Chuyên gia Vũ Thế Thành: "Đôi khi tôi được ăn bánh chưng ngoài Bắc. Có loại ngon, có loại ngon tuyệt vời!"

11/02/2021 16:30
Chuyên gia Vũ Thế Thành: "Đôi khi tôi được ăn bánh chưng ngoài Bắc. Có loại ngon, có loại ngon tuyệt vời!"

Sau này khi về Đà Lạt, ông hàng xóm Tết năm nào cũng nấu bánh tét, với củi thật bự, cháy liu riu. Trời Đà Lạt về đêm lạnh, tôi mới cảm thấy cái ấm của bếp lửa, nhâm nhi ly rượu với ông bạn già, nghe kể chuyện Đà Lạt hồi xưa… Phiêu diêu như một bài thơ…

PV: Thưa ông, nếu chọn một món ăn làm biểu tượng cho ngày Tết cổ truyền Việt Nam, ông sẽ chọn món gì? Lý do vì sao?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Món ăn ngày Tết thì nhiều, thịt mỡ dưa hành, tôm khô củ kiệu, mứt trái… Những thứ này ngày thường cũng tìm thấy, nhưng chỉ có bánh chưng mới là dấu hiệu của Tết Nguyên Đán.

Thấy bánh chưng là thấy Tết. Tết nhứt muốn bày thêm thứ gì trên bàn thờ ông bà cũng được, nhưng phải có cặp bánh chưng. Trong Nam, họ bày bánh tét nhiều hơn.

PV: Lại nói chuyện quan niệm xa xưa, bánh chưng vuông là ngụ ý tượng trưng cho Đất, bây giờ lại có thêm bánh tét trong Nam. Nguồn gốc từ đâu mà bánh chưng lại biến tấu thành bánh tét?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Tôi không chắc bánh tét có phải là biến tấu từ bánh chưng hay không, dù cả hai đều chế biến cùng thứ nguyên liệu, cũng nếp, đậu xanh, thịt mỡ. Chỉ khác nhau là cái hình vuông, cái hình trụ. Nếu phân biệt chi li  hơn nữa thì, cái gói bằng lá dong, cái gói lá chuối.

Bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất có trong văn hóa lâu đời của dân Việt. Còn bánh tét hình trụ, có người cho rằng do ảnh hưởng văn hóa Chăm, và đòn bánh tét là biểu tượng của … Linga.

Nếu giả thuyết này đúng, thì Đất không thể biến tấu thành Linga được.

PV: Vậy nếu giả thuyết không đúng thì sao, thưa ông?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Về nguồn gốc của bánh tét, còn vài giả thuyết nữa, mà giả thuyết thì tha hồ suy diễn, nói nữa chẳng khác nào kể chuyện Phong Thần.

Tôi nghiêng về một giải thích có tính thực tế hơn. Đó là bánh tét dễ gói hơn bánh chưng, khỏi cần khuôn mẫu gì hết. Bánh tét cũng dễ vận chuyển hơn, treo vài đòn bánh tét vào cây gậy quẩy đi trên con đường làng. Điều này phù hợp với cá tính người dân miền Nam, làm nhanh ăn gọn.

PV: Đã là người Việt, ai cũng thuộc sự tích về Lang Liêu làm ra bánh chưng, bánh dày. Nào bánh chưng vuông tượng trưng cho Đất, bánh dày tròn tượng trưng cho Trời... Nhưng giờ đây, bánh dày đã mai một, chỉ còn tục gói bánh chưng là được người dân duy trì mỗi dịp Xuân về. Ông có biết tại sao không?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Tôi chỉ đoán thôi, có lẽ là do bảo quản. Bánh dày làm từ nếp nấu chín giã nhuyễn, chỉ để được chừng hai ngày, chứ không lâu được hơn cả tuần như bánh chưng.

Tết nhứt là những ngày ăn chơi, mà 29 tết làm bánh dày, mùng 2 muốn ăn bánh dày lại phải hì hục giã thì còn gì là ăn chơi.  Có lẽ vì vậy mà ông bà mình quên bánh dày đi cho… được việc.

