưởng.
Nếu bạn không thể hiểu nội dung của cuốn sách, rất khó để tạo ra đầu ra hiệu quả.
4. Không hiểu thì không có đầu ra
Khi bạn đã đọc một cuốn sách và có thể xuất ra nó một cách hiệu quả, khi đó bạn mới được tính là thực sự đọc xong một cuốn sách. Để có đầu ra hiệu quả, việc hiểu nội dung sách là nền tảng. Vậy, chúng ta có thể làm gì để hiểu rõ hơn và sâu hơn nội dung cuốn sách? Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng khám phá một câu hỏi khác: Tại sao đọc một cuốn sách mà không hiểu nó nói gì?
Dưới đây là những lý do chính dẫn đến việc không thể hiểu được nội dung của cuốn sách. Nguyên nhân đầu tiên là bạn chưa nắm vững kỹ năng đọc hiểu. Đọc đòi hỏi kỹ năng. Một trong số đó là "kỹ thuật ghi chú" phổ biến. Cách bạn ghi chú trong khi đọc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiểu và ghi nhớ của bạn.
Lý do thứ hai, cuốn sách tôi đọc, nằm ngoài khả năng hiểu của tôi. Để cải thiện khả năng đọc hiểu, việc thử thách một cuốn sách cao cấp hơn một chút so với khả năng hiểu hiện có của bản thân là điều đáng khen ngợi. Tuy nhiên, đối với một người mới bắt đầu, nếu bạn cứ bất chấp đọc một cuốn sách vượt xa khả năng hiểu của mình thì nó lại là không phù hợp. Ví dụ, những người chỉ có trình độ tiếng Anh A1 có thể đọc các bài báo trình độ tiếng Anh B1, và họ vẫn có thể hiểu được nếu họ chăm chỉ và tra từ điển.
Nhưng nếu những người có trình độ tiếng Anh A1 bắt đầu thử thách các bài viết của C2 cho trình độ cao cấp hơn, chắc chắn sẽ rất khó đọc và thậm chí làm giảm hứng thú với tiếng Anh của họ. Tất nhiên, tôi không phủ nhận những động lực để thách thức những mục tiêu cao hơn, nhưng sẽ dễ thành công hơn nếu bạn bắt đầu thử thách theo từng giai đoạn.
Chia mục tiêu cao cả thành nhiều mục tiêu nhỏ, chia nhỏ từng mục tiêu, cuối cùng bạn thực hiện được lý tưởng của mình.
5. Hãy lặp đi lặp lại chu trình "đầu vào và đầu ra" để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và hiệu quả
Đọc nhiều thì lượng kiến thức nhập vào đầu óc sẽ tự nhiên tăng lên. Đồng thời, tôi đề nghị bạn nên có đầu ra phù hợp. Sau khi đọc một cuốn sách, nếu bạn có thể sử dụng những gì mình đã đọc áp dụng vào đời sống hàng ngày, điều đó có nghĩa là bạn đã có những bước phát triển nhảy vọt.
Tất nhiên, đọc sách để nhận được tất cả các loại thông tin và nhập nhiều kiến thức vào tâm trí không chỉ là một điều hạnh phúc, mà còn có thể giúp bản thân phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ có đầu vào và không có đầu ra, thứ chúng ta thay đổi chỉ là thế giới tinh thần của chính chúng ta, và sẽ không có gì thay đổi trong thế giới thực xung quanh.
"Đầu ra" chính xác là gì? Thực chất, đó là "gửi thông tin" và "hành động" ở thế giới bên ngoài. Như tôi đã nói ở phần đầu, tiền đề chính của việc đọc là "tận hưởng niềm vui khi đọc", nhưng đồng thời, để phát triển thông qua việc đọc, bạn phải "xuất ra" sau khi đọc.
Hy vọng bạn sẽ rèn luyện cho mình chu trình "đầu vào và đầu ra" thường xuyên để có thể đạt được mức tăng trưởng nhảy vọt trong tương lai. Đừng để những gì đã đọc và cả những khoảng thời gian bạn dành ra cho việc đọc là phí công vô ích.
Theo SOHU