1. Khiến cho mục tiêu trở nên thực sự rõ ràng
Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một Yogi (người thực hiện các bài tập Yoga một cách đều đặn và liên tục), nhưng phòng khách bạn luyện tập có những bức tường trắng nhàm chán và TV luôn bật, thì việc tìm kiếm động lực có thể rất khó khăn. Để thảm Yoga của bạn ở nơi dễ nhìn thấy, quy định chỉ bật TV theo một lịch trình nhất định và treo một tấm áp phích trên tường nhắc nhở bạn về việc tập luyện chẳng hạn.
Con người thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh. Những đại lý cho rằng cửa hàng của họ cố gắng tác động đến người mua, và các nhà thiết kế nội thất nghiên cứu việc không gian và các dấu hiệu thị giác có sự ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta cảm nhận. Ở đây, bối cảnh xung quanh là chìa khóa mấu chốt. Hãy để những thứ bạn không muốn nhìn thấy ở ngoài tầm mắt, và giữ lại những gì mình thích. Bạn có thể thấy mình tự nhiên cảm thấy gắn bó hơn.
2. Nỗ lực theo cách thông thường
Chỉ đọc một trang sách mỗi ngày sẽ dễ hơn nhiều so với đọc một chương. Bạn hãy bắt đầu từ đó, chọn những thứ nhỏ, dễ dàng và thuận tiện. Nếu bạn muốn đi bộ hàng ngày? Hãy đi con đường thẳng, con đường có dốc hoặc không có dốc. Bạn muốn đi tập gym? Hãy chọn nơi gần nhà bạn nhất.
Mỗi khi gặp trở ngại (phòng tập ở xa, đoạn đường có nơi mà bạn không thích), thông thường sẽ khiến bạn cảm thấy nản. Vào cuối một ngày dài làm việc, động lực để tập luyện sẽ có thể không hoạt động. Vì vậy, bạn hãy làm nó, đừng để mọi thứ làm giảm đi khí thế của bạn. Hãy để chảo và các nguyên liệu bạn muốn sử dụng cho bữa sáng lành mạnh của mình trên ban công, đồ tập thể dục của bạn trước cửa nhà,...
3. “Làm giả” nó cho đến khi bạn tạo ra được nó
Nếu bạn muốn chạy thật nhanh và giành chiến thắng trong một cuộc thi marathon, hãy tự nghĩ rằng mình chính là một vận động viên. Khi bạn biến thứ bạn muốn trở thành một phần bản sắc của mình, bạn sẽ thích nghi một cách tự nhiên hơn với dòng chảy và các chi tiết cụ thể của nó. Lúc ấy, thói quen sẽ tự nhiên hình thành trong bạn.
Chúng ta có thể đã nghe nói về điều này có “làm giả nó cho đến khi bạn tạo ra nó”, nhưng có nhiều điều hơn là chỉ “làm giả”. Tính cách mô tả cách chúng ta suy nghĩ và hành động, bằng việc thay đổi nó, các thói quen của chúng ta chắc chắn sẽ dần được hình thành. Ngoài ra, bằng cách tập trung vào điều gì đó bạn cảm thấy là quan trọng, bạn sẽ tạo ra một phản ứng cảm xúc được gọi là “sự nâng cao”, một trạng thái động lực, nơi mọi người muốn trở nên tốt hơn.
4. Lặp lại theo một cách hài lòng kỳ lạ
Tạo vòng lặp thói quen tích cực của riêng bạn, bằng cách tự thưởng cho bản thân khi bạn đã có sự cố gắng thực hiện một thay đổi nhỏ thường xuyên. Hãy tạo ra một hệ thống “phần thưởng” cho riêng mình. Bạn có thể chọn checkmark nếu điều đó phù hợp với bạn, hoặc, vì bộ não của chúng ta yêu thích sự ngẫu nhiên, hãy đi tìm chiếc lọ đựng những món quà đã được viết sẵn.
Giá trị của thói quen trong bộ não của chúng ta là giảm lãng phí năng lượng. Và việc lặp đi lặp lại một thói quen là một điều tốt. Bạn càng chọn thói quen mà bạn ưa thích, bạn càng dễ bị lặp lại nó. Và bộ não của chúng ta có dây thần kinh để tiếp nhận những thứ bạn tự thưởng cho bản thân. Vì vậy, kể cả khi phần thưởng chỉ là một cái gì đó nhỏ, thì điều đó vẫn có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong bức tranh lớn.
5. Khiến cho các vòng lặp của bạn được hoạt động
Tạo thói quen bằng cách xác định thời điểm cho những điều bạn muốn thiết lập. Thời gian và địa điểm là hai câu thần chú để quyết định được bạn muốn làm gì, vào lúc nào và ở đâu. Bạn có thể uống một ly “sau ly cà phê sáng của tôi” hoặc “trước bữa tối”, nhưng hãy nói cụ thể về địa điểm và hành động đang diễn ra ở đó.
Như “Sau bữa cà phê sáng, tôi sẽ duỗi lưng và vai trong 15 phút ở phòng khách”. Điều này sẽ giúp xác định chính xác những gì bạn cần mỗi ngày, cho phép bạn theo dõi và tập trung vào các thói quen mới (hãy nhớ rằng đó là những điều nhỏ nhặt).
6. Tìm ước mơ, từ bỏ mục tiêu
Bạn yêu thích ẩm thực, bạn có thể nấu ăn rất ngon và bạn nhận ra rằng mình muốn trở thành một đầu bếp. Xin chúc mừng! Bây giờ hãy dừng lại ở đó, đừng mơ mộng hão huyền hay xây dựng kỳ vọng của bạn về mức độ tuyệt vời khi bạn đạt được điều đó. Có mục tiêu và ước mơ là điểm khởi đầu cho những dự án mới.
Nhưng nếu chuyển đổi mong muốn của mình thành những mục tiêu lớn, bạn có thể cảm thấy mình cần phải “làm cho nó lớn hơn hoặc đi về”. Và điều đó kích thích sự lo lắng không cần thiết. Hãy loại bỏ căng thẳng ra khỏi con đường của bạn. Bạn cũng sẽ tránh được “sự ngụy biện”, cạm bẫy tâm lý xảy ra khi chúng ta xây dựng kỳ vọng quá nhiều, và sau đó cảm thấy thất vọng khi chưa đạt được mục tiêu. Lời khuyên là hãy giữ nó nhỏ, giữ nó ổn định.
Theo: Bright Side