PV: Tuổi thơ của tôi gắn liền với những phiên chợ Tết theo ông nội đi chọn từng chiếc lá dong, về quây quần bên chiếc chiếu điều, vừa xem ông gói bánh vừa xin xỏ những nắm đỗ xanh thừa và vòi vĩnh ông gói riêng cho một vài chiếc bánh "tí hon", rồi nằm khoanh tròn bên đống rơm canh nồi bánh chưng sôi sùng sục cả đêm, chờ đến sáng hôm sau hồi hộp cùng ông nội vớt bánh... Ký ức ấy có lẽ là ký ức của cả một thế hệ những đứa trẻ sống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tôi rất muốn biết người miền Nam ăn Tết ra sao? Ăn bánh chưng hay bánh tét? Và nhà nhà có tự gói bánh nấu bánh như ở miền Bắc hay không, thưa ông?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Miền Nam, và cả Nam Trung Bộ nữa ăn bánh tét vào dịp Tết hơn là bánh chưng. Đợt di cư năm 54, cả triệu người Bắc vào đây, văn hóa ẩm thực pha trộn, cũng có nhiều nhà dùng bánh chưng.

Sau năm 75, bánh chưng lại còn phổ biến hơn vào dịp Tết, nhưng mua là chính, chứ nhà đất Sài Gòn đâu còn không gian để nấu .

Tuổi thơ của tôi ở Sài Gòn cũng thấy vài nơi nấu bánh chưng vào nhưng ngày 25, 26 Tết, nhưng tôi không cảm nhận được cái thú ngồi quanh bếp hồng, kể chuyện hồi xưa như trong sách vở.

Chỉ mãi sau này khi về Đà Lạt, ông hàng xóm Tết năm nào cũng nấu bánh tét, với củi thật bự, cháy liu riu. Trời Đà Lạt về đêm lạnh, tôi mới cảm thấy cái ấm của bếp lửa, nhâm nhi ly rượu với ông bạn già, nghe kể chuyện Đà Lạt hồi xưa… Phiêu diêu như một bài thơ…

Ông bạn già mất cách đây vài năm rồi. Các con ông không nấu bánh tét. Tết nào chúng cũng mua hai đòn bánh tét biếu tôi chưng bàn thờ. Đứng trên ban công nhà nhìn xuống chỗ nấu bánh tét mọi năm, tôi cảm giác như vừa mất mát điều gì đó…

 Chuyên gia Vũ Thế Thành: Đôi khi tôi được ăn bánh chưng ngoài Bắc. Có loại ngon, có loại ngon tuyệt vời! - Ảnh 1.

PV: Nói đến gạo để làm bánh chưng, thì mỗi vùng miền đều chọn loại gạo nếp ngon nhất, đặc sản của quê mình để gói bánh. Ví dụ đồng bằng Bắc Bộ thì gói bánh chưng bằng nếp cái hoa vàng, vùng cao thì dùng nếp nương Điện Biên, nếp Tú Lệ Yên Bái… Ông đã được nếm qua bánh chưng của các địa phương khác nhau chưa? Sự dụng công như vậy có đem lại khác biệt?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Tôi không có sự tinh tế về nếp vùng này vùng nọ, mặc dù mẹ tôi là người bán xôi. Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng, bánh chưng ngoài Bắc ngon hơn bánh tét trong Nam.

Đôi khi tôi được các bạn mời ăn bánh chưng đặt mua hay đặt làm từ ngoài Bắc. Có loại ngon, và cũng có loại ngon tuyệt vời. Tôi biết sự khác biệt này là do nếp, nhưng không biết đó là nếp nào, Tú Lệ hay Điện Biên…

PV: Ông tôi bảo, bánh chưng muốn ngon thì phải nấu kỹ cho thật "rền". Bánh có "rền" thì ăn mới dẻo và không bị "lại gạo". Tại sao bánh chưng lại có hiện tượng "lại gạo"? Nếu bánh bị "lại gạo" thì có ăn được nữa không?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Lại gạo là hiện tượng tách nước khỏi tinh bột gạo làm một phần hạt, hoặc cả hạt nếp bị khô cứng. Hệ quả là ăn sừn sựt, chỗ mềm chỗ cứng, mất ngon.

