Những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) cao luôn hiểu một thực tế rằng, nếu muốn trở nên thuyết phục hơn, thậm chí là chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, họ cần thực hiện thành công 2 điều: tránh bị mất tập trung cũng như để cảm xúc chi phối, dẫn dắt cảm xúc của đối phương đồng thời điều khiển họ đi đúng con đường mà mình muốn.
Toàn bộ khái niệm này được gói gọn trong một phạm trù mang tên "Quy tắc thoát hiểm khẩn cấp". Phạm trù này nói về việc làm cách nào để giữ thể diện cho đối phương trong khi cuối cùng, họ vẫn phải đồng ý với quan điểm của bản thân bạn.
Bên dưới đây là một ví dụ minh họa dễ hiểu. Hãy tưởng tượng ban đang ở trong một đồn cảnh sát và chứng kiến khung cảnh viên cảnh sát thẩm vấn tội phạm. Người cảnh sát bắt đầu tra hỏi:
"Anh bước ra khỏi tiệm vàng với một mớ trang sức trên tay, nhưng anh có vẻ không phải là một người người xấu. Có lẽ anh đã không nhận ra nó thực sự đắt như thế nào?".
"Rõ ràng anh đang trong tình trạng say xỉn khi cảnh sát kéo anh đến. Tôi có đúng khi nghĩ rằng anh có thể chỉ uống một vài ly, và không nhận ra rằng mình có thể đã đi quá giới hạn?".
"Nhân chứng khai rằng chị đã lấy số tiền đó của chủ. Chị định sẽ trả lại trước khi bị mọi người phát hiện. Đó có phải là điều đã xảy ra không?".
Trong những mẫu chuyện trên, cảnh sát luôn cố gắng tạo cho những nghi phạm một lối ra dựa trên những hành vi mà có thể họ đã gây ra. Tuy nhiên, cuối cùng, mục đích của những câu chuyện này vẫn là khiến nghi phạm phải thừa nhận những gì họ đã làm – những yếu tố cấu thành nên hành vi phạm tội.
Không chỉ trong lĩnh vực tâm lý học tội phạm, ngay cả trong đời sống hàng ngày, phương thức này cũng được áp dụng khác nhiều, cụ thể là tại môi trường làm việc. Điều quan trọng nhất là, trong đa phần các trường hợp, đối phương thường không muốn xung đột mà họ chỉ muốn sự hài lòng.
Trí tuệ cảm xúc về cơ bản chính là thuật nắm bắt cảm xúc của đối phương để thông qua đó, lèo lái được cuộc hội thoại hay thương lượng và mang về kết quả tốt đẹp mà bản thân mong muốn. Để làm được điều này, sự khiêm nhường, cảm thông cũng như sâu sắc là điều cần rèn luyện. Và thông minh cảm xúc cũng vậy, cần một quá trình trui rèn để trở nên mạnh mẽ và sắc bén hơn.
Pháp Luật và Bạn đọc