"Ngoài tính cách khắc kỷ, anh ấy còn là một người cực kỳ hướng nội. Anh ấy nói rõ rằng anh ấy không muốn gặp tôi mỗi ngày. Và thực tế là, chúng tôi chỉ có thể hẹn hò mỗi tuần một lần hoặc thậm là chí hai tuần một lần.
Tôi đã học cách để hiểu cách giao tiếp không thông qua ngôn ngữ của người yêu mình để hiểu anh ấy hơn. Nhưng ngay cả như vậy, tôi lại không cố gắng đoán xem anh ấy đang cảm thấy gì. Anh ấy không bao giờ nổi giận với tôi, chưa bao giờ có một ngày ‘tồi tệ’ thực sự, nhưng cũng chẳng bao giờ chia sẻ những điều khiến bản thân bực bội hay thất vọng. Thậm chí cũng không đề cập đến những rắc rối của anh ấy.
Tôi tự hỏi phải chăng do mình chưa khiến anh đủ tin tưởng?
Tôi vẫn thường hỏi anh: “Hôm nay anh thế nào? Có gì vui không anh?”
Câu trả lời của anh ấy thì lại trăm lần như một: “Ờ, vẫn thế mà em. Chẳng có gì đặc biệt cả."
Đôi lúc điều này khiến tôi thấy khó chịu vì tôi đơn giản chỉ mong muốn có một cuộc trò chuyện thực sự. Hoặc chí ít là một chút phản ứng từ người yêu mình.
Tôi suy sụp và đặt trăm ngàn câu hỏi này nọ. Anh vẫn bình tĩnh trả lời tôi mọi thứ và nói với tôi rằng:
“Anh không giỏi biểu lộ cảm xúc, Erina à”.
Vấn đề là ở chỗ điều đấy không hề sai. Tôi không nghĩ mình có quyền trách anh vì sống đúng với chính mình, dù chỉ 1 lần.
Chúng tôi chỉ là không thực sự hợp nhau. Mọi người có thể hiểu lầm bạn (như việc tôi đã chưa hiểu được người đàn ông của tôi), nhưng mọi người cứ sống theo cách mình muốn. Rồi sẽ có một người thấu hiểu được bạn thôi.
Không có gì sai khi là người khắc kỷ. Bạn không muốn chia sẻ cảm xúc của mình, cũng như không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào của cảm xúc tiêu cực (hoặc coi rằng nó là thứ yếu, không cần thiết). Vậy thì ổn thôi, vì vốn điều đó không hề sai và bạn có quyền làm như vậy.
Không giỏi biểu lộ cảm xúc khác xa so với một người khắc kỷ.
Chủ nghĩa khắc kỷ thực sự là khả năng hiểu những gì người ta có thể làm và những gì người ta không thể. Những gì người ta có thể làm thì họ đều sẽ chọn cách giải quyết, thực thi và hoàn thành nó. Nếu một người gặp phải một tình huống nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình, người đó vẫn có thể kiểm soát phản ứng của mình.
Giả sử công ty của bạn thu hẹp quy mô và vị trí của bạn là một trong những vị trí bị loại bỏ. Chắc chắn, điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cho dù bạn chọn than vãn và khóc lóc hay chấp nhận tình huống một cách nhẹ nhàng thì đều là do bạn quyết định của bạn - hoặc nên như vậy, theo các nhà khắc kỷ cổ điển.
Người khắc kỷ thực sự sẽ hướng tới các mục tiêu lớn lao ngay cả khi con đường đi có nhiều chông gai. Nếu bạn nghĩ mình thiếu sự duyên dáng, phẩm giá, sự kính trọng cho bản thân và khả năng đồng cảm thì hãy cân nhắc tìm hiểu chủ nghĩa khắc kỷ cổ điển.
Một lời giải thích vô cùng chính xác về triết học khắc kỷ.
Rất nhiều lần, mọi người nghe được phong thanh từ đâu đó hoặc những thông tin cụt lủn về nó, và rồi biến nó trở thành nền tảng lối sống, hành động hoặc thế giới quan, thứ mà hầu hết trong số đó đang trừng phạt chính họ hoặc những người đã tự nguyện (hoặc không) đang ở bên họ, và hiển nhiên là điều đấy chẳng hề khôn ngoan 1 chút nào.
Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng rất hiếm khi bất kỳ trường phái triết học nào lại xui khiến người đi theo nó là không thể làm được điều gì hay khiến anh ta/cô ta phải sống trong 1 cuộc đời khổ sở. Tự ghê tởm và đày đọa chính bản thân mình vốn là vô cùng ích kỷ, bao biện cho bản thân, cố gắng hợp lý hóa và viện cớ về lý do tại sao kẻ khốn khổ đang vật vã.
Và cứ như vậy, dần dà kẻ đó càng ngày càng trở nên mù quáng, từ chối tiếp nhận nguyên lý cơ bản của hầu hết các hệ thống triết học, và đó là bất kể họ là ai, quyết định của bạn chỉ có thể là của riêng bạn. Tuy nhiên, không như số đông thường nghĩ, bạn có thể thoát khỏi sự “khốn khổ” , có thể không phải ngay lập tức, nhưng chắc chắn theo thời gian. Kẻ khốn cùng chỉ cần nhận ra rằng sự khốn khổ của họ không gì khác hơn là sản phẩm của sự suy nghĩ theo hướng tự đày đọa bản thân.
Theo Erina Azmi/Quora