Có nhiều thủ thuật được các cao thủ nấu bánh chỉ ra trong quá trình chế biến: ngâm nếp không kỹ,  gói bánh quá chặt, thêm nước lạnh khi nấu, nấu chưa chín tới, nấu bánh xong ép nước không kỹ… Tôi không biết mức độ chính xác của các thủ thuật này.

Có điều bánh chưng, bánh tét bảo quản ở môi trường lạnh, như để trong tủ lạnh đều xảy ra hiện tượng "lại gạo". Lại gạo không phải là dấu hiệu bánh bị hư hỏng. Bạn chỉ cần nấu lại, hoặc hâm bánh trong lò vi ba là ăn được

PV: Bánh chưng để ngoài có thể được bao lâu mà không hư? Còn nếu bảo trong tủ lạnh như ông vừa nói, thì nên để ở ngăn đá hay ngăn mát tủ lạnh?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Tuổi thọ của bánh chưng/bánh tét phần lớn là tùy vào thời tiết. Khí hậu nóng quanh năm như miền Nam chỉ được vài ba ngày. Lạnh như ngoài Bắc được cỡ chục ngày, có khi hơn.

Nên để  bánh còn bọc nguyên lá trong tủ lạnh, hoặc nếu bánh cắt dở, thì bọc mặt cắt bằng màng plastic, để tránh mất nước. Khi ăn, để bánh còn nguyên lá đem hấp lại. Lá sẽ cản một phần hơi nước thoát ra và làm mềm bánh. Như đã nói ở trên, bạn có thể dùng lò vi ba để hâm lại bánh.

Có thể bảo quản bánh chưng ở cả ngăn mát lẫn ngăn đá tủ lạnh.

Nên để ở ngăn mát nếu dự trù ăn bánh trong vòng nửa tháng trở lại.

Và nên để ở ngăn đá nếu cần lưu trữ bánh với thời gian lâu hơn. Để ở ngăn đá, khi ăn phải rã đông, rồi hấp lại. Dĩ nhiên về ngon miệng, không thể so với bánh để ở ngăn mát, lại càng không thể với bánh nóng.

Nên biết rằng, dùng đến tủ lạnh để bảo quản bánh là để tránh hư hỏng, chứ không phải để tránh "lại gạo".

PV: Dấu hiệu của bánh chưng, bánh tét bị hư là gì, thưa ông?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Nhân bánh có thịt, hầm cả nửa ngày, nước thịt ngấm ra ngoài, cùng với tinh bột từ nếp và đậu hòa tan lẫn vào nước nấu và vỏ lá. Protein của thịt hút nước tạo độ nhớt ở vỏ lá. Khi đó, bánh là môi trường dinh dưỡng hấp dẫn để vi sinh vật phát triển, nhất là nấm mốc.

Cách chế biến cũng góp phần làm bánh để không được lâu, như để nhân bánh nằm sát vỏ bánh, thịt và đậu thò ra ngoài vỏ, hoặc khi nấu bánh xong, không rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ nhớt bám trên lá.

Bánh tét nhân thịt để không được lâu như bánh chưng vì không ép nước sau khi nấu. Nhưng bánh tét chay, vì không có thịt mỡ, được lâu hơn bánh chưng hay bánh tét mặn.

Dấu hiệu bị hư của bánh là mốc. Bánh chưng bị mốc từ lá vào trong là coi như bỏ. Nặng hơn, cắt bánh ra, bên trong bị nhớt và có mùi thiu. Bánh đã bị hư thì không nên ăn, dù có nấu lại.

 Chuyên gia Vũ Thế Thành: Đôi khi tôi được ăn bánh chưng ngoài Bắc. Có loại ngon, có loại ngon tuyệt vời! - Ảnh 2.

PV: Về mặt dinh dưỡng, thời nay cuộc sống đầy đủ nên người ta sợ thừa năng lượng, sợ béo. Còn bánh chưng thì được coi là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng, dễ gây tăng cân. Ông nghĩ sao? Ngày Tết có cần hạn chế ăn bánh chưng không?

Chuyên gia Vũ Thế Thành: Cốt lõi của dinh dưỡng là ăn uống cân bằng, điều hòa, đủ calo, đủ dưỡng chất, và nay thứ nay mai thứ khác, chứ không nhắm vào chỉ ăn thứ này, và kiêng thứ nọ. Những ngày Tết ăn nhiều thì sau Tết ăn bớt lại… Dĩ nhiên trừ trường hợp bệnh phải ăn kiêng, chẳng hạn tiểu đường mà ăn bánh mứt tới tấp thì rất phiền.

Ăn Tết mà bị ám ảnh bởi béo gầy, thì còn gì là Tết!

Doanh nghiệp & Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Mùi của Tết - thứ mùi hương thượng hạng với công thức pha chế độc quyền của những "bản limited" có độ lưu hương vĩnh cửu

Đừng nói về cổ chai làm từ vàng 18 carat cùng viên kim cương lấp lánh trị giá 5 carat của Clive Christian No.1 Imperial Majesty, hãy nói về 1 thứ mùi vô giá và thượng hạng hơn nhiều. Đó chính là… mùi của Tết, khả năng lưu hương là vĩnh cửu...

Ý nghĩa của phong tục tắm lá mùi chiều 30 Tết

Tắm lá mùi vào ngày tất niên được cho là nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt từ bao đời nay.

Vì sao Trâu phải chịu xếp sau Chuột trong 12 con giáp?

Cây viết Warren Shoulberg vừa có bài viết trên Forbes bàn về năm Tân Sửu theo góc độ tử vi. Xin lược dịch giúp vui cho độc giả trong ngày Tết.

Người lớn 'xấu xí' với tiền lì xì

Tin rút tờ tiền trong bao lì xì, bĩu môi đầy thất vọng: "Dì Hoài giàu mà lì xì có 50.000 đồng". Mẹ thằng bé hưởng ứng nửa đùa nửa thật: "Có gì mà ngạc nhiên, dì mày nổi tiếng keo kiệt".

Ảnh: Người Sài Gòn xếp hàng đo thân nhiệt, đeo khẩu trang vào 'check in' đường hoa Nguyễn Huệ

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu 2021 đã chính thức mở cửa cho người dân và du khách tham quan nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Rất nhiều người dân và du khách đã xếp hàng chờ rửa tay, đo thân nhiệt để được vào đường hoa du xuân.

Kiếm hiệp Kim Dung: Nhân vật nào nhận kết cục bi thảm vì… rượu?

Kiếm hiệp Kim Dung mượn rượu nói chuyện tình, thể hiện hào khí người quân tử. Nhưng có một nhân vật đã phải bỏ mạng vì nát rượu!

Ai trốn Tết mặc đi, tôi còn yêu Tết !

Hoa đào vẫn thắm đỏ như ngàn năm trước, những cánh mai vàng rụm vẫn chưa phai nhạt màu. Sao lòng người kêu Tết nhạt? Bởi Tết nghìn năm rồi đã thành nguội nhạt hay lòng người vốn đã phai lạt?

Lì xì nhau bằng Like - Tết đoàn viên... Online!

Covid đến thực sự đã khiến chúng ta phải thay đổi nhiều thứ và Tết năm nay thực sự là một cái Tết… Online. Người ta xông nhà nhau trên "Phây", lì xì nhau bằng "Like" và thăm nhau qua mạng xã hội.

Người lương thiện thường trưởng thành muộn, và là bị kẻ xấu ép phải trưởng thành!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 04/05/2024 10:00
Thực tế luôn tàn khốc, quá tốt bụng sẽ dễ bị lợi dụng, quá hào phóng sau cùng cũng sẽ chỉ tự làm tổn thương chính mình

Người đàn bà trong tôi - Britney Spears: “Trả tự do cho Britney!”

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 04/05/2024 09:00
Tháng 10/2008, Thẩm phán Reva Goetz quyết định thay đổi lệnh giám hộ từ tạm thời thành vô thời hạn sau khi Britney có nhiều biểu hiện bất ổn tâm lý. Ông Jamie Spears được quyền thay con gái ra mọi quyết định về cuộc sống của cô.

Từ bỏ - Trên con đường dẫn đến thành công, đôi khi từ bỏ quan trọng hơn nỗ lực

Từ sách - Phim - Minh Tú - 04/05/2024 08:00
Bạn thường sẽ nghĩ để thành công, bạn phải nỗ lực hết mình và kiên trì với mục tiêu mà bản thân đã lựa chọn. Cuộc đời này giống như một đường đua marathon và việc của bạn chỉ đơn giản là chạy cho đến đích.

CMMI-2

Blog GS John VU - GS John Vu - 03/05/2024 12:00
Trên 70% tổ chức được đánh giá dùng CMMI  đều thất bại khi thực hiện kế hoạch hành động cải tiến. Tại sao nhiều cải tiến qui trình lại thất bại thế?

Vụ án tấn công phụ nữ trung niên rúng động, hàng ngàn phụ huynh giật mình xem lại cách nuôi dạy con

Phong cách sống - Hiểu Đan - 03/05/2024 11:00
Phức hợp Oedipus bị biến dạng có thể khủng khiếp đến mức nào? Bạn sẽ nhận ra sau khi đọc câu chuyện thương tâm này.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Nghĩ gì, chuẩn bị gì sẽ quyết định tương lai của bạn

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 03/05/2024 10:00
"Anh rất mong các em đặt cho mình câu hỏi lớn. Đương nhiên anh biết là các em còn những cái lo trước mắt nhưng hãy nhìn xa hơn, đặt câu hỏi lớn hơn thì những vấn đề trước mắt sẽ được giải quyết trong khoảnh khắc nào em cũng không hề biết".

Người đàn bà trong tôi – Không phải lúc nào tôi cũng là cô thiếu nữ tuổi mười bảy

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 09:00
Người ta nói đúng: khi bạn có con, không ai có thể giúp bạn chuẩn bị điều gì. Đó là một phép màu. Bạn đang tạo ra một cơ thể khác.

Tài chính cho mọi người - Mách bạn 4 cách quản lý rủi ro trong cuộc sống.

Từ sách - Phim - Quìn - 03/05/2024 08:00
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tác động của những tình huống không mong muốn, cũng như đảm bảo sự ổn định và thành công của mình là vấn đề được nhiều người quan tâm.

CMMI-1

Blog GS John VU - GS John Vu - 02/05/2024 12:00
Hỏi: Tổ chức của tôi muốn bắt đầu chương trình cải tiến qui trình bằng cách dùng CMMI làm khuôn khổ.

Người cha vĩ đại của showbiz Việt: Bán nhà, bỏ việc vì con khiến nhiều người phải nể phục, rơi lệ

Truyền cảm hứng - Li La - 02/05/2024 11:00
Để con có được cuộc sống bình thường như hiện tại, nghệ sĩ Quốc Tuấn không chỉ bán nhà mà còn phải vượt qua nhiều giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng.

9 điều tưởng ngược đời nhưng lại là chân lý, ai hiểu mới biết cách sống không thiệt thòi

Suy ngẫm - Trung Hạ - 02/05/2024 10:00
Đọc 9 điều dưới đây, bạn ngộ ra được bao nhiêu đạo lý?

Người đàn bà trong tôi - Hồi ký thoát khỏi “lâu đài" của công chúa nhạc pop Britney Spears

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 02/05/2024 09:00
 “Britney Spears - Người đàn bà trong tôi" chính là nguồn động viên và khích lệ cho mỗi người phụ nữ trên con đường của mình, để có thể sống một cuộc sống tự do đích thực.

Khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Từ sách - Phim - Nguyễn Phượng - 02/05/2024 08:00
Ngoài kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

AGILE

Blog GS John VU - GS John Vu - 01/05/2024 12:00
Câu hỏi: Ý kiến của thầy về lập trình AGILE (mau lẹ) là gì? Tôi có một tổ muốn thực hiện nó, nhưng họ gần như là theo cách tiếp cận “viết mã & cho chạy”.

Bức thư trong buổi họp phụ huynh - Người yêu thương bạn nhất nhưng không bày tỏ

Truyền cảm hứng - PV - 01/05/2024 11:00
Bố không hay thể hiện tình cảm với con như mẹ, nhưng đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả một bầu trời yêu thương.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 04/05/